Đánh giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học

Theo dõi VGT trên

Để có thể trao đổi về đánh giá năng lực viết (ĐGNLV) cần có sự thống nhất về khái niệm năng lực viết (NLV).

Đánh giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 1

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”.

Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.

Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài thảo luận về vấn đề nêu trên.

1. Nhận thức về năng lực và đánh giá năng lực khi thực hiện đánh giá năng lực viết

1.1 Về năng lực và năng lực viết

Để có thể trao đổi về đánh giá năng lực viết (ĐGNLV) cần có sự thống nhất về khái niệm năng lực viết (NLV).

NLV là một khái niệm được phát triển từ khái niệm năng lực (NL) được coi là một mục đích trong giáo dục. Năng lực được cấu thành từ những bộ phận cơ bản :

- Tri thức về lĩnh vực hoạt động;

- Kĩ năng tiến hành hoạt động;

- Những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng, chẳng hạn ý chí – động cơ, tình cảm- thái độ đối với nhiệm vụ,…

Những yếu tố cấu thành trên cho thấy: NL là mục tiêu của giáo dục và của quá trình học tập của học sinh (HS), NL không phải là đối tượng học tập.

Nếu HS được học các kiến thức, kĩ năng, được hình thành các thái độ và hành vi, được vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi đã học vào giải quyết những vấn đề có thực trong các bối cảnh khác nhau thì HS sẽ có NL.

Phát triển NL cần dựa trên cơ sở phát triển các thành phần của NL (các kiến thức, kĩ năng, thái độ, …) – trong đó phải được “thực hành”, huy động tổng hợp các thành phần trong các tình huống cụ thể.

Một người có thể có các cấp độ thành thạo khác nhau đối với một NL trong các bối cảnh khác nhau.

Nhìn chung, sự thành thạo một NL được phát triển khi chúng được áp dụng trong các bối cảnh với sự phức tạp tăng dần và một dải các áp dụng.

NLV theo quan niệm trên về NL gồm có các bộ phận cấu thành sau:

- Tri thức về văn bản viết và chiến lược viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết)

- Kĩ năng viết (viết chữ, viết chính tả, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và mô hình ngữ pháp trong bài viết, lập dàn ý và phát triển ý bằng tư duy độc lập …)

- Khả năng thực hiện những nhiệm vụ viết trong các tình huống khác nhau để đáp ứng việc học tập và để đáp ứng cuộc sống

1.2 Cách đánh giá năng lực trong giáo dục

NL là mục tiêu của quá trình giáo dục, điều đó có nghĩa là việc đánh giá kết quả giáo dục theo mục tiêu phải là việc đánh giá năng lực.

Một người học thể hiện được năng lực A hay năng lực B nào đó tức người này phải thể hiện mình có khả năng thực hiện một nhiệm vụ có thực (trong học tập, trong đời sống) ở trong một tình huống.

Trong quá trình thể hiện khả năng thực hiện nhiệm vụ, người học sẽ vận dụng những hiểu biết, những kĩ năng, thái độ và hành vi của mình.

Do vậy việc đánh giá năng lực tập trung nhiều vào sự vận dụng trong tình huống.

Các bằng chứng mà nhà giáo dục cần tìm kiếm qua hoạt động đánh giá năng lực là khả năng giải quyết vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ gắn với một tình huống cụ thể.

Điều này yêu cầu các tiêu chí, chỉ số, công cụ dùng để đánh giá NL phải bao gồm các tình huống, các nhiệm vụ hoặc vấn đề mà người học cần thể hiện NL.

2. Đánh giá năng lực viết ở cuối cấp tiểu học

Đánh giá NLV cuối cấp tiểu học là loại hình đánh giá tổng kết. Mục đích của đánh giá này là thu thập kết quả học tập về mạch nội dung viết ở toàn cấp tiểu học, từ đó xác nhận kết quả học của HS, tìm ra những điểm giải pháp điều chỉnh về chương trình, tài liệu, phương pháp dạy học nhằm cải thiện chất lượng học viết của HS.

NLV mà mỗi HS cuối cấp tiểu học cần có được thể hiện : HS có khả năng trình bày rõ ràng ý tưởng của cá nhân về thế giới xung quanh các em bao gồm những vật thể tự nhiên hoặc đồ vật, con vật, cảnh quan, con người, sự việc bằng các văn bản có mục đích trần thuật, miêu tả, trao đổi thông tin, báo cáo, thiết lập mối quan hệ giữa mình với người khác.

2.1. Thiết kế các nhiệm vụ, vấn đề

Để ĐGNLV của HS cần phải giao cho HS nhiệm vụ viết một văn bản hoàn chỉnh với một mục đích cụ thể trong một tình huống xác định.

Ví dụ : yêu cầu HS viết một bài văn miêu tả cần phải nói rõ HS tả cái gì nhằm mục đích gì; yêu cầu HS viết bài văn kể chuyện cần phải nói rõ HS kể chuyện gì, kể để làm gì; yêu cầu HS viết thư phải nói rõ viết thư cho ai, để làm gì … Sau đây là một số đề bài minh họa :

- Đề số 1 : Em đã biết hoặc đã đến thăm một vài cảnh đẹp. Em hãy viết bài tả một cảnh đẹp em thích để giới thiệu cảnh đẹp đó với một người bạn em chưa đến nơi này.

- Đề số 2 : Em đã học hoặc đọc một số câu chuyện nói về tình thương người. Em viết bài kể lại một câu chuyện em thích nhất trong số những câu chuyện nói trên và nói về những điều em học được từ câu chuyện đó.

Video đang HOT

- Đề số 3 : Em sống xa ông hoặc bà, cô, chú … Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân nói trên để chúc mừng, thăm hỏi người thân, để kể về tình hình gia đình em, việc học của em cho người thân biết.

2.2. Thiết kế các tiêu chí và chỉ số đánh giá

2.2.1. Thiết kế các tiêu chí đánh giá

Căn cứ vào các bộ phận cấu thành của NLV để xác định các tiêu chí ĐG NLV. Có thể xác định những tiêu chí sau để đánh giá NLV của HS cuối cấp tiểu học :

- Tiêu chí 1 để đánh giá tri thức về văn bản : bài viết đúng kiểu loại văn bản, thể hiện đúng mục đích viết để đáp ứng yêu cầu của tình huống cụ thể

Ví dụ: Nếu là bài văn viết theo đề số 1 thì bài viết phải đúng là bài miêu tả, mục đích của bài là trình bày vẻ đẹp của cảnh để người bạn biết cảnh đẹp đó và mong muốn đến thăm cảnh đẹp.

- Tiêu chí 2 để đánh giá kĩ năng lập ý, bộc lộ thái độ với vấn đề được đề cập : bao gồm các kĩ năng thu thập thông tin cốt lõi từ các nguồn khác nhau, tổ chức thông tin thành các đoạn ý, phát triển ý trong đoạn bằng mô tả, phân tích, suy luận, bộc lộ cảm xúc hoặc tưởng tượng của cá nhân.

Ví dụ: Nếu là bài văn viết theo đề số 1 thì bài viết cần thể hiện dàn ý rõ ràng gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); phần thân bài cần gồm nhiều đoạn ý; mỗi đoạn ý thể hiện một chi tiết về cảnh đẹp, trong đoạn gồm có những thông tin cốt lõi, tiêu biểu về cảnh được kết nối bằng sự mô tả, phân tích, suy luận hoặc bộc lộ cảm xúc của cá nhân.

- Tiêu chí 3 để đánh giá kĩ năng sử dụng ngôn từ : bao gồm, kĩ năng viết chữ và trình bày bài, kĩ năng chính tả; kĩ năng sử dụng từ, đặt câu phù hợp với kiểu văn bản.

Ví dụ: Nếu là bài văn viết theo đề số 1 thì bài viết không mắc nhiều lỗi về kiểu , cỡ chữ viết, về quy tắc chính tả, về dùng từ không chính xác hoặc không gợi tả hình ảnh, âm thanh … về đặt câu không đúng chuẩn mực ngữ pháp.

2.2.2. Thiết kế các chỉ số đánh giá

Thiết kế các chỉ số đánh giá thực chất là mô tả các mức độ đạt được ở từng tiêu chí đánh giá đã được xác lập.

Chỉ số đánh giá giúp chủ thể đánh giá có thể lượng hóa được kêt quả học tập HS đạt được. Chỉ số đánh giá có đặc điểm là có thể đo được, đếm được, quan sát được.

Chính những chỉ số đánh giá mang đến cho người đánh giá các bằng chứng về kết quả học của HS.

Dưới đây là ví dụ về thiết kế chỉ số đánh giá bài viết của HS theo đề số 1 (miêu tả cảnh đẹp) :

Đánh giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 2

Đánh giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 3
Đánh giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 4 Đánh giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 5

2.3 Thiết kế hướng dẫn chấm điểm

Việc thiết kế hướng dẫn chấm điểm bài viết căn cứ vào các chỉ số đánh giá và căn cứ vào trọng tâm của chương trình. Điểm sẽ được phân bố cho tất cả các chỉ số đánh giá.

Trọng số điểm nhiều hay ít cho từng nhóm chỉ số, từng chỉ số tùy thuộc vào chương trình. Ví dụ ở lớp 5 trọng điểm cho kĩ năng viết chữ, viết chính tả sẽ thấp hơn trọng số này ở lớp 3.

Lí do là các kĩ năng này về cơ bản đã được hoàn thành ở lớp 3, là nội dung trọng tâm của lớp 3. Mặt khác, trọng số điểm cho các chỉ số lập ý ở lớp 5 cao hơn lớp 3 vì kĩ năng lập ý ở lớp 5 là trọng tâm của chương trình, hơn nữa nhiệm vụ viết ở lớp 5 đòi hỏi phức tạp hơn nhiệm vụ viết ở lớp 3. (Xem chú thích điểm trong bảng các chỉ số đánh giá ở mục 2.2.2).

Theo bảng hướng dẫn chấm điểm, giáo viên biết được mỗi HS đạt kết quả từng chỉ số về viết ở mức nào.

GV cũng có thể tổng hợp kết quả về viết ở từng chỉ số của HS toàn lớp, toàn trường để từ đó dùng làm căn cứ cho nhiều hoạt động khác như : lập kế hoạch luyện tập cho HS những kĩ năng còn yếu, bổ sung cho HS những kiến thức bị trống, bồi dưỡng để phát triển những HS có triển vọng vì đã đạt các chỉ số trên chuẩn …

Theo GDTĐ

Tăng cường câu hỏi mở bài kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

Giáo dục theo quan điểm phát triển năng lực (Development of Competency) là xu thế thiết kế chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt là những nước có nền giáo dục tiên tiến

Tăng cường câu hỏi mở bài kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực - Hình 1

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo "Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông".

Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.

Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài thảo luận về vấn đề nêu trên.

Xin mời các ý kiến trao đổi, góp ý cho bài viết này gửi về các địa chỉ sau: nthoan@moet.edu.vn;

1. Xu hướng đánh giá theo năng lực người học

Nhiều ý kiến thống nhất cho rằng năng lực người học thể hiện ở khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận dụng chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.

Đánh giá theo năng lực có mục tiêu xác định khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng được học ở nhà trường vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống hàng ngày của các em (chứ không phải chỉ đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng biệt).

Ngữ cảnh đánh giá do đó đòi hỏi phải gắn với tình huống trong cuộc sống và trong học tập hàng ngày của các em.

Nội dung đánh giá theo năng lực là những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS có được ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của các em trong cuộc sống.

Điều đó có nghĩa các bài kiểm tra đánh giá năng lực người học phải là những câu hỏi theo hướng mở, theo hướng tăng cường khả năng vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những tình huống đặt ra trong cuộc sống thường ngày.

Kết quả đánh giá theo năng lực phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. Bài làm của em nào có nội dung phong phú, sâu sắc hơn (tức là thực hiện được nhiệm vụ có độ khó và độ phức tạp hơn) thì sẽ được coi là người có năng lực cao hơn.

Đề án Đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 theo hướng tiếp cận phát triển năng lực người học của Bộ GD&ĐT đòi hỏi đổi mới tất cả các thành tố của quá trình dạy học, trong đó có hoạt động đánh giá kết quả học tập.

Trong khi chúng ta chưa chính thức có chương trình và sách khoa mới theo hướng phát triển năng lực người học thì việc điều chỉnh, đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập các môn học ở trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục đi theo định hướng phát triển năng lực đã được lựa chọn.

2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Theo Chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay, HS được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì kết quả học tập môn Tiếng Việt.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua việc HS làm các bài tập thực hành nói, viết hàng ngày trên lớp.

Đánh giá định kì được thực hiện 4 lần mỗi năm học, thông qua bài kiểm tra giữa học kì và cuối học kì (chủ yếu là dưới hình thức viết trên giấy).

Đối với việc đánh giá thường xuyên, thông qua các bài tập thực hành HS thực hiện trong mỗi giờ học, chương trình và sách giáo khoa hiện nay đã phần nào chú ý tới việc tạo cơ hội cho các em vận dụng hoặc bộc lộ những hiểu biết, vốn sống đã được tích lũy trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ học tập.

Nhiều bài tập đã chú trọng đến việc khuyến khích HS được bộc lộ cách hiểu, cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt của bản thân và đặc biệt là chú ý đến việc tạo cơ hội cho các em được trình bày những vấn đề mình quan tâm hoặc yêu thích, ví dụ :

- Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.

(Tiếng Việt 2, tập hai, tuần 21, tr.30)

- Bà đến nhà đón em đi chơi. Hãy viết một vài câu nhắn lại để bố mẹ biết.

(Tiếng Việt 2, tập một, tuần 14, tr.118)

- Viết về một buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem.

(Tiếng Việt 3, tập 2)

Với những bài tập nêu trên, kết quả làm bài làm của HS có sự phân biệt khá rõ rệt về năng lực, giúp các em kết nối kiến thức được học với vốn sống, sự trải nghiệm riêng của bản thân.

Tuy nhiên, bên cạnh những bài tập nêu trên vẫn còn có nhiều bài tập chưa thật phù hợp với lứa tuổi, vốn sống của HS ở các vùng miền khác nhau, ví dụ :

Được tin quê em bị bão, bố mẹ em về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà.

(Tiếng Việt 2, tập một, tuần 11, tr.94)

Với yêu cầu nêu trong bài tập trên, đối với những em chưa được chứng kiến cơn bão, chưa biết thế nào là thiệt hại do bão gây ra và quê ông bà các em chưa từng bị bão, hoặc các em ở cùng hay ở gần ông bà thì yêu cầu trên không sẽ thành không thích hợp, không tạo cơ hội để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa như vậy, HS có thể được làm thêm một số phiếu học tập để củng cố kiến thức được học do GV đưa ra.

Trong số đó có những bài tập chưa đảm bảo mục đích giao tiếp, chưa rõ đối tượng giao tiếp, bối cảnh giao tiếp... Ví dụ bài tập dưới đây:

Em hãy chọn từ ngữ cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu sau :

Mái tóc của cô giáo em.....................................................................................

(rất suôn và mềm mại ; đen óng ; rất dài và mượt mà)

Với bài tập trên, có em đã không chọn một trong các cụm từ đã cho (vì mái tóc cô giáo của các em không có đặc điểm như các phương án đưa ra), có em đã tự tìm một cụm từ khác nhưng tả đúng mái tóc của cô giáo mình.

Đối với việc đánh giá giữa kì hoặc cuối kì (của học kì 1 và học kì 2), có những trường đã ra những đề bài chưa phù hợp. Ví dụ, các em được học cách viết đoạn văn, bài văn tả cây cối, đề bài tập làm văn yêu cầu các em tả cây phượng.

Có nhiều nơi, nhiều em HS chưa nhìn thấy hoặc không biết cây nào là cây phượng (do các em không quan tâm, không chịu để ý đến cây cối xung quanh mình), trong sân trường của các em không có cây phượng để quan sát,... thì đề văn này là một sự đánh đố.

Hàng loạt bài văn của các em chỉ là sự chép theo trí nhớ những bài văn, đoạn văn mẫu : "Lá phượng nhỏ li ti như lá me", "Trông xa, cây phượng giống như một mâm xôi gấc".

Khi hỏi ra, các em cũng không biết, không nhìn thấy lá me bao giờ và cũng không hiểu tại sao cây phượng được so sánh với "đĩa xôi gấc".

Những gì các em viết ra chỉ là sự ghi nhớ máy móc, sự sao chép, lắp ghép lỗ mỗ những câu chữ đã nghe, đã đọc của ai đó. Kiểu đề bài dạng "đóng" như vậy chưa tạo điều kiện để HS phát huy vốn hiểu biết và trải nghiệm riêng của từng em, không tạo cơ hội để các em bộc lộ cách cảm, cách nghĩ của riêng mình.

Như vậy, nội dung dạy học nói chung, nội dung các bài kiểm tra, đánh giá nói riêng có ảnh hưởng mạnh đến kết quả học tập của học sinh.

Nội dung nhiều bài thực hành, luyện tập, nhiều đề kiểm tra chưa tạo được cơ hội để HS có thể kết hợp các kiến thức - kĩ năng được học, được rèn luyện với vốn sống, vốn hiểu biết thu nhận từ tực tiễn và các môn học khác để từ đó tạo ra sản phẩm học tập bộc lộ được năng lực thực sự của mỗi em.

Hạn chế về kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS một phần còn do những hạn chế của GV trong việc tổ chức hoạt động học tập cho HS.

Phương pháp dạy học của một bộ phận GV tiểu học hiện nay chưa thực sự phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, khả năng chủ động, sáng tạo của HS. Nhiều khi thầy, cô giáo chấm điểm, chữa bài cho HS rất cặn kẽ, gạch hết các câu văn các em đã viết rồi viết đè lên đó câu văn của thầy cô để thay thế hoặc làm mẫu.

Cách làm này khiến các em thường không hiểu tại sao mình viết thế là sai và tại sao câu văn của thầy, cô mới là đúng. Chưa kể, cá biệt, có những trường hợp thầy, cô không hiểu cách suy nghĩ ngộ nghĩnh ở lứa tuổi tiểu học nên đã không chấp nhận cách nghĩ, cách cảm của các em.

Cách đánh giá đó của GV đã dẫn đến tình trạng các em không dám nghĩ, không dám nói, dám viết ra những điều các em đã nghĩ, đã cảm nhận.

Điều này cho thấy nội dung, yêu cầu, cách thức và kết quả đánh giá sản phẩm học tập của học sinh có sức tác động lớn đến hình thành và phát triển năng lực học tập của mỗi em trong những chặng đường học tập theo.

3. Ra đề theo hướng mở trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt

Theo xu hướng phát triển năng lực người học hiện nay, quá trình dạy học phải tạo cơ hội cho HS huy động kiến thức thu nhận được trong các tài liệu học tập để áp dụng chúng một cách hiệu quả trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể.

Theo chương trình của nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, các môn học (trong đó có môn Tiếng hoặc môn Ngữ văn) đều hướng vào việc hình thành những năng lực chung, cốt lõi như : năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực văn hóa và liên văn hóa...

Chú trọng đến sự phát triển năng lực cho HS trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải tăng thời lượng để các em hoạt động tự lực, sáng tạo, tránh áp đặt hoặc yêu cầu các em phải tạo ra những sản phẩm học tập chỉ là sự sao chép sáo rỗng, không tạo được sự kết nối giữa những kiến thức được học với những trải nghiệm và khả năng vận dụng của các em.

Để làm được điều này, nội dung các bài thực hành, luyện tập hàng ngày, những yêu cầu trong các bài kiểm tra, đánh giá định kì cần tạo ra được những cơ hội để các em được thể hiện sự lựa chọn, cách suy nghĩ, cảm xúc chân thực của bản thân và có thể bộc lộ những năng lực cần đánh giá một cách rõ nhất và tốt nhất.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần kết hợp các hình thức như : vấn đáp, viết và thực nghiệm.

Ở Việt Nam hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học chủ yếu được thực hiện ở hình thức viết trên giấy với hai dạng thức chính là trắc nghiệm (test) và tự luận (essay).

Đối với dạng trắc nghiệm, bài tập thực hành hay đề bài kiểm tra nên được thiết kế đa dạng về kiểu, loại trắc nghiệm : trắc nghiệm nhiều lựa chọn, xác định đúng - sai, đối chiếu cặp đôi, trả lời Có - Không, Đúng - Sai phức hợp, câu hỏi mở...

Khi ra bài tập thực hành hoặc ra đề bài kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực người học, nên hạn chế những câu trắc nghiệm quá dễ, chỉ yêu cầu HS học thuộc lòng hoặc ghi nhớ máy móc mà nên tăng cường các câu hỏi mở, các câu hỏi đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức - kĩ năng được học từ các môn học và từ thực tiễn cuộc sống để giải quyết.

Với loại câu hỏi mở, người ra đề cần phải hình dung, phán đoán các cách trả lời khác nhau của HS, với mỗi cách trả lời sẽ được đánh giá bằng điểm số phù hợp, tức là phải đưa ra (dự đoán) càng nhiều cách trả lời khác nhau của HS rồi gom lại thành các dạng/các nhóm câu trả lời; mỗi dạng/nhóm câu trả lời sẽ được gán một điểm số phù hợp và có mức điểm khác nhau.

Việc cho HS thực hiện nhiều kiểu, loại câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các em có khả năng tư duy linh hoạt, qua đó có thể đánh giá được nhiều năng lực học tập của của các em.

Để đánh giá năng lực đọc hiểu của HS lớp 5, đề kiểm tra cần được xây dựng theo 3 mức độ nhận thức : (1) Biết- hiểu ; (2) vận dụng ; (3) phản hổi - đánh giá.

Ở mức độ nào cũng có thể yêu cầu HS phát huy năng lực riêng của mỗi cá nhân (trong dùng từ, viết câu, thể hiện chiều sâu suy nghĩ và vốn hiểu biết, trải nghiệm của bản thân). Dưới đây là một ví dụ :

Hai anh thợ xây

Hai anh thợ đang xây bức tường của một tòa nhà, một người đến hỏi: "Các anh đang làm gì thế?". Người thợ xây thứ nhất trả lời với thái độ gắt gỏng : "Anh không thấy à ?Tôi đang cực khổ chét hồ để ốp từng viên gạch chứ còn làm gì nữa ?". Người thợ thứ hai nét mặt hồ hởi, ngẩng đầu lên, lau mồ hôi và hãnh diện nói : "Chúng tôi đang xây một công trình vĩ đại, một nhà thờ đấy !"

Theo Tôn Thất Khoa

Câu 1. Khi được hỏi, hai người thợ đã nói thế nào về công việc mình đang làm ?

a) Người thợ thứ nhất nói mình đang ...

b) Người thợ thứ hai nói mình đang...

Câu 2. Câu trả lời và thái độ của mỗi người thợ khi nói về công việc mình đang làm đã cho ta biết anh ta là người thế nào ?

Câu 3. Câu chuyện trên muốn nói điều gì với người đọc ?

Đối với đề kiểm tra tự luận, HS được thực hành viết đoạn văn, bài văn trong các giờ Tập làm văn hoặc trong các đợt kiểm tra định kì. Để viết một câu văn, đoạn văn hay bài văn, HS phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để hình thành ý tưởng, xây dựng nội dung, sắp xếp ý, xây dựng lập luận, lựa chọn từ ngữ, tìm cách bày tỏ thái độ, chính kiến, v.v...

Theo chúng tôi, nên tăng cường loại đề bài tạo được cơ hội cho HS phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và huy động vốn vốn sống, vốn ngôn ngữ, cách diễn đạt, cách lựa chọn ngôn từ của mỗi em để hình thành nội dung văn bản.

Các nhà giáo dục học thế giới đã đưa nhiều ý tưởng khác nhau để phát huy hiểu biết, khả năng huy động vốn sống và trí tưởng tượng sáng tạo của HS. Chẳng hạn, theo một số chuyên gia, nên phổ biến trong nhà trường các dạng yêu cầu về kể chuyện, miêu tả và viết tranh luận, cụ thể như sau:

- Kể chuyện (Narrative) : HS được yêu cầu kể một câu chuyện theo trật tự các sự việc diễn ra (tức là có tính trật tự trước sau), đòi hỏi các em sử dụng thời quá khứ. Yêu cầu này nhằm phát triển kĩ năng kể chuyện của HS.

Trước đó HS được yêu cầu đọc một số truyện ngắn, xem các truyện tranh hoặc nghe các HS khác kể các câu chuyện mắt thấy tai nghe, sau đó cùng nhau thảo luận những điều các em kể, giáo viên giúp các em chú ý vào các khía cạnh như : nhân vật trong câu chuyện là ai, sự việc diễn ra khi nào, ở đâu, các gì đã xảy ra và tại sao điều đó lại xảy ra. Có thể sự kiện của câu chuyện được viết theo trật tự chưa thật hợp lí, GV sẽ đề nghị HS viết lại theo trật tự đúng.

- Miêu tả (Descritive) : HS tiểu học được luyện miêu tả người, nơi chốn, sự vật, hành động và các sự kiện (ví dụ như miêu tả một trận bóng đá).

Trong bài viết, HS phải sử dụng các từ ngữ miêu tả. Các từ ngữ này có khả năng vẽ nên một bức tranh trong tâm trí người đọc. Nói tóm lại, có thể phát triển kĩ năng miêu tả của HS bằng cách đề nghị các em thực hiện các hoạt động nói hoặc viết văn miêu tả về bản thân, môi trường xung quanh và các sự vật trong môi trường đó, (như lớp học, mái trường, ngôi nhà, những người quen của mình,...).

- Viết tranh luận (Discursive) : Đây là kiểu viết nhằm thuyết phục người đọc đồng ý với người viết về một điều gì đó. Người viết sẽ trình bày một ý kiến có tính lập luận.

Cách tốt nhất để giới thiệu kiểu viết này là bắt đầu bằng một cuộc tranh luận (nói), tập thể hiện khả năng suy luận, dựa trên các sự kiện để chứng minh... Thông qua việc đánh giá cuộc tranh luận và thực hành suy luận, người viết sẽ bắt tay vào viết một bài tranh luận một cách thuận lợi hơn.

Ba dạng tự luận trên đây chỉ là một trong nhiều cách thức rèn năng lực tạo lập văn bản cho HS tiểu học. Ba kiểu viết đó hay bất kì thể loại viết nào cũng có thể tạo được cơ hội cho HS phát triển năng lực, miễn là các em được viết về những điểu các em quan tâm, mơ ước hoặc muốn được chia sẻ.

Dù ở lứa tuổi nào, khi trong bài viết của HS bộc lộ được khả năng sáng tạo dù nhỏ (ở hình thức hay nội dung bài viết), GV cũng cần khích lệ, động viên, khen ngợi để các em phấn khởi và có mong muốn tạo ra những bài viết sáng tạo hơn.

GV có thể động viên, khích lệ, khen ngợi sự tiến bộ của từng HS trước lớp, điều này sẽ giúp các em tự tin hơn trong việc được thể hiện năng lực học tập và khả năng sáng tạo của mình.

Song song với việc GV đánh giá khả năng sáng tạo của HS, cần tạo cơ hội để HS đánh giá lẫn nhau. GV cần khuyến khích các em không chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá mà còn phải thảo luận tìm cách làm thế nào có được văn bản hay hơn, mới mẻ, độc đáo hơn.

Tăng cường câu hỏi mở trong các bài kiểm tra môn Tiếng Việt (dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận) ở Tiểu học là giải pháp tích cực và thiết thực trước mắt, giúp HS có cơ hội phát huy năng lực, sở trường, niềm hứng thú trong học tập.

Đây cũng là một việc làm cụ thể, góp phần chuẩn bị cho việc triển khai việc đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tạiKhông thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
15:25:17 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc
15:48:15 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Netizen

18:26:06 22/12/2024
Nhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm công chúa Trung Đông , có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng

Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng

Thế giới

18:18:01 22/12/2024
Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Đức, số người thiệt mạng sau vụ lao xe tại chợ Giáng sinh Magdeburg đã tăng lên thành 4 người.
Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý

Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý

Sao thể thao

17:57:52 22/12/2024
Tối ngày 21/12, đội tuyển Việt Nam tiếp đón tuyển Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Vợ và mẹ của Quang Hải cùng đến sân để cổ vũ anh chàng cùng tuyển Việt Nam thi đấu.
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.