Đánh giá loa Onyx Studio 8: Thiết kế không đổi, sự thay đổi đến từ bên trong
Onyx Studio là dòng loa vốn đã không còn quá xa lạ với những người yêu âm thanh, đến thời Onyx Studio 8 hãng sản xuất Harman Kardon không thực hiện nhiều thay đổi ở thiết kế bên ngoài, thay vào đó là những tinh chỉnh bên trong nhằm mang đến những trải nghiệm âm thanh thú vị hơn, ít nhất là trung hòa hơn ở các dải âm.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên có thể nhận ra rằng ngoại hình của Onyx Studio 8 tương tự với thế hệ tiền nhiệm, gần như không có sự thay đổi nổi bật nào.
Onyx Studio 8 được tạo thành với 2 phần chính gồm khu vực đặt loa và các phím điều khiển được bọc bởi một lớp vải và tay nắm kim loại bao quanh loa. Kiểu thiết kế này mang đến một cảm giác rất vũ trụ và có nét tương lai, dễ khiến cho những tâm hồn yêu thiên văn tưởng tượng đến hình ảnh một ngôi sao được bao quanh bởi một vành đai nào đó.
Thiết kế trừu tượng là như vậy nhưng kiểu tạo hình này lại chiếm khá nhiều diện tích nếu so sánh với những thiết bị Onyx Studio đời 5 và 6. Phần tay cầm kim loại được cố định với thân loa, do đó cần một diện tích đủ lớn mới có thể đặt vững Onyx Studio 8 trên mặt phẳng. Nhiều người dùng từng hy vọng rằng, tay cầm trên Onyx Studio 8 có thể gập lại để gọn hơn nhưng điều đó đã không trở thành hiện thực.
Onyx Studio 8 đã loại bỏ adapter gắn liền trên dây sạc, Harman Kardon tích hợp adapter vào bên trong thân loa, điều này giúp gọn gàng hơn khi cắm sạc cho loa nhưng khiến cho Onyx Studio nặng hơn khoảng 300 gram.
Một điểm mới nữa trong thiết kế của Onyx Studio là ở hệ thống phím bấm, thay vì phím “pause” thì nay nó đã được chuyển thành biểu tượng chiếc điện thoại, ý chỉ rằng chiếc loa này đã có thể hỗ trợ đàm thoại nhờ được trang bị 2 micro.
Hai micro đặt bên trong Onyx Studio 8 không chỉ mang lại khả năng đàm thoại, mà nó còn giúp chiếc loa này có thể nhận diện được không gian xung quanh, để tự điều chỉnh khả năng phát ra âm thanh phù hợp với khu vực mà người dùng đang đặt loa. Trong điều kiện thực tế, khá khó để bạn có thể cảm nhận được sự hiệu quả của tính năng nay.
Được nhiều người nghe nhận định là dòng loa cho khả năng nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau và có khả năng thể hiện dải âm trầm khá tốt cả chất lẫn lượng. So với phiên bản tiền nhiệm, Onyx Studio đã tiết chế lại một chút phần âm trầm, vẫn giữ lại được sức mạnh, độ lực của dải âm trầm và vẫn đủ để thể hiện các dải âm khác được chính xác hơn.
Điều chỉnh giảm âm trầm (bass) đã tạo cơ hội cho dải âm trung (mid) được thể hiện nhiều hơn mặc dù nhà sản xuất gần như không có sự cải tiến nào ở dải âm này, giọng ca sĩ đa tách bạch và rõ ràng hơn không còn bị lấn bởi dải âm trầm nữa.
Tương tự với dải âm trung, dải âm cao cũng không thể hiện được sự thay đổi nào so với đời cũ. Tiếng nhạc cụ, tiếng va chạm của kim loại,… được thể hiện vừa đủ để tạo nên sự sôi động và cảm xúc cho người nghe. Với những bản nhạc mà tiếng nhạc cụ đánh dồn dập, Onyx Studio có xu hướng thể hiện “nhạt” hơn, chi tiết không còn quá tốt và không theo kịp nhịp độ của bài hát. Tất nhiên, thể hiện dải âm cao luôn là một thử thách với các loại loa, tai nghe, với Onyx Studio 8 khi mà ưu điểm nằm ở dải trầm thì việc thể hiện không quá xuất sắc dải cao là điều khó tránh khỏi.
Video đang HOT
Thời lượng pin của Onyx Studio 8 được nhà sản xuất công bố là khoảng 7-8 tiếng nhưng nếu bạn chơi nhạc ở mức âm lượng lớn thì con số 8 tiếng chỉ còn chưa được 5 tiếng đồng hồ.
Với mức giá khoảng 6 triệu đồng, Onyx Studio 8 là một lựa chọn phù hợp cho những người dùng đang tìm kiếm một chiếc loa để nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau, nhưng nổi bật nhất vẫn là nghe các dòng nhạc điện tử vì dải âm trầm vẫn là lợi thế của chiếc loa này.
Đánh giá Samsung Galaxy Z Flip4: mang đến những trải nghiệm thích thú
Samsung Galaxy Z Flip4 luôn đem lại sự thoải mái mỗi khi mình sử dụng và không thể phủ nhận đây vẫn là chiếc máy mình yêu thích nhất.
Thiết kế tổng thể
Có ý kiến cho rằng Galaxy Z Flip4 chẳng khác mấy so với Galaxy Z Flip3 trước đó. Điều đó có phần đúng, tuy nhiên thực tế Galaxy Z Flip4 đã có sự nâng cấp mặc dù nhìn bề ngoài khá giống nhau. Thay đổi lớn nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường đó là cạnh viền của Galaxy Z Flip4 phẳng hơn, thông thường cạnh quá phẳng sẽ khiến cầm máy khó khăn hơn, cấn tay hơn nhưng nó không đúng với điện thoại gập, khi mà chúng có độ mỏng hơn đa phần điện thoại thông thường nên cần có mặt phẳng để bạn tì tay vào chắc chắn hơn. Samsung vẫn bo cong nhẹ ở các cạnh nên không bị cấn tay nhiều. Nếu không dùng ốp, bạn sẽ thấy cầm Galaxy Z Flip4 chưa thực sự tự tin, nhưng cảm giác cầm đã tốt hơn Galaxy Z Flip3.
Thiết kế thẩm mỹ vẫn tiếp tục được duy trì trên thế hệ mới với thiết kế 2 tông màu bao quanh camera, sử dụng chất liệu kính bóng và kính mờ để tạo điểm nhấn. Nhưng chúng đều là kính cường lực Gorilla Glass Victus . Chưa kể bạn có thể tự chọn màu trên phiên bản Bespoke Edition.
Khung máy được làm cứng hơn nhờ Samsung đã thay đổi cấu trúc hợp kim nhôm để làm cho nó bền hơn. Bản lề cũng được cải thiện chắc chắn hơn, gập mọi góc độ nhưng lại mỏng hơn. Ngoài ra, bản lề giờ đây có thể gập lại hoàn toàn bằng phẳng, giống như Z Fold4. Máy cũng có khả năng chống nước IPX8. Lưu ý rằng Z Flip4 nặng hơn 4g so với Z Flip3 nhưng nó không quá đáng kể, tuy nhiên nếu dùng bằng một tay sẽ hơi khó khăn để với cao nhất bởi chiếc máy này cao hơn 2mm so với S22 Ultra.
Màn hình và trải nghiệm gập
Galaxy Z Flip4 sử dụng tấm nền AMOLED 6,7 inch giống như năm ngoái và màn hình ngoài 1,9 inch cũng giống hệt. Samsung đã dán sẵn miếng bảo vệ màn hình, bạn không nên tháo miếng dán này ra tránh làm hỏng màn hình. Viền màn hình năm nay đã mỏng hơn nên nhìn cao cấp hơn.
Chất lượng hiển thị không có gì phải bàn, màu sắc tương tự màn hình S22 Ultra chỉ là độ sáng thấp hơn một chút (772 nit) nhưng không gặp khó khăn nhiều trong việc hiển thị ngoài trời. Màn hình vẫn có tần số quét 120Hz có thể giảm xuống 1Hz. Điểm hạn chế duy nhất có lẽ là chiều ngang màn hình hơi nhỏ nên gõ phím không được thoải mái như điện thoại thông thường.
Màn hình phụ của máy được Samsung thêm nhiều tính năng hấp dẫn hơn như việc mình có thể chèn video làm hình nền, theme đồng bộ từ màn hình ngoài đến màn hình trong, thực hiện cuộc gọi ngay trên màn hình ngoài, dùng Samsung Pay luôn từ màn hình này. Nhưng tính năng mình thích nhất đó là dùng màn hình ngoài làm live view để chụp nhanh bằng camera sau, chỉ cần nhấn nút nguồn 2 lần và dùng phím âm lượng để chụp, mình có thể chụp nhanh khoảnh khắc nào đó mà không cần mở máy ra. Nếu muốn tận dụng màn hình này nhiều hơn bạn có thể cài thêm ứng dụng CoverScreen OS để mở mọi ứng dụng với màn hình ngoài, thêm nhiều Widget cho các ứng dụng bên trong.
Sử dụng một chiếc điện thoại gập đem đến cho mình cảm xúc nhiều hơn, ngoài việc bạn có thể gập gọn và dễ dàng cho vào túi xách hay túi quần thì nó giúp tật xấu 'nghiện' điện thoại giảm đi. Mỗi khi không muốn dùng điện thoại nữa, chỉ cần gập máy vào là xong, không cần thoát ứng dụng. Trong khi đó, nếu là điện thoại thông thường, mình bị mất tập trung bởi những thứ trên màn hình, chỉ cần chạm vào màn hình là rất nhiều thông báo hiện lên. Thậm chí không có thông báo nào mình cũng mở máy lên và lướt lướt trong vô thức rồi lại tốn nhiều thời gian hơn. Với điện thoại gập, điều đó được hạn chế hơn, vì muốn mở máy ra bạn phải mở màn hình gập, chính vì sự 'ngại' đó khiến bạn bớt muốn mở máy lên mà không có mục đích gì rõ ràng, mình có thể tập trung làm những việc khác hơn.
Hơn nữa, mình cảm giác trong một cuộc hẹn, khi mình quyết định gập máy và để xuống bàn, mọi người sẽ cảm giác mình đang thực sự tập trung để trò chuyện hơn là để một chiếc điện thoại thông thường rồi thỉnh thoảng ngó ngó. Vì không chạy Android 12L như Z Fold4 nên Flip4 không có những tính năng như chuyển đổi ứng dụng nhanh chóng, nhưng dù sao máy cũng không có màn hình quá lớn nên điều đó không cần thiết.
Hiệu năng
Galaxy Z Flip4 có cấu hình mạnh với con chip Snapdragon 8 Plus Gen 1 mới, RAM 8GB, bộ nhớ 128/256/512GB. Tuy nhiên mình cũng không quá quan tâm tới hiệu năng vì với nhu cầu sử dụng cơ bản cho công việc, chiếc máy này hoàn toàn làm mình hài lòng, đáp ứng nhanh, không bị giật lag. Dù sao đây không phải chiếc máy dành cho chơi game. Mình có chơi thử Genshin Impact trong khoảng 1 giờ thì thấy máy nóng lên khá nhanh, giật lag có xuất hiện, có thể do máy quá mỏng nên tản nhiệt không được tốt nhưng như mình đã nói ban đầu, mình không quan tâm lắm đến khả năng chơi game nặng của chiếc máy này.
Thời lượng pin
Samsung biết họ cần cải tiến những gì và pin là một trong số đó khi hãng đã nâng dung lượng lên 3.700mAh, lớn hơn 12% so với Z Flip3 đi kèm con chip 4nm nên thời lượng sử dụng của mình lên được khoảng 6 tiếng với các tác vụ hỗn hợp cường độ cao, thoải mái hơn hẳn Z Flip3.
Rất may năm nay Samsung cũng nâng sạc nhanh từ 15W lên 25W nên thời gian sạc ngắn hơn, mất dưới 80 phút để sạc đầy, sạc 30 phút đã có 52%. Mặc dù bạn vẫn phải mua sạc bên ngoài cũng như khó có thể so sánh công nghệ sạc nhanh của các hãng Trung Quốc nhưng nó vẫn tốt hơn nhiều so với năm ngoái.
Camera
Camera của Z Flip4 vẫn giữ ở độ phân giải 12MP với một góc thường và một góc rộng nhưng điểm ảnh lớn hơn, lên mức 1.8m để thu sáng tốt hơn. Phía trước vẫn là camera selfie 10MP, khẩu độ F2.4, điểm ảnh 1.22m, lấy nét cố định. Nói chung hệ thống này không nhiều khác biệt nên chất lượng hình chụp cũng tương đương thế hệ trước. Máy chỉ làm tốt hơn ở khả năng thu sáng, đỡ bệt chi tiết hơn. Màu sắc đậm chất Samsung, dễ nhìn, rực rỡ có thể đăng tải ngay lên mạng xã hội.
1 / 21
Một thứ khá thú vị đó là máy có thể gợi ý cho bạn chụp góc nào cho đẹp, cho cân khung hình, sẽ phù hợp cho bạn nào không biết nhiều về nhiếp ảnh. Ngoài ra, tính năng FlexCam giúp bạn có thể đặt máy ở mọi mặt phẳng, không cần đến tripod, gimbal, phục vụ cho việc livestream, quay vlog, tự chụp selfie rất tiện lợi. FlexCam cũng được tối ưu hóa cho các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram và cả WhatsApp.
Nhận định
Nhận định Z Flip4 chẳng khác gì Z Flip3 là một sai lầm. Z Flip4 mỏng hơn Z Flip3, pin lớn hơn, sạc nhanh hơn và chụp ảnh đẹp hơn. Rõ ràng Z Flip4 mang đến những nâng cấp hữu ích trong quá trình sử dụng hàng ngày và chỉ điều đó thôi cũng đủ lý do để nâng cấp nếu bạn muốn mua một chiếc điện thoại gập. Với mình, trải nghiệm Z Flip4 vẫn là thứ khiến mình thích thú nhất hơn bất kể chiếc điện thoại nào khác trong năm nay.
Cận cảnh điểm mới nhất trong thiết kế iPhone 14 Pro iPhone 14 Pro sẽ đánh dấu sự thay đổi quan trọng nhất về thiết kế lần đầu tiên kể từ khi Apple giới thiệu iPhone X vào năm 2017, thời điểm notch xuất hiện cùng với iPhone toàn màn hình đầu tiên của Apple. Các mẫu iPhone 14 Pro sắp tới sẽ chứng kiến sự xuất hiện của màn hình dạng đục lỗ...