Đánh giá nghiêm túc, học sinh nào dám ‘không thi, không học’
Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS, nhà nước, phụ huynh đỡ tốn kém tiền bạc, công sức, nhưng các em lại không chịu học hành.
Các địa phương, nhà trường, thầy cô giáo vì nhiều lý do mà vẫn chạy đua theo thành tích, cho lên lớp hết. Điều ấy càng cho học sinh THCS thêm chủ quan, khinh nhờn…. Cấp dưới không lo học, lên bậc THPT, nhiều em hổng kiến thức nặng.
Thế mới có chuyện cười ra nước mắt, học sinh lớp 6 ở tỉnh Sóc Trăng mà không biết đọc, không biết viết, nhà trường phải đề nghị cho học lại lớp 1 gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Sĩ tử xả “phao” trắng cổng trường.
Khi nói về chuyện học hành của học trò, nhiều giáo viên dạy bậc THCS lâu nay hay than vãn: “Học hành tệ lắm, lười lắm, thua kém xa học sinh thời còn có kì thi tốt nghiệp THCS”.
Phải chăng việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS là một sai lầm, không phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam? Các địa phương có tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thì tình hình có đỡ đối với các môn bắt buộc thi như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, còn những môn không thi, nhiều em lớp 9 bỏ luôn, sách vở lôi thôi.
Có người từng hỏi: “Các cháu học hành, sách vở như thế, không sợ thầy cô cho điểm kém hay sao?”, các em trả lời tỉnh khô: “Lo gì, cuối năm, nhà trường, thầy cô giáo sẽ nâng điểm lên hết mà. Những thế hệ anh, chị học sinh đều nói như vậy”.
Ông bà ta từng dạy những câu thấm thía về sự học: “Văn ôn, võ luyện”, “ăn vóc, học hay”. Lâu nay, học sinh ở ta không làm thế thì lấy đâu “học hay”? Đến học sinh lớp 12 cũng vậy thôi.
Trước đây, khi nghe Bộ GD&ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp THPT vào ngày cuối tháng ba thì ngay lập tức những môn không thi, các em cho nó vào quên lãng, không sách, không vở, không học và không biết, nhớ cái chi nữa, thậm chí có em đã chẳng đả động đến các môn biết chắc là không thi tốt nghiệp, không thi tuyển sinh trong suốt ba năm học bậc THPT.
Theo cách thức, phương án thi tốt nghiệp THPT quốc và xét tuyển ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT ở 3 năm qua và năm nay, ngoài 3 môn thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, mỗi thí sinh được lựa chọn mấy môn thi, cùng với sự tham gia điểm cộng của học lực lớp 12.
Video đang HOT
Nhưng với căn bệnh thành tích nặng nề, trầm trọng của nhiều địa phương, nhà trường hiện nay, tình hình học tập toàn diện, căn cơ ở học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 xem ra rất khó khả thi, chỉ giỏi hô hào và “đẹp đẽ” trên giấy. Cái đáng buồn ở giáo dục và học sinh của chúng ta là ở chỗ đó.
Học cái nào, thi, kiểm tra cái nấy thì có người cho là tốn kém, không biết tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, gây áp lực, tội nghiệp cho học trò. Còn học mà không thi, cái được, cái tốt thì có đấy, nhưng mặt hạn chế, tồn tại… lại phơi bày, hiện hữu đến nhức nhối.
Do tư tưởng, tâm lý “không thi, không học” đã ăn sâu, đè nặng trong nhận thức của nhiều học sinh, kể cả sinh viên, người lớn.
Phải chăng, cách giáo dục của ta chỉ coi trọng thi cử, bằng cấp hơn kiến thức, thực lực ? Phải chăng, học sinh ta quá thực tế, ít có tầm nhìn xa trộng rộng, thấy hôm nay mà không nghĩ ngày mai?
Chúng ta càng lo ngại khi cái tâm lý, nhận thức và biểu hiện không đúng ấy ngày càng lan tràn, tung hoành trong giới trẻ, trong học đường. Học hành mang tính chất đối phó, hình thức. Chỉ chờ có thi mới học thì đó là mối nguy cơ không nhỏ, làm tiêu tan đi động cơ, tinh thần học tập trong sáng, tích cực.
Theo tôi, thủ phạm, căn nguyên gốc rễ sâu xa dung dưỡng cho tâm lý xấu, tiêu cực kia phát triển thêm mạnh mẽ lâu nay, đó chính là bệnh sính thành tích, tình trạng tháo khoán, mạnh ai nấy làm… của địa phương, nhà trường, các thầy cô giáo.
Đã đến lúc, các địa phương, các nhà quản lý giáo dục, nhà trường, các thầy cô giáo nên tự kiểm nghiệm chính mình và bắt đầu chỉnh đốn, sửa chữa những tồn đọng, lệch lạc ấy.
Hãy thay ngay những mĩ từ phù phiếm, giả dối “thành tích, danh dự, uy tín” bằng những từ “nghiêm túc, công bằng, chặt chẽ” trong đánh giá, kết quả học tập của học sinh ở nhà trường. Đừng đổ thừa trách nhiệm cho ai cả.
Không học, học hành quá yếu kém thì cứ đánh giá, cho điểm công tâm, nghiêm túc, sòng phẳng, không loại trừ, du di, thương tình bất cứ một em nào, thử hỏi có diện học trò dám “không thi, không học” nữa?
Thực tế, nơi nào làm chặt chẽ, chán ghét bệnh thành tích, nhà trường, thầy cô nghiêm túc, vì chất lượng giáo dục thật sự thì nơi đó có tất cả hoặc hầu hết học sinh đều nghiêm túc trong học tập.
Bao giờ tư tưởng, tâm lý “không thi, không học” đang tồn tại trong nhiều học sinh phổ thông không còn “đất sống”? Điều đó phụ thuộc vào quyết tâm chính trị rất cao của cả ngành giáo dục, trong đó tính tiên phong nằm ở các vị quản lý giáo dục từ Bộ GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục.
Theo Đỗ Tấn Ngọc / Lao Động
Kết quả bất ngờ về đánh giá học sinh tiểu học
Kết quả đánh giá kỹ năng đọc của học sinh đầu cấp tiểu học vừa được công bố cho thấy, việc đọc từ quen thuộc và thành tiếng của học sinh cao hơn so với chuẩn Bộ GD&ĐT đề ra.
Kết quả công bố tại hội nghị tổng kết 2 lần đánh giá kỹ năng đọc đầu cấp của học sinh tiểu học (EGRA) năm 2013 và 2014 do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 11/1.
Việc tổ chức khảo sát được thực hiện ở học sinh các khối lớp 1, 2, 3 dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp giữa 1 khảo sát viên và 1 học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên. Mỗi em cần từ 10-15 phút để thực hiện bài đánh giá EGRA.
Bảng kết quả đánh giá khả năng đọc của học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 qua các năm 2013 và 2014.
Cuối năm hoc 2012 - 2013, đánh giá được thực hiện trên 1.200 học sinh lơp 1 va lơp 3 cua 40 trương thuôc 4 tinh (Điên Biên, Nghê An, Gia Lai, Vinh Long); năm học 2013 - 2014 là 2.160 học sinh lơp 1 va lơp 2 cua 72 trương thuôc 4 tinh trên và thêm 2 tỉnh Lào Cai, Quảng Trị.
Theo ông Trần Đình Thuận, Phó vụ trưởng, Giám đốc ban quản lý SEQAP: Hai kỳ khảo sát được tiến hành với số lượng học sinh không lớn, nhưng thực hiện nguyên tắc chọn mẫu đáng tin cậy, được các chuyên gia quốc tế công nhận. Kết quả thu được bước đầu cho thấy thực trạng kỹ năng đọc của học sinh các lớp 1, 2, 3 và một số nhân tố chi phối sự phát triển các kỹ năng đọc ban đầu của học sinh đầu cấp tiểu học.
Các khảo sát viên thực hiện đánh giá khả năng đọc của học sinh qua phỏng vấn trực tiếp, có giám sát viên bên cạnh. Ảnh: VietNamNet.
So với kết quả của các nước khác trên thế giới cũng sử dụng công cụ đánh giá này, học sinh Việt Nam có tỷ lệ phải "dừng sớm" (đồng nghĩa với việc chưa có kỹ năng đọc) rất thấp.
So sánh kết quả đọc của học sinh ở các lớp 1, 2, 3, nhìn chung các em có tiến bộ đều về tất cả kỹ năng đọc nhưng mức độ tiến bộ ít nhiều không đều ở các kỹ năng khác nhau...
Cũng theo ông Thuận, điều ngạc nhiên và vui mừng là kết quả đọc từ quen thuộc và đọc thành tiếng của HS cao hơn so với chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT đã đề ra cho mỗi lớp.
Cụ thể, lớp 1 vào năm 2013, kết quả của học sinh trung bình 53,9 tiếng/phút; năm 2014 là 55,2 tiếng/phút; trong khi chuẩn hiện hành: 30 tiếng/phút. Kết quả ở lớp 2 năm 2014 là 89,5 tiếng/phút, trong khi chuẩn hiện hành 50 tiếng/phút; lớp 3 năm 2013 trung bình 95,5 tiếng/phút trong khi chuẩn hiện hành là 70 tiếng/phút.
Tuy nhiên, kết quả các phần Đọc hiểu, Nghe hiểu và Nghe - viết (Chính tả) vẫn còn tương đối thấp, đặc biệt thấp đối với học sinh lớp 1.
Trên cơ sở kết quả trên, đánh giá EGRA đã đưa ra những khuyến nghị đối với đổi mới chương trình SGK tiếng Việt các lớp đầu cấp... Theo đó, để học sinh nâng cao khả năng đọc, các em cần được tạo môi trường, tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động đọc, chú trọng giảng dạy tiếng Việt xen lẫn tiếng dân tộc ít người.
Nhà trường có thể xem xét việc sử dụng sách tiếng Việt 1 (tập một) Công nghệ giáo dục đê dạy lớp 1.
Ông Trần Đức Thuận, Phó vụ trưởng, Giám đốc chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, Bộ GD&ĐT trao đổi với PV sáng 11/1. Ảnh: VietNamNet.
Vẫn theo ông Thuận, giáo viên nếu thường xuyên sử dụng phương pháp đánh giá này một cách sáng tạo trên lớp học sẽ theo dõi được cụ thể và kịp thời sự phát triển các kỹ năng đọc của từng cá nhân, từ đó có những can thiệp kịp thời nhằm nâng cao năng lực đọc cho học sinh các lớp đầu cấp tiểu học.
Đối với lãnh đạo ngành giáo dục, kiến nghị nêu xem xét để điều chỉnh yêu cầu cần đạt (chuẩn kiến thức, kỹ năng) đối với kỹ năng đọc trơn của học sinh các lớp 1, 2, 3 trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Đồng thời, cần nghiên cứu đề xuất chuẩn cần đạt cho tất cả các kỹ năng đọc bộ phận khác chưa có trong chương trinh.
Theo Văn Chung/Vietnamnet
Cải tiến phương pháp dạy chuyên đề số phức Chuyên đề số phức lớp 12 là một dạng toán mới và lạ đối với học sinh phổ thông và là bai toan thường xuất hiện trong các kỳ thi. Các bài toán về số phức liên quan đến nhiều kiến thức của các lớp dưới, đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức ở lớp dưới như: Bài toán giải...