Đánh giá năng lực: Đổi mới từ đề thi
Yêu cầu “thuộc bài” trong đề thi THPT quốc gia đã giảm rất nhiều. Thay vào đó, đề thi cung cấp dữ liệu, sự kiện để thí sinh vận dụng sự hiểu biết đưa ra các đánh giá, nhận xét.
Đề thi được đánh giá là một trong những điểm thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2015 khi đạt cả 2 mục tiêu: vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa là cơ sở để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Đề thi được xem là đạt độ phân hóa cao và thiên về đánh giá năng lực hơn là chỉ kiểm tra kiến thức của thí sinh.
Hết thời ra đề thi “học vẹt”
Chương trình giáo dục sau năm 2000 (CT2000) được Quốc hội thông qua theo Nghị quyết 40/2000 được triển khai từ năm học 2002-2003 đến nay vẫn là chương trình hiện hành.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 5 năm vận hành, CT2000 với bản chất là chương trình tiếp cận theo nội dung – còn gọi là giáo dục định hướng nội dung dạy học, định hướng đầu vào – đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Theo đó, chương trình này coi trọng truyền đạt kiến thức và nặng lý thuyết, nặng dạy chữ, không chú trọng dạy người; kiến thức hàn lâm, chưa bảo đảm tính sư phạm, ít tích hợp và phân hóa; tổ chức dạy học chủ yếu trên lớp bằng cách giáo viên thuyết trình, không coi trọng hoạt động học của học sinh và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; chú trọng đánh giá học sinh bằng điểm số, gây áp lực cho nhà trường và xã hội..
Những điều nêu trên được thấy rất rõ qua các đề thi. Trong đó, tính chất kiểm tra kiến thức (yêu cầu thí sinh phải thuộc bài) thể hiện nổi bật, nhất là trong các môn thuộc khối xã hội, nhân văn thi dưới hình thức tự luận như văn, sử, địa.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước chỉ nhằm đơn thuần là công nhận việc hoàn tất chương trình học phổ thông chứ không đặt nặng việc phân hóa, phân cách thí sinh. Vì thế, dễ hiểu là tỉ lệ thí sinh đạt điểm trung bình ở từng môn thi rất cao để tỉ lệ tốt nghiệp chung của cả nước trong 5 năm gần đây đều trên 95%.
Thậm chí, năm 2014 đã ghi nhận một “mùa bội thu” điểm 10 ở hầu hết các môn từ toán, lý, hóa, sinh đến địa lý, lịch sử. TP HCM năm 2014 có gần 66.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT nhưng có tới 15.294 điểm 10. Trong đó, môn toán có 8.059 điểm 10, môn lý 731 điểm 10, môn hóa 3.735 điểm 10, tiếng Anh 2.065 điểm 10 và môn sinh 704 điểm 10.
Video đang HOT
Có sự đổi mới rất lớn về đề thi trong 2 năm 2006 (ảnh trên) và 2015 (ảnh dưới)
Không dễ dàng ra đề thi mở
Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội ban hành vào cuối năm 2014 tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa theo lộ trình bắt đầu từ năm 2018 (gọi là CT2018).
Theo những nhà soạn chính sách, bản chất của CT2018 là chương trình tiếp cận theo đầu ra, còn gọi là giáo dục định hướng kết quả đầu ra, định hướng đầu ra năng lực. Vì thế, những hạn chế và bất cập trong CT2000 sẽ cơ bản được khắc phục.
Đặc biệt, Nghị quyết 88/2014/QH13 nêu rõ: “Thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với lộ trình thực hiện đề án. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH…”.
Trên thực tế, để đạt mục tiêu đáp ứng cả yêu cầu xét tốt nghiệp THPT lẫn xét tuyển vào ĐH, CĐ, việc định hướng ra đề thi thiên về đánh giá năng lực bắt đầu được thực hiện rõ nét trong năm 2015.
Với kỳ thi THPT quốc gia 2016 sắp tới, Cục Khảo thí cho biết đề thi sẽ tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa tốt hơn để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng cả 2 mục tiêu vừa thi tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Tỉ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản (thiên về kiểm tra kiến thức) chiếm khoảng 60% tổng số điểm và mức độ nâng cao (đánh giá khả năng vận dụng kiến thức) chiếm khoảng 40%.
Tuy nhiên, việc ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực, đôi khi còn được gọi đơn giản là đề thi mở, không phải dễ dàng. Gần đây, tình trạng sai đề thi một cách ngớ ngẩn, dở khóc dở cười đã xuất hiện trong một vài kỳ thi ở các địa phương.
Với tính chất “mở”, đáp án cũng phải “mở” và do vậy cũng dễ đưa đến các tranh cãi về đáp án nếu nội dung của đề thi được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, nhất là những nội dung liên quan đến các vấn đề thời sự diễn ra trong thực tế.
Với chương trình giáo dục hiện hành, học sinh học theo môn, các kỳ thi được tổ chức thi theo môn, học sinh có điểm thi của từng môn và được xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo tổ hợp điểm của 3 môn thi. Chính vì vậy, kỳ thi còn rất nặng nề do phải kéo dài nhiều ngày.
Trong xu hướng đổi mới thi và tuyển sinh, ĐHQG Hà Nội đã đi tiên phong và đổi mới mạnh mẽ nhất ở khâu đề thi. Thay vì phải kéo dài trong 3 ngày như kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây (1 buổi làm thủ tục và 3 buổi thi), thí sinh chỉ thi trong 1 buổi, thực hiện trên máy tính một đề thi tích hợp dạng trắc nghiệm (140 câu) trong thời gian 195 phút. Đây chính là dạng thức đề thi cần hướng đến cho những kỳ thi quy mô lớn như kỳ thi THPT quốc gia trong những năm sau này.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa/Người Lao Động
100 cán bộ ra đề thi Đánh giá năng lực
Ngày đầu tiên của kỳ thi Đánh giá năng lực, thí sinh bị cảm cúm và nhầm môn thi ngoại ngữ phải chuyển ca thi. Theo lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, 100 cán bộ tham gia ra đề thi.
Chiều 5/5, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Trong ca thi Đánh giá năng lực sáng nay, 4.931 thí sinh làm bài thi ngoại ngữ, đạt tỷ lệ 96,7 %. Điểm thi Đại học Thủ đô có một thí sinh bỏ thi.
Số thí sinh thi Đánh giá năng lực phải chuyển ca là 2/380, chiếm tỷ lệ 0,53%. Số em thi Đánh giá năng lực ngoại ngữ phải chuyển ca là 8/5.100, chiếm tỷ lệ 0,15%. Trong đó, một thí sinh bị nhầm môn thi và một thí sinh cảm cúm.
Đặc biệt, không có thí sinh, cán bộ coi thi bị kỷ luật trong ngày thi đầu tiên.
Theo ông Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội không công bố bộ đề nguồn, đáp án, cũng như không tổ chức phúc khảo bài thi Đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi có nhiều điểm khác biệt và đã được kiểm định, rà soát qua 13 bước xây dựng và thử nghiệm.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết 100 cán bộ ra đề thi Đánh giá năng lực. Ảnh: Quyên Quyên.
Danh sách những người ra đề thi cũng được bảo mật, bao gồm 100 cán bộ thuộc nhiều đơn vị khác nhau (cả những cán bộ cao niên, nhiều nhà khoa học có kinh nghiệm về hưu nhưng sức khỏe còn tốt và cán bộ trẻ tuổi). Cán bộ ra đề đều được tập huấn kỹ năng, xác định tiểu mục đề để có lượng câu hỏi là "thước đo".
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho biết, kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 có 70.000 thí sinh tham dự, cao gấp 1,5 lần năm 2015. Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn giữ nguyên 21 điểm thi trên 7 tỉnh thành phố nhưng số ca, ngày thi được kéo dài, từ 5-15/7.
Ông Sơn đánh giá, đây là xu hướng để triển khai kỳ thi nếu có cách thức tổ chức hợp lý sẽ đáp ứng số lượng thí sinh lớn. Số lượng ngân hàng câu hỏi toàn bộ kỳ thi được tăng lên 8.000, mỗi phòng có 5% máy tính dự phòng.
Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 chỉ giới hạn 70.000 thí sinh, một số thí sinh do hết suất đăng ký nên tình nguyện thi xa tại các địa điểm tỉnh thành khác. Tuy nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bổ sung phòng thi, hỗ trợ 124 trường hợp thí sinh từ Hà Nội phải vào Nghệ An.
Ngày mai (6/5), thí sinh làm bài thi ngoại ngữ trên máy tính, là một trong các môn học tiếng Anh (D1), tiếng Nga (D2), tiếng Pháp (D3), tiếng Trung Quốc (D4), tiếng Đức (D5) và tiếng Nhật (D6), gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển.
Từ ngày 7 - 8/5 và 13 - 15/5, thí sinh làm bài thi bài Đánh giá năng lực, bao gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 195 phút. Kết quả bảo bài thi Đánh giá năng lực này được bảo lưu trong 2 năm.
Theo Zing
Các trường ráo riết chuẩn bị thi THPT quốc gia Công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2016 đang được địa phương cũng như các trường ĐH gấp rút triển khai, trong đó nhiều nơi cho học sinh thi thử. Hà Nội là địa phương có số cụm thi lớn nhất cả nước với một cụm do Sở Giáo dục và Đào tạo TP và 5 cụm do các trường...