Đánh giá Sony Xperia acro S
Sony Xperia acro S là thiết bị dành cho những hoạt động ngoài trời với những thông số của điện thoại cao cấp.
THÔNG SỐ
HĐH: Android 4.0 Ice Cream Sandwich CPU: Lõi kép 1.5 GHz Scorpion Màn hình: LED-backlit LCD 4.3 inch Độ phân giải: 720 x 1280 pixel Lưu trữ: 16 GB (11 GB cho lưu trữ dữ liệu) RAM: 1 GB
Sony Xperia acro S là một chiếc điện thoại thú vị nhờ những khả năng của nó. Nó được chứng nhận tiêu chuẩn IP57, tức là có khả năng chống nước và chống bụi, giống như chiếc Motorola Defy XT. Tuy nhiên, khác với chiếc Defy XT, nó có những thông số của điện thoại cao cấp như vi xử lý hai nhân và màn hình 4.3 inch với độ phân giải 720p.
Sony Xperia acro S có 3 màu: đen, trắng và hồng. Máy chưa được chính thức phân phối tại Việt Nam nhưng đã có bán trên thị trường dưới dạng hàng xách tay với giá bán khoảng 11,2 triệu đồng (thời điểm giữa tháng 8/2012).
Hiện Test Labs của VnReview chưa có sản phẩm này, nhưng để độc giả có thêm thông tin về chiếc smartphone chống nước Sony Xperia acro S, mời các bạn tham khảo bài đánh giá của Cnet châu Á dưới đây.
Thiết kế
Xperia acro S có kiểu dáng giống với những chiếc Xperia khác trong thiết kế NXT. Tuy nhiên có một số điểm khác, như không có dải sáng màu trang trí phía dưới, hay các kết nối đều được đặt ở cạnh trên máy.
Cổng microUSB, microHDMI và giắc cắm tai nghe 3,5mm đều được che chắn bởi nắp nhựa, và các nắp này có thể chống nước. Theo tiêu chuẩn IP57, bạn có thể cho chiếc acro S xuống nước ở độ sâu 1m trong vòng 30 phút.
Với lớp vỏ có chất liệu là sự kết hợp giữa nhựa và kính, chiếc acro S có vẻ không sang trọng bằng những chiếc điện thoại khác thuộc dòng NXT, tuy nhiên nó đem lại cảm giác chắc chắn. Chỉ đáng tiếc là mặt sau bằng nhựa quá trơn và dễ khiến bạn đánh rơi máy. Tuy nhiên dù có rơi thì chiếc điện thoại cũng không sao cả.
Chiếc acro S có màn hình 4.3 inch, độ phân giải 720p với công nghệ hiển thị HD Reality Display và khả năng chống xước. Màn hình sáng và có thể xem được dưới ánh nắng trực tiếp, còn màu sắc hiển thị rất rực rỡ. Bạn cũng sẽ không gặp vấn đề gì về góc nhìn.
Điện thoại này sử dụng pin không thể tháo rời với dung lượng 1910mAh. Nó có bộ nhớ trong 16GB và bạn có thể bổ sung cho bộ nhớ này bằng khe cắm thẻ nhớ microSD tối đa là 32GB. Khe cắm này được đặt bên trái máy, cùng với khe cắm SIM, và cả hai đều có nắp che bằng nhựa.
Tính năng
Chiếc acro S được cài sẵn Ice Cream Sandwich (Android 4.0), và là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên có ICS của Sony. Những chiếc điện thoại khác vẫn được cài sẵn Gingerbread (Android 2.3), và chỉ lên được ICS sau khi cập nhật. Việc cập nhật lên ICS trên các thiết bị của Sony nói chung là khá tệ.
Nếu như bạn đã từng thấy nỗ lực biến giao diện ICS thành Gingerbread của một vài nhà sản xuất là rất tệ, thì nỗ lực của Sony còn tệ hơn. Nút menu không làm gì khác ngoài việc gọi ra hai nút khác trên màn hình. Một nút cho phép bạn cài đặt hình nền và theme và nút kia cho phép thêm widget. Nói chung, cách làm mặc định trong Gingerbread hoặc trên chiếc Nexus vẫn còn hơn là sự tinh chỉnh vô dụng này.
Một vấn đề nữa là nếu bạn muốn truy cập các widget ngay trong mục liệt kê ứng dụng, hãy quên đi vì Sony đã tắt chức năng này. Điều này thật là vô lý, nhất là khi cả Samsung hay LG đều có những tùy biến với ICS nhưng vẫn giữ nguyên những tính năng căn bản của hệ điều hành này.
Ngoài một số thay đổi lạ lùng nói trên thì việc sử dụng thiết bị khá dễ dàng. Widget Timescape của Sony vẫn hiện hữu, dù bạn không sử dụng nó.
Video đang HOT
Nhúng máy dưới nước
Bên cạnh khả năng chống nước và bụi, màn hình acro S còn có thể nhận được ngón tay bị ướt. Có nghĩa là kể cả khi ngón tay bạn bị ướt, bạn vẫn có thể sử dụng màn hình cảm ứng – đây là điểm khác biệt với Motorola Defy XT. Như đã nói lúc đầu, acro S có thể ở dưới mực nước 1m trong vòng 30 phút, nên bạn cũng có thể mang theo nó vào phòng tắm.
Chiếc acro S được bán kèm với 1 đế cắm sạc, tuy nhiên thật không may là bạn không thể sử dụng nó để đồng bộ với máy tính. Cái đế sạc này chỉ có nhiệm vụ sạc máy khi cắm vào ổ điện. Việc cắm nó vào cổng USB là vô dụng.
Hiệu năng của camera với độ phân giải 12.1 megapixel chỉ ở mức trung bình. Máy ảnh có khả năng chạm vào màn hình để chọn điểm lấy nét, nhưng khả năng này không hiện diện trong chế độ chụp tự động. Do đó, bạn có thể sử dụng tính năng tự động lấy nét trên màn hình cảm ứng nhưng bạn phải tìm cách để bật nó lên. Còn nếu sử dụng nút chụp của máy hay trên màn hình, bạn sẽ chỉ có thể lấy nét ở chính giữa.
Về chất lượng hình ảnh, kết quả cho thấy ảnh chụp giữ được khá nhiều chi tiết, dù ảnh chụp trong nhà có hơi bị nhiễu.
Hiệu năng
Nhờ sử dụng vi xử lý hai nhân với tốc độ 1.5GHz, chiếc acro S hoạt động khá mượt. Thời gian khởi động máy ảnh thuộc vào dạng lâu nhất mà Test Labs của Cnet Asiatừng gặp, nhưng đấy là khi bạn bật máy ảnh bằng nút chụp ảnh trên thân máy. Nếu bật máy ảnh bằng ứng dụng chụp ảnh thì thời gian khởi động khá nhanh.
Ảnh chụp ngoài trời
Ảnh chụp macro
Ảnh chụp trong nhà
Ảnh chụp trong nhà, có bật đèn flash
Loa ngoài của máy khá to, nhưng do được đặt ở phía sau lưng máy nên đôi khi không thể nghe rõ tiếng, mặc dù đã bật loa ở mức to nhất.
Thời gian sử dụng pin của máy khi kiểm nghiệm là hơn một ngày một chút. Bài kiểm tra thời gian sử dụng pin được sử dụng là bật chế độ nhận thông báo ngay lập tức với các tài khoản Gmail, Twitter và Facebook.
Kết luận
Sony Xperia acro S là một thiết bị bạn sẽ thích nếu như bạn là người thường xuyên hoạt động ngoài trời. Màn hình 4.3 inch của nó có thể nhìn rõ dưới ánh nắng, và chiếc điện thoại có thể sử dụng tốt trong điều kiện mưa nhiều hay trong một chuyến ra biển. Sony chưa xác nhận việc cập nhật hệ điều hành của máy lên Jelly Bean, nhưng đại diện của Sony cho biết hãng đang xem xét khả năng này.
Ưu điểm:
Hiệu năng tốt Chống nước và bụi Cài đặt sẵn hệ điều hành Ice Cream Sandwich Màn hình 4.3 inch với độ phân giải HD rực rỡ
Nhược điểm:
– Giao diện của hãng trên nền Android 4.0 không hợp lý – Đế sạc bán kèm không sử dụng được với cổng USB – Camera khởi động chậm
Giá bán: 11,2 triệu đồng (hàng xách tay)
Theo VNE
Những công nghệ cảm ứng độc đáo
Công nghệ cảm ứng đã ra đời từ rất lâu nhưng chỉ mới được đông đảo mọi người biết đến cũng như sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Nhờ chúng mà con người có thêm những trải nghiệm mới đầy thú vị trong việc tương tác và điều khiển các loại máy móc thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động.
Bên cạnh các loại đã được ứng dụng phổ biến, các nhà khoa học còn chế tạo được thêm khá nhiều công nghệ, thiết bị cảm ứng độc đáo khác nhằm nâng cao hơn nữa tiện ích mà nó đem lại, tuy chưa được sử dụng rộng rãi nhưng rất có thể sẽ là xu hướng trong tương lai.
Màn hình cảm ứng hai mặt
Bạn có bao giờ tưởng tượng mình sẽ được chạm tay vào một chiếc màn hình trong suốt và có khả năng cảm ứng cả hai mặt như trong phim của Hollywood chưa? Ý tưởng đó giờ đây đã được nhà mạng NTT Docomo của Nhật hiện thực hoá thông qua một thiết bị mới mà họ đang phát triển.
Chiếc màn hình cảm ứng hai mặt của Docomo.
Một điểm đặc biệt của loại màn hình này đó là khả năng tùy biến các chức năng cảm ứng như cách chúng ta dùng phím Shift trên máy tính để có thể sử dụng chiếc điện thoại mà không bị che khuất phần thông tin đang được hiển thị.
Bên cạnh đó bằng việc kết hợp các thao tác giữa màn hình phía trước và phía sau, nó đem đến cho người dùng những cách chạm hoàn toàn mới với độ chính xác và phức tạp hơn hẳn các loại màn hình khác.
Theo như người đại diện của Docomo, loại màn hình này vẫn có một nhược điểm là không hiển thị được dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên họ cũng đã đưa ra một giải pháp khắc phục, mặc dù khá "thủ công", đó là đặt một tấm chắn màu tối ở phía sau.
Những trải nghiệm ban đầu cho thấy chiếc màn hình này khá ấn tượng và dịu mắt hơn hẳn so với những gì mà chiếc màn hình tương tự nhưng chỉ hiển thị trắng đen Xperia Pureness của Sony làm được trước đây. Nghe có vẻ rất khả quan nhưng tương lai về việc có sản xuất đại trà loại màn hình này hay không vẫn còn bị Docomo bỏ ngỏ.
Biến mọi bề mặt thành cảm ứng
Các sinh viên của trường đại học Texas A&M đã nảy ra một ý tưởng khá thú vị đó là biến một chiếc khung hình rỗng đơn giản trở thành một màn hình cảm ứng mang tên ZeroTouch.
Nguyên lý hoạt động của chiếc màn hình này dựa trên một hệ thống dày đặt các đèn LED và cảm biến hồng ngoại được bố trí dọc theo chiếc khung. Các đèn LED và cảm biến này sẽ sử dụng ánh sáng để phủ lên khắp bề mặt của chiếc khung. Khi chúng ta thao tác, điểm cảm ứng sẽ được xác định thông qua những vị trí bị mất sáng trên khung.
Thế mạnh của cách cảm ứng này đó là chúng ta có thể sử dụng bất cứ mặt phẳng nào để cảm ứng và có thể tùy chỉnh kích cỡ sử dụng chỉ với một động tác đơn giản là chỉnh lại chiếc khung. Với cách thiết kế như vậy, ZeroTouch có thể được tích hợp lên các màn hình LCD mà không cần thêm bất kì phụ kiện nào, đồng thời giá thành cũng sẽ rất rẻ.
Màn hình cảm ứng tự làm sạch
Bên cạnh việc đem lại sự tiện lợi cho người dùng, các loại màn hình cảm ứng cũng là nơi tiềm ẩn cũng như lây truyền rất nhiều loại vi khuẩn và mầm bệnh khác nhau, nhất là các màn hình cảm ứng tại nơi công cộng. Hiểu được điều này, gã khổng lồ Microsoft đã nghiên cứu một loại màn hình cảm ứng đặc biệt với khả năng tự làm sạch.
Loại màn hình vẫn được thiết kế tương tự như các loại màn hình khác tuy nhiên được bổ sung thêm các đèn LED cực tím song song với đèn nền LED thông thường. Trong qua trình sử dụng, các đèn này sẽ được sử dụng để khử trùng được kích hoạt thông qua các cảm biến tiệm cận để giữ màn hình luôn trong trạng thái sạch sẽ.
Bàn phím vật lý trên màn hình cảm ứng
Mặc dù màn hình cảm ứng rất tiện lợi trong các thao tác nhưng đôi khi việc đánh chữ lại không đem lại cảm giác tốt bằng các điện thoại QWERTY, với bàn phím cứng như BlackBerry của RIM chẳng hạn. Tuy nhiên, vấn đề này có thể sẽ được giải quyết trong tương lai với một ý tưởng độc đáo đến khó tin mà Tactus Technology đang phát triển.
Bàn phím vật lý ngay trên màn hình cảm ứng của Tactus.
Tại một sự kiện diễn ra ở Boston, hãng này đã trình diễn một công nghệ cảm ứng hoàn toàn mới với khả năng hiển thị một bàn phím vật lý đúng nghĩa lên một màn hình cảm ứng. Khi được gọi, các nút nhấn vật lý sẽ xuất hiện, còn khi không sử dụng nó sẽ quay về một màn hình cảm ứng bình thường. Đặc biệt, mặc dù là bàn phím vật lý, nó vẫn không làm tăng độ dày cho màn hình tức sẽ không ảnh hưởng đến độ dày của sản phẩm, một điều mà các nhà sản xuất rất quan tâm đến.
Trước đây, Apple cũng từng được cấp bằng sáng chế cho loại màn hình tương tự nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về những gì họ làm được. Trong khi đó, Tactus hứa hẹn rằng họ sẽ đưa sản phẩm của mình "lên kệ" vào năm sau.
Bàn cảm ứng Surface
Surface là một chiếc bàn cảm ứng được Microsoft phát triển từ năm 2007 nhưng mãi đến năm 2011, khi giới thiệu phiên bản 2.0, họ mới tạo được tiếng vang thực sự cho thiết bị này.
Chiếc bàn "ma thuật" Surface của Microsoft.
Phiên bản Surface thứ hai, tên mã SUR40, vẫn với kích thướt tương tự một chiếc bàn bình thường, trên mặt là màn hình cảm ứng đa điểm và các cảm biến để tương tác với người dùng. Nhưng có một điều đặc biệt là lần này Microsoft đã hợp tác với Samsung để đưa tất cả những công nghệ của mình lên chiếc màn hình 40" sử dụng công nghệ PixelSense do hãng điện tử Hàn Quốc sản xuất.
Với PixelSense, mỗi điểm ảnh trên màn hình của Surface sẽ là một chiếc camera đóng vai trò nhận dạng mọi chuyển động và tương tác phía trên. Nhờ vậy, "chiếc bàn" này có thể nhận biết được cùng lúc đến 50 điểm chạm tương đương với 5 người dùng cùng lúc trên 10 ngón tay.
Do phải thực hiện các công việc nặng, Surface 2.0 được trang bị một cấu hình phần cứng khá mạnh với chip lõi kép AMD Athlon 2,9 GHz cùng card đồ hoạ AMD Radeon HD 6700M.
Việc sở hữu các công nghệ tối tân hiện đại đã khiến cho giá thành của Surface 2.0 bị đẩy lên khá cao. Theo như Microsoft, họ sẽ bán "chiếc bàn" tại thị trường Mỹ với giá là 8.900 USD. Điều này sẽ khiến cho SUR40 rất khó tiếp cận với nhu cầu cá nhân trong gia đình mà chỉ phù hợp ở các nơi công cộng hay các doanh nghiệp lớn.
Bàn cảm ứng dạng cong
Một thiết bị tương tự chiếc bàn cảm ứng Surface của Microsoft cũng đang được Media Computing Group phát triển với tên gọi là BendDesk. Đúng như tên gọi, đây là một chiếc bàn cảm ứng dạng cong.
BandDesk, chiếc bàn đối thủ của Surface.
Cách thức hoạt động của BandDesk dựa trên 2 đèn chiếu để hiển thị hình ảnh, 3 camera và hai dãy đèn LED hồng ngoại dọc hai mép bàn để xác định ví trí điểm chạm. Với thiết kế hình chữ L, "chiếc bàn" sẽ đem lại nhiều không gian hơn cho người dùng. Nó có thể hiện thị được mọi nội dung từ hình ảnh, văn bản cho đến video hay game. Bên cạnh đó là khả năng cảm ứng đa điểm và hỗ trợ nhiều người dùng cùng lúc. Đây thật sự cũng là một thiết bị thú vị và tính thực tế cao.
Theo VNE
Khám phá Nokia cảm ứng, lướt web giá 2 triệu Với mục đích mang lại trải nghiệm cảm ứng và lướt web trên điện thoại tính năng cho người dùng, Nokia đã tung ra thị trường dòng Asha, trong đó đáng kể nhất là Asha 311. Sản phẩm hiện đã được bán ra thị trường với giá 2,699 triệu đồng. Vậy sản phẩm có đáng để người dùng lựa chọn. Bài viết sẽ...