Đánh giá mới về ‘bên thất bại’ trong cuộc xung đột Nga – Ukraine
Mặc dù Nga đang gặp khó khăn, nhưng những bên liên quan khác vẫn là “kẻ thua cuộc” trong xung đột ở Ukraine.
Không bên nào là người chiến thắng hoàn toàn trong cuộc xung đột Nga – Ukraine. Ảnh: TASS
Theo Amotz Asa-El, nhà bình luận cấp cao của tờ Bưu điện Jerusalem ngày 23/7, Nga vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kể từ khi họ phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, dẫn đến cuộc đối đầu với phương Tây với một loạt các biện pháp trừng phạt. Mặc dù vậy, những thiệt hại là không chỉ với Moskva mà còn đối với tất cả những bên liên quan khác, do đó nhiều người đang kêu gọi một sự tỉnh táo về các mục tiêu của phương Tây khi cuộc xung đột bước sang tháng thứ 6.
Với Nga, ông Amotz Asa-El cho rằng những thách thức của nước này rõ ràng. Về mặt chính trị, họ không thành công trong việc đánh bại Ukraine một cách nhanh chóng. Về mặt kinh tế họ bị bao vây. Về mặt công nghiệp quốc phòng, vũ khí của Nga bộc lộ nhiều vấn đề và về mặt ngoại giao, hành động của Nga đã dẫn đến việc NATO mở rộng sang Thụy Điển và Phần Lan.
Tuy nhiên, nhưng bên liên quan khác cũng không phải là “người chiến thắng” trong cuộc xung đột này, cụ thể:
Video đang HOT
Với Ukraine, nước này đã “dũng cảm” đứng lên đối đầu với các lực lượng Nga, nhưng hậu quả là hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải sơ tán; nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị hư hại, việc khôi phục và tái thiết sẽ mất hàng chục năm và tiêu tốn hàng tỷ USD.
Với Mỹ, quyết tâm của Washington rất ấn tượng, nhưng nỗ lực quyết định cuộc xung đột thông qua các biện pháp trừng phạt đã thất bại.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây chủ yếu được các nước phương Tây ủng hộ, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Brazil vẫn né tránh. Chỉ riêng những nước này đã chiếm gần một nửa dân số thế giới, cộng thêm toàn bộ châu Phi.
Đúng vậy, các biện pháp trừng phạt tài chính do Mỹ dẫn đầu khiến người Nga gặp khó khăn trong việc vay và chi tiêu bằng USD, euro,… nhưng về hàng hóa, dù là nguyên liệu thô hay thành phẩm, không có gì Nga không thể mua ở nước ngoài.
Điều này là do Nga luôn có sẵn nguyên liệu thô và không có sản phẩm quan trọng nào mà ngành công nghiệp của họ không thể sản xuất. Lạm phát 22% – điều mà người Nga hiện đang phải đối mặt – có tốt cho nền kinh tế của họ không? Chắc chắn là không, nhưng so với những gì nước Nga trước đây phải gánh chịu trong các cuộc chiến tranh ở châu Âu vào thế kỷ trước thì điều này thậm chí không có nhiều ý nghĩa.
Nói tóm lại, các biện pháp trừng phạt do Mỹ đứng đầu nhằm vào Nga, tuy gây đau đớn về mặt kinh tế, nhưng lại không hiệu quả về mặt chính trị. Khả năng phục hồi kinh tế của Nga được thể hiện rõ ràng trên các thị trường tiền tệ nơi giá trị đồng rúp đang phục hồi. Khi xung đột nổ ra, đồng rúp giảm mạnh từ 74 xuống 127 USD, nhưng hiện được bán ở mức 56 USD, một mức giá phản ánh hoạt động ngoại thương tốt, bao gồm cả việc bán dầu cho Trung Quốc, phân bón đến Brazil và vũ khí cho Ấn Độ.
Với châu Âu, cuộc xung đột đã khiến lục địa này hồi sinh sự đoàn kết nhất định. Tuy nhiên, phép thử lớn đối với lục địa này sẽ đến vào mùa Đông năm sau, khi việc EU ngừng mua khí đốt của Nga sẽ khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng. Đó có thể là khi châu Âu bị chia rẽ trở lại.
Cho dù kết cục là chia rẽ giữa những người theo chủ nghĩa lý tưởng và thực dụng hay giữa người giàu và người nghèo, rất có thể nhu cầu về khí đốt sưởi ấm vào mùa Đông sẽ phá vỡ mặt trận thống nhất hiện tại của châu Âu.
Theo tính toán của Điện Kremlin, đó có lẽ sẽ là một thành tựu có giá trị hơn nhiều so với hàng tỷ USD thu được từ xuất khẩu khí đốt nếu được khôi phục hoàn toàn. Một chiến thắng thậm chí còn lớn hơn theo quan điểm của Nga có thể xuất hiện trên thị trường tài chính, nơi việc vay nợ tăng gấp đôi của các nền kinh tế Nam Âu có thể dẫn đến áp lực gia tăng đối với đồng euro và nguy cơ sụp đổ của nó.
Tuy nhiên, một nạn nhân đáng chú ý của cuộc xung đột là nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại, thế giới bên ngoài vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng, ngũ cốc và kim loại của Nga. Do đó, tình trạng lạm phát đang hoành hành trên toàn thế giới và vễn cảnh bạo loạn nổ ra ở các nước nghèo hơn, đặc biệt là ở Trung Đông.
LHQ: Số người sơ tán khỏi Ukraine tăng lên trên 9,5 triệu người
Ngày 20/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết số người sơ tán khỏi Ukraine đã vượt quá 9,5 triệu người kể từ khi xảy ra xung đột tại nước này hồi cuối tháng 2 năm nay.
Người tị nạn Ukraine xếp hàng chờ đăng ký xin giấy phép lưu trú tại Praha, CH Séc, ngày 2/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo UNHCR, kể từ sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga đến nay, tổng cộng 9.547.969 triệu người đã rời khỏi Ukraine. Trong khi đó, theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), ngoài những người rời khỏi đất nước, tính đến ngày 23/6 vừa qua, tại Ukraine còn có khoảng 6,2 triệu người sơ tán trong nước.
Cùng ngày 20/7, hãng tin RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các mục tiêu của Moskva trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine không còn giới hạn ở khu vực Donbas, miền Đông nước này, mà sẽ mở rộng ra một số khu vực khác. Quan chức ngoại giao Nga nhấn mạnh mục tiêu của Nga sẽ còn tiếp tục mở rộng nếu phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ cùng các nước phương Tây đã hỗ trợ Ukraine cả về tài chính và vũ khí. Hiện phương Tây đã chuyển giao hoặc cam kết dành cho Kiev trên 10 tỷ USD viện trợ quân sự, trong đó có tên lửa vác vai, xe bọc thép, các loại súng trường và đạn dược.
Triều Tiên có thể cử người lao động tham gia tái thiết Donbass Theo Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên có thể cử công nhân xây dựng đến miền Đông Ukraine để tái thiết lại cơ sở hạ tầng tại đây. Khu vực Sievierodonetsk ở miền Đông Ukraine bị tàn phá bởi xung đột. Ảnh: Reuters Theo trang tin chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên NK News, Đại sứ Alexander Matsegora cho biết...