Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D610
Có thể nói rằng, D610 chính là phiên bản D600 mà người hâm mộ Nikon lẽ ra đã được đón nhận vào năm ngoái. Vẫn giữ nguyên mức giá khá rẻ cho một chiếc máy full-frame, chất lượng ảnh chụp tuyệt vời, khả năng điều khiển tiện dụng và nhiều tính năng, D610 đã loại bỏ được vấn đề bụi từng khiến các fan của D600 “điêu đứng”.
Theo Imaging Resource & CNET, mặc dù chỉ có thêm một vài cải tiến nhỏ (khả năng chụp liên tiếp 6 khung hình/giây, chế độ chụp liên tiếp không gây tiếng ồn, tối ưu cân bằng trắng), D610 vẫn là một bước tiến lớn từ D600 nhờ đã loại bỏ được lỗi lầm “chết người” của đàn anh: Bụi và dầu dính lên cảm ứng! Có thể nói rằng, D610 là một sản phẩm hoàn hảo để những người đam mê nhiếp ảnh có thể thực hiện bước nhảy lên máy ảnh full-frame ở tầm giá chỉ vào khoảng 2.000 USD (42,2 triệu đồng).
Điểm mạnh:
- Khắc phục được lỗi dính bụi và dầu vào cảm biến.
- Khả năng điều khiển tốt, cho cả người tập chơi lẫn nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
- Cân nặng hợp lý, thiết kế tiện dụng.
- Chất lượng ảnh chụp xuất sắc, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng.
- Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range) tốt.
- Thời lượng pin lớn.
- Tính năng Lens correction (chỉnh sửa lỗi) được tích hợp sẵn.
Điểm yếu:
- Không quá khác biệt so với D600.
- Ảnh chụp một số mẫu vật có thể bị vân sọc (moire).
- Cân bằng trắng tự động chưa thực sự tốt, quá ấm trong môi trường nhiều ánh sáng.
- Lấy nét tự động vẫn khá chậm khi bật Live View (xem ảnh trực tiếp).
Giá và thời điểm phát hành
Nikon D610 đã được phát hành vào tháng 10/2013. Hiện tại, giá của sản phẩm tại thị trường Mỹ và vào khoảng 2.000 USD (khoảng 42,2 triệu đồng) cho phiên bản chỉ có thân máy; 2.500 USD (52,8 triệu đồng) cho phiên bản bán kèm ống AF-S NIKKOR 24-85mm f/3.5-4.5G ED VR.
Phiên bản được bán kèm với ống kính AF-S NIKKOR 28-300mm f/3.5-5.6G ED VR, thẻ nhớ 32GB class 10 và túi đựng cỡ lớn có giá 2900 USD (61,2 triệu đồng) tại Mỹ. Phiên bản cao cấp nhất, có cả 2 ống kính AF-S NIKKOR 24-85mm f/3.5-4.5G ED VR lens và AF-S VR NIKKOR 70-300mm f/4.5-5.6G IF-ED, adapter Wi-Fi WU-1b, túi đựng và thẻ nhớ 32GB có giá gốc 2.950 USD (62,3 triệu đồng) tại Mỹ.
Thông số kỹ thuật của D610
Cảm biến: 35mm full-frame CMOS (Nikon FX). Độ phân giải thực 24,3MP. D610 cũng có thể hoạt động ở chế độ crop APS-C với độ phân giải 10,5MP khi dùng ống DX. Độ nhạy từ ISO 100 đến ISO 6400, có thể mở rộng tới 50 – 25600.
Vi xử lý hình ảnh: EXPEED 3.
Thiết kế: Thân ma-giê mặt trên và 2 bên. Chất liệu nhựa cho các bộ phận còn lại. D610 được trang bị khe chắn ẩm và chống bụi, cho phép chống chọi thời tiết ngang với D800.
Mount: Nikon D610 có mount Nikon-F, và do đó tương thích với tất cả các model ống kính F-Mount (có khoảng 60 model ống kính F-Mount).
Ống ngắm quang học: Độ phóng đại 0,7x.
Trường nhìn là 100% khi ở chế độ FX và 97% (ngang, dọc) khi ở chế độ DX.
Màn hình: LCD 3.2 inch, độ phân giải 921.600 điểm ảnh (tương đương với độ phân giải 640 x 470 pixel). Đây có vẻ cũng là loại màn hình dùng trên D600, D4 và D800, với góc nhìn ngang/dọc là 170 độ.
Tính năng AF (Tự động lấy nét): Lấy nét theo pha 39 điểm.
Chế độ chụp: Có đầy đủ 4 chế độ PASM quen thuộc, bên cạnh chế độ Auto và Scene cho người mới chụp. Nikon cũng cung cấp 2 chế độ cho phép người dùng lưu các tùy chỉnh của riêng mình.
Video đang HOT
Đo sáng: D610 sử dụng hệ thống đo sáng 3D Color Matrix Metering II, hoạt động dựa trên cảm biến RGB 2.016 pixel. Độ bù sáng nằm trong khoảng /- 5.0 EV (bước bù sáng 1/3, 1/2 hoặc 1EV). Bạn cũng có thể bracket 2 bức ảnh với độ sáng khác nhau.
Cò: D610 có tuổi đời khoảng 150.000 lần nhấn cò. Tốc độ chụp từ 1/4.000 đến 30 giây, có hỗ trợ chế độ phơi sáng lâu (bulb).
Flash: D610 có đèn flash tích hợp sẵn. Chỉ số hướng dẫn là 12 mét tại ISO 100. D610 cũng có hotshoe để bạn lắp flash rời.
Quay video: D610 có thể quay video Full HD 1080p ở tốc độ 30, 25 hoặc 24 khung hình/giây. Khi quay ở độ phân giải HD 720p, D610 có thể quay ở tốc độ 60, 50, 30 hoặc 25 khung hình/giây. Bitrate cho video 1080p là 24Mbps hoặc 12Mbps. Bitrate ở 720p là 8Mbps. Bạn có thể chỉnh tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO trong khi quay.
Âm thanh: D610 tích hợp sẵn một microphone đơn kênh, một khe cắm microphone và một khe cắm headphone.
Thẻ nhớ: D610 có 2 khe cắm thẻ nhớ SD, hỗ trợ cả các chuẩn SDHC và SDXC. Bạn cũng có thể sử dụng thẻ định dạng UHS-I và Eye-Fi. Bạn có thể lưu các định dạng khác nhau vào mỗi thẻ nhớ, copy giữa 2 thẻ nhớ và lựa chọn thẻ nhớ khi quay phim.
Kết nối: USB 2.0, video mini-HDMI, và kết nối Wi-fi thông qua phụ kiện WU-1b có giá 60 USD (khoảng 1,3 triệu đồng). Bạn có thể gửi ảnh trực tiếp qua WU-1b ngay sau khi chụp.
Phụ kiện UT-1 cho phép Nikon D610 kết nối trực tiếp với mạng LAN và gửi ảnh qua giao thức FTP. Phụ kiện này cũng sẽ cho phép bạn điều khiển Nikon D610 thông qua máy vi tính. Khi gắn UT-1 với bộ gửi tín hiệu WT-5a, bạn có thể sử dụng kết nối Wi-fi để điều khiển D610 và gửi ảnh. UT-1 có giá 380 USD (8 triệu đồng), song nếu mua cả UT-1 lẫn WT-5a bạn sẽ phải trả 1.000 USD (22 triệu đồng).
Pin: D610 sử dụng pin li-ion EN-EL15 giống như D7000, D7100, D600, D800 và D800E. Mỗi lần sạc đầy pin bạn có thể chụp được khoảng 900 bức ảnh, tương tự như D600.
D610 không có khe cắm sạc trực tiếp, do đó bạn có thể sẽ phải mua thêm pin dự phòng hoặc pin gắn ngoài MB-D14 có giá 260 USD (5,5 triệu đồng). Với MB-D14 bạn có thể sử dụng cả pin EN-EL15 hoặc 6 viên pin tiểu. MB-D14 cũng hỗ trợ thêm một số nút bấm như nút nhấn cò, nút khóa AE/AF, bánh xe điều khiển…
Nikon D610 có gì mới so với Nikon D600?
Năm ngoái, Nikon đã giúp đem máy ảnh full-frame tới gần người dùng phổ thông hơn bao giờ hết với sự ra mắt của D600. Trong khi D600 có chất lượng ảnh chụp rất tốt, model này gặp phải một vấn đề chết người: Bụi dính lên cảm biến, làm hỏng các bức ảnh của người dùng. Giờ đây, nhờ có cơ chế cửa trập mới, Nikon đã không chỉ cải thiện được tốc độ chụp liên tiếp trên D610 – người kế thừa trực tiếp của D600, mà còn tăng được tốc độ chụp liên tiếp lên gần 6 khung hình/giây.
Cũng giống như D600, D610 có cảm biến CMOS 24.3MP định dạng FX; ống ngắm quang (tầm nhìn 100%) và màn hình 3.2 inch độ phân giải 921K điểm ảnh. Trong khi D600 đã có mức giá khá rẻ (đối với một model full-frame), D610 còn có giá ra mắt thấp hơn D600 tới 100 USD và chạm ngưỡng 2.000 USD (tương đương 44 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ).
Thực tế, số lượng người dùng gặp phải vấn đề bụi và dầu bị dính lên cảm biến của D600 nhiều tới mức Nikon đã phải đưa ra thông báo chính thức khuyến cáo người dùng nên mang máy tới công ty để sửa chữa. Một số người dùng may mắn cho biết vấn đề này sẽ được khắc phục sau khi bạn nhấn cò khoảng vài nghìn lần trên D600.
Trong khi vấn đề bụi dính vào cảm biến sẽ khiến nhiều người khó chịu, D600 vẫn là một mẫu máy ảnh được nhiều người khuyên mua, bởi sức mạnh tái hiện hình ảnh của D600 là rất ấn tượng so với tầm giá. Bởi vậy, thông tin D610 được trang bị hệ thống cửa trập mới là một tin mừng đối với các fan của Nikon: vấn đề bụi và dầu dính lên cảm biến đã không còn, cho phép D610 trở thành một model full-frame giá rẻ gần như hoàn hảo.
Ngoài ra, hệ thống cửa trập mới của D610 cũng giúp máy chụp ảnh nhanh hơn: 6 khung hình liên tiếp/giây ở độ phân giải tối đa, so với tốc độ 5,5 khung hình/giây của D600. D610 cũng có chế độ chụp liên tiếp không gây ồn (Quiet Continuous Shutter), cho phép bạn chụp 3 khung hình/giây một cách “bí mật” hơn trước.
Tính năng cải tiến thứ 3 của D610 là khả năng cân bằng trắng tự động được cải thiện. Theo Nikon, thuật toán mới được trang bị trên D610 sẽ giúp màu sắc tự nhiên hơn, ngay cả khi chụp ảnh trong các nguồn sáng nhân tạo.
D610 kế thừa từ D600 những gì?
Tất cả các tính năng chụp ảnh cao cấp của D600 đều được Nikon mang lên D610. Trước hết phải kể đến cảm biến CMOS full-frame 24.3MP định dạng FX cho phép bạn chụp được những bức ảnh có rất nhiều chi tiết, dải tần nhạy sáng lớn và hiệu năng hoạt động tốt trong điều kiện chụp thiếu sáng, ISO cao. D610 có độ nhạy thường từ ISO 100 đến ISO 6400. ISO tương đương 12800 và 25600 được cung cấp trong tùy chọn Hi-1 và Hi-2.
D610 cũng có hệ thống lấy nét tự động 39 điểm giống như người tiền nhiệm. Hệ thống AF cũng có 9 cảm biến khác nhau, trong đó có 7 cảm biến có thể lấy nét tự động tại f/8.
Các tính năng quan trọng khác được D610 kế thừa từ D600 bao gồm:
- Ống ngắm quang học trường nhìn 100%.
- Màn hình cảm ứng LCD 3.2 inch 910.000 dot.
- Chế độ HDR.
- Lens correction được tích hợp.
- Flash điều khiển từ xa tích hợp.
- 2 khe cắm thẻ SD.
- Khả năng quay video Full HD 1080p tốc độ 24 hoặc 30 khung hình/giây, điều khiển bằng tay.
- Microphone đơn kênh (mono) tích hợp, khe cắm microphone 2 kênh (stereo) và tai nghe stereo.
- Khả năng kết nối Wi-Fi thông qua adapter.
Trải nghiệm sử dụng
Nikon D610 có kích cỡ và cân nặng giống hệt D600: 14,2 x 11,2 x 8,1cm, cân nặng 760g khi không có ống kính và pin. So với D800, D610 nhỏ hơn và nhẹ hơn khá nhiều. Nhìn chung, kích cỡ nhỏ gọn, tiện lợi của một mẫu DSLR full-frame như D610 là rất đáng khen ngợi.
Với nhiều người, D610 có thân hơi cao, do lăng kính 5 mặt (cho ống ngắm) được lắp đặt ngay sau logo Nikon. Bố cục các nút điều khiển của D610 cũng rất giống với D7100, đặc biệt là vị trí của 2 nút Function: một nút bên trái tay cầm, một nút bên phải mount cho ống kính. Nút Function thứ hai được cài đặt mặc định là nút xem trước DOF (độ sâu trường ảnh) và cũng có thể được cài đặt để sử dụng vào các mục đích khác. Việc lắp đặt một bánh xe điều khiển phía trước cho thấy, D610 là sản phẩm dành cho người dùng “chuyên nghiệp” hơn thông thường. Ống kính nằm phía bên phải nút cò có đèn hỗ trợ tự động lấy nét. Góc bên trái của máy có cổng điều khiển hồng ngoại, microphone đơn kênh và nút tháo flash. Phía dưới là nút chọn chế độ lấy nét, trong đó nút AF được đặt ở giữa.
Không giống như các model DSLR phổ thông, D610 vẫn hỗ trợ các ống kính “cổ”: Máy có cả lỗ vặn ốc vít để lắp đặt các ống tự động lấy nét đời cũ và cần gạt để kết hợp Meter đọc khẩu độ trên các ống kính đời “siêu cũ”.
So với D7100, bánh xe điều khiển bên trái của D610 chỉ thiếu tùy chọn hiệu ứng. Các ống kính chuyên nghiệp như D800 thường đặt rất nhiều nút bấm/bánh xe điều khiển ở phía bên trái: D610 đặt nút chọn chế độ thông thường (bao gồm PSAM) ngay phía trên nút chọn các chế độ khác (Drive Mode, bao gồm chế độ chụp liên tiếp yên lặng). Phía bên phải là màn hình LCD thông báo trạng thái có kích cỡ bằng D7100. Các nút bấm trên D610 không khác biệt mấy so với D7100, ngoại trừ việc D7100 có microphone 2 kênh nằm phía trước hotshoe.
Khi nhìn từ phía sau thân máy, bạn có thể quan sát bánh xe Drive Mode tốt hơn. Ở khu vực bên trái màn hình LCD, Nikon đặt một loạt các nút điều khiển quen thuộc như Menu, phóng to, thu nhỏ… Nút Retouch được đặt ngay phía bên dưới nút Menu. Ở phía bên phải màn hình là nút điều hướng 8 hướng, nút lựa chọn quay phim/chụp ảnh và nút Live View (xem trực tiếp hình ảnh trên màn hình). Nút Info và loa được đặt ở phía dưới. Ngay phía dưới nút điều hướng 8 hướng là một cảm biến ánh sáng môi trường nhằm điều chỉnh độ sáng của màn hình LCD.
Nói chung, bố cục các nút điều khiển của D610 khá hợp lý, giúp người dùng có thể sử dụng thoải mái. Đặc biệt, màn hình trạng thái bổ trợ phía trên sẽ cho phép bạn điều chỉnh nhiều tính năng quan trọng như lựa chọn các điểm lấy nét, cân bằng trắng, độ phân giải và độ nén, ISO, thời lượng pin… một cách nhanh chóng.
Chất lượng ảnh chụp trên D610
Câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời khi chụp bằng D610 là “liệu vấn đề bụi trên cảm biến có còn tiếp diễn hay không”? Thật may mắn, công ty Lens Rentals đã tiến hành thử nghiệm 25 mẫu D610 khác nhau trong 3 buổi chụp thử, và vấn đề bụi trên cảm biến đã bị loại bỏ hoàn toàn.
Kết quả thử nghiệm tổng hợp từ 25 mẫu D610 của Lens Rental cho thấy D610 thậm chí còn ít bị bụi hơn phần lớn các model DSLR có mặt trên thị trường
Nhìn chung, Nikon D610 là một sản phẩm sẽ khiến bạn hài lòng. Cảm biến full-frame 24.3MP của D610 giúp tái hiện lại rất nhiều chi tiết, kiểm soát nhiễu tốt ở ISO cao và cũng cho phép bạn chụp với các ống siêu rộng. Đây là một model tuyệt vời để chụp phong cảnh hay chụp thiếu sáng.
Có thể nói rằng chất lượng ảnh chụp của D610 giống hệt như D600, và bởi vậy bạn có thể dùng tất cả những lời khen về chất lượng ảnh của D600 để nói về D610. Chất lượng ảnh chụp của D610 là quá tuyệt vời cho tầm giá: Ảnh chụp “sạch” (ít nhiễu) ở các mức ISO thấp/trung bình. Tính năng nén JPEG và giảm nhiễu của D610 cũng rất thông minh. Tại mức ISO 1600, ảnh chụp nói chung vẫn khá ít nhiễu, đủ để sử dụng. Tùy thuộc vào cảnh vật xung quanh, bạn có thể đẩy ISO của D610 lên tới tận 6400 (trong trường hợp này, bạn nên sử dụng định dạng RAW).
Cũng giống như các model full-frame khác, D610 tạo ra độ sắc nét tốt, tự nhiên và tông màu ấm áp. Dải nhạy sáng của D610 khá rộng. 2 tùy chỉnh màu Standard (Chuẩn) và Neutral Picture (Trung tính) đã khác biệt hơn rất nhiều so với D600, có lẽ là do Nikon đã thay đổi thuật toán để thu lại màu sắc tốt hơn.
Một số bức ảnh mẫu chụp bằng D610
So sánh chất lượng ảnh chụp D610 và D600
Dưới đây là ảnh của D610 (trái) và D600 (phải) ở ISO 100. Không quá ngạc nhiên, các bức ảnh thu được gần như giống hệt nhau. Mức độ nhiễu, mức độ chi tiết và khả năng tái tạo màu sắc gần như giống hệt nhau. Trong bức ảnh cuối cùng, D610 vẫn gặp hiện tượng sọc (moire) giống như D600, bởi cả 2 mẫu máy này đều sử dụng bộ lọc tín hiệu thấp (low-pass filter) khá yếu.
Tiếp theo là các bức ảnh chụp của D610 (trái) và D600 (phải) ở ISO 1600 – mức ISO khá “thử thách” đối với các sản phẩm máy ảnh. Đây là mức ISO nên dùng khi chụp ảnh trong nhà hoặc trong trời tối. Cũng giống như thử nghiệm trước, kết quả thu được của D610 và D600 là giống hệt nhau, ngoại trừ một số khác biệt do (người chụp) lấy nét khác nhau và các vùng tối khác nhau.
Cuối cùng là thử nghiệm ở ISO 3200. Cả 2 model đều cho lượng chi tiết rất tốt ở ISO 3200 trong bức ảnh chụp tranh khảm và thảm đỏ. Sự khác biệt chủ yếu là do lấy nét và vùng tối thay đổi. Điều đáng nói ở đây là D610 (trái) và D600 (phải) ở các mức ISO cao.
Các tính năng được bổ sung
Số lượng tính năng được Nikon bổ sung thêm vào D610 là không được nhiều. Có thể kể đến 3 tính năng chính: Quiet Continuous Mode (Chụp liên tiếp yên lặng), Continuous High Burst Mode (Chụp liên tiếp tốc độ cao) và Auto White Balance (Cân bằng trắng).
Trước hết là tính năng Quiet Continuous Mode (Chụp liên tiếp yên lặng), một tính năng không có mặt trên nhiều model DSLR. D610 hiện tại là máy ảnh duy nhất của Nikon có tính năng này. Tính năng này được kí hiệu “Qc” trên vòng xoay Drive Mode của D610. Tốc độ của tính năng Quiet Continuous là 3 khung hình/giây, song âm thanh khi nhấn cò đã được giảm xuống rất nhiều.
Ngay cả khi chụp bình thường, tiếng cò của D610 đã là rất “mềm mại” và yên lặng hơn nếu so với Canon 5D, 7D hoặc D800E. Khi bật chế độ Quiet Continous (hoặc chế độ chụp thường Quiet Shutter), tiếng cò thậm chí còn “yên lặng” hơn rất nhiều. Đây chắc chắn sẽ là một tính năng được các nhiếp ảnh gia đường phố, những người hay tham gia vào các cuộc họp báo, những người chuyên chụp đám cưới hoặc những người hay chụp động vật không muốn làm cho mẫu của họ bị mất tập trung vì tiếng cò quá lớn của máy ảnh.
Tính năng High Burst Mode (chụp tốc độ cao) đã được nâng lên thành tốc độ 6 khung hình/giây, thay cho 5,5 khung hình/giây của D600. Các biên tập viên của Imaging Resources đã tiến hành thử nghiệm tuyên bố này của Nikon và nhận thấy rằng D610 đạt tốc độ khoảng 5,9 khung hình/giây cho JPEG, RAW và RAW JPEG ở độ phân giải cao chất, trong khi D600 đạt khoảng 5,4 khung hình/giây. Rất tiếc là bộ nhớ đệm không được tăng dung lượng. Cho dù D610 không phải là một “quái vật” về tốc độ, 6 khung hình/giây vẫn là đủ dùng cho nhiều người, nhất là trên các máy full-frame có độ phân giải lớn như D610.
D610 (trái) và D600 (phải)
Cuối cùng, thuật toán Cân bằng trắng cũng đã được cải thiện và tối ưu, giúp tạo ra bức ảnh tự nhiên hơn khi chụp trong các nguồn sáng nhân tạo.
Hiệu năng
Ngoại trừ các tính năng được cải tiến (chụp liên tiếp nhanh hơn), D610 không vượt trội về hiệu năng so với D600.
D610 mất khoảng gần 0,3 giây để bật máy, sẵn sàng lấy nét và chụp. Trong điều kiện sáng tốt, bạn sẽ mất khoảng 0,4 giây để lấy nét và chụp bằng ống ngắm (tự động lấy nét theo pha); nếu sử dụng Live View bạn sẽ mất 1,5 giây (lấy nét theo độ tương phản); trong điều kiện thiếu sáng bạn sẽ mất 0,5 giây nếu sử dụng ống ngắm.
Chụp 2 bức ảnh JPEG hoặc RAW liên tiếp mất 0,2 giây; khi có flash cũng chỉ mất 0,7 giây.
Nhờ có cơ chế cửa trập mới, khả năng chụp liên tiếp của D610 tăng lên 6 khung hình/giây. Bộ nhớ đệm của D610 cho phép chụp 30 bức ảnh JPEG liên tiếp và 14 bức ảnh RAW – kém hơn 2 bức RAW so với D600. Khi bộ nhớ đệm đã bị đầy, D610 chỉ có thể chụp 3,3 khung hình/giây.
Bạn có nên mua Nikon D610?
Nếu bạn là người đam mê nhiếp ảnh muốn bắt đầu chuyển sang sử dụng máy full-frame, và nếu bạn không cần tới một model có cảm biến 36MP và quá nhiều tính năng phụ trợ như D800, D610 là một sản phẩm tuyệt vời để lựa chọn: Đàn em của D600 có chất lượng ảnh chụp tuyệt vời ở một mức giá vừa phải. Những người muốn lựa chọn một model cạnh tranh có thể cân nhắc tới Canon 6D.
Nếu bạn đã có sẵn một chiếc D600, có lẽ bạn không nên mua D610. Trừ trường hợp bạn quá chán ghét D600 vì vấn đề bụi và dầu dính vào cảm biến của máy (rất nhiều người dùng cho biết sau một số lượt nhấn cò nhất định, hiện tượng này sẽ chấm dứt), D610 không quá khác biệt so với D600: D610 chỉ chụp nhanh hơn D600 là 0,5 khung hình/giây và có thêm chế độ chụp yên lặng 3 khung hình/giây.
Nhìn chung, D610, xét trên gần như tất cả các khía cạnh, chỉ là một phiên bản rất ít cải tiến của D600. Nhờ giải quyết được vấn đề bụi và dầu trên cảm biến, D610 đã trở thành lựa chọn số 1 cho người dùng cần sử dụng máy full-frame nhưng lại hạn hẹp kinh phí. Đây là một chiếc máy ảnh tuyệt vời, và chắc chắc bạn sẽ nhận được một sản phẩm có giá trị tương xứng với khoản tiền 2.000 USD (khoảng 44 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ) mà bạn bỏ ra.
Theo Vnreview
Fujifilm nói không với máy ảnh full-frame
Hãng máy ảnh Nhật Bản chưa muốn phát triển các sản phẩm như Sony A7 hay Nikon Df bởi khó khăn về hệ thống ống kính cũng như sức tiêu thụ của thị trường.
Fujifilm chưa hứng thú với máy ảnh cảm biến full-frame.
Trong cuộc phỏng vấn với 2how, Giám đốc sản phẩm của Fujifilm, ông Kawahara cho biết hãng hiện không có kế hoạch sản xuất một máy ảnh với cảm biến khung hình đầy đủ (full-frame). Khó khăn lớn nhất được đưa ra là mẫu máy ảnh dạng này sẽ đòi hỏi một hệ thống ống kính mới. Các ống kính XF của Fujifilm hiện không thể sử dụng với máy ảnh full-frame.
Sony là hãng đầu tiên đưa ra thị trường dòng máy ảnh mirrorless với cảm biến full-frame là A7 và A7R. Tuy được đánh giá cao về chất lượng cảm biến và các tính năng nhưng máy cũng gặp nhược điểm về hệ thống ống kính quá khiêm tốn. Hơn nữa, phân khúc này còn khá mới mẻ và sự thành công của Sony về mặt doanh số với A7 và A7R vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Ông Kawahara cũng tiết lộ một chi tiết đáng chú ý khác là Fujifilm cũng chưa ra mắt bản nâng cấp X-Pro1 trong tương lai gần. Tất cả những gì hãng sẽ làm cho thế hệ cao cấp nhất của dòng X là cập nhật phần mềm firmware tăng tốc độ hoạt động và xử lý. Hãng cũng hứa hẹn các model cũ vẫn sẽ được quan tâm bằng các bản firmware mới thường xuyên, ví dụ như X100.
Không tiết lộ về sản phẩm cụ thể mới nào nhưng đại diện của Fujifilm có khẳng định hãng đang nghiên cứu bộ cảm biến X-Trans CMOS với độ phân giải cao hơn 16 megapixel.
Theo VNE
Lượng đặt trước Alpha A7 và A7R gấp đôi dự kiến của Sony Mẫu máy ảnh mirrorless mới nhất của Sony đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng nhờ thiết kế nhỏ gọn nhưng cho chất lượng ảnh vượt trội nhờ cảm biến lớn hứa hẹn mang lại doanh số ấn tượng cho hãng. Trích dẫn của một cán bộ cao cấp được đăng tải trên trang Sony Alpha Rumors cho biết "lượng đặt...