Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7i Carbon: đã nhẹ còn nhanh
Lenovo Yoga Slim 7i Carbon nhắc nhẹ với chúng ta về một dòng máy doanh nhân ngon nghẻ mà lại dễ tiếp cận, nhanh và nhẹ là ưu điểm lớn nhất của phiên bản mới này.
Nhắc về laptop doanh nhân, phục vụ công việc có lẽ người dùng sẽ nghĩ ngay đến Dell, HP, Apple hay phần nào đó là Microsoft nhưng đừng quên chúng ta còn có Lenovo, nổi tiếng với dòng Yoga cũng tạo được ấn tượng rất tốt. Mới đây hãng đã ra mắt chiếc Yoga Slim 7i Carbon, nó không cao cấp như dòng Yoga 9i nhưng nếu yêu thích một chiếc laptop nhẹ với hiệu suất nhanh thì chiếc máy này có vô số ưu điểm.
Mỏng nhẹ, dễ mến
Khó có thể nói Lenovo Yoga Slim 7i Carbon là chiếc máy quá nổi bật về mặt thiết kế nhưng nếu cần sự bóng bẩy có lẽ những ai yếu mến chiếc máy này đã không tìm đến nó. Yoga Slim 7i Carbon hướng tới sự tối giản, thân thiện với người dùng với mặt A gần như trắng trơn và bo cong rất nhiều ở các cạnh. Với lớp vỏ hợp kim magiê sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ, đồng thời được gia cường với nhiều lớp sợi carbon, máy có trọng lượng siêu nhẹ 968g và khung máy mỏng 14,8 mm tại điểm mỏng nhất, Yoga Slim 7i Carbon là ‘chân ái’ cho những ai yêu thích laptop mỏng nhẹ và bền bỉ.
Bàn phím của Yoga Slim 7i Carbon trải dài đến tận khung máy, layout phím hợp lý, kích thước phím đủ lớn tuy nhiên hành trình phím còn hơi ngắn và bàn di chuột không lớn hơn đáng kể so với mặt bằng chung laptop Windows năm 2022.
Video đang HOT
Về cổng kết nối, Lenovo Yoga Slim 7i Carbon đầy đủ hơn MacBook khi có 2 cổng USB Type-C bố trí ở cả 2 cạnh, tiện lợi hơn nhiều, trong đó một cổng là USB-C 3.2 Gen 2 , còn lại là Thunderbolt 4 (bên trái). Nhưng nó vẫn thiếu khá nhiều cổng điển hình như USB-A hay jack âm thanh. Bạn sẽ chỉ có một nút gạt để tắt camera, khi tắt camera cũng không có đèn thông báo gì. Rất may là bạn vẫn có webcam 720p chứ không bị cắt giảm.
Màn hình chất lượng
Lenovo Yoga Slim 7i Carbon được trang bị tấm nền IPS LCD 13,3 inch 8-bit độ phân giải 2,5K “PureSight”, tỷ lệ 16:10, tần số quét 90Hz. Màn hình được phù chống chói cùng độ sáng 400nits nên tương đối dễ nhìn ngoài trời, hỗ trợ HDR. Chất lượng hiển thị ở mức tốt, phủ 100% sRGB, 68,8% Adobe RGB và 70,7% DCI P3, Delta E là 2,35, tất nhiên đây không phải những thông số lý tưởng để làm đồ họa, chỉnh sửa video chuyên nghiệp nhưng với người dùng bình thường, gần như không có gì để chê màn hình này.
Cấu hình hợp lý
Phiên bản mình thử nghiệm sử dụng Intel Core i7-1260P, con chip 12 lõi 16 luồng, có thể tăng tốc lên đến 4,7GHz đi kèm 16GB RAM LPDDR5 và 1TB bộ nhớ PCIe Gen 4. Ở chế độ hiệu suất, Lenovo Yoga Slim 7i Carbon đạt số điểm chấm trên Cinebench R23 tương đồng LG gram 17, Samsung Galaxy Book 2 Pro hoặc Zenbook 14 mới nhất, với 8942 điểm đa lõi và 1503 điểm lõi đơn. Điều này cũng đúng với cả PCMark 10, với số điểm là 5091 điểm.
Tốc độ SSD Samsung trong PCIe Gen 4 cũng không khác biệt vì vậy có thể thấy Yoga Slim 7i Carbon tối ưu khá tốt hiệu năng mặc dù thân hình khá mỏng. Với cấu hình này mình thoải mái làm việc trên khoảng 20 tab Chrome mà không gặp hiện tượng giật lag hay phải load lại liên tục.
Chơi một số game như Shadow of the Tomb Raider thì phải giảm độ phân giải xuống 720p máy mới chơi được ổn định nhất. Dẫu sao đây không phải chiếc máy hướng tới chơi game, điều mình quan tâm nhất là những tác vụ cơ bản có mượt mà hay không thì Yoga Slim 7i Carbon đã thỏa mãn được mình.
Tuy nhiên nhiệt độ của máy tăng khá nhanh ngay cả khi sử dụng chế độ bình thường, đặc biệt là bên dưới vì vậy bạn nên đặt máy lên bàn làm việc khi dùng, tránh để lên đùi, trải nghiệm sẽ không quá tốt.
Loa ngoài và pin
Yoga Slim 7i Carbon được trang bị bộ loa stereo hỗ trợ Dolby Atmos và tinh chỉnh bởi Harman Kardon. Âm lượng không quá lớn nhưng chất âm khá tốt, các dải tách biệt và chi tiết rõ ràng, không thua kém nhiều loa của MacBook.
Về pin, dung lượng chỉ là 50Wh, tương đối nhỏ, với nhu cầu nhẹ nhàng của mình như lướt web, xem một vài video và một chút nhạc nhẹ nhẹ thì máy có thể hoạt động được gần 9 giờ, đủ cho một ngày làm việc văn phòng nhưng nếu phải chỉnh sửa ảnh thường xuyên hay edit video nhẹ nhàng thì bạn cần đến sạc nhanh 65W đi kèm. Xem YouTube liên tục thì máy chỉ trụ được khoảng 5 giờ rưỡi.
Nhận định
Lenovo Yoga Slim 7i Carbon là mẫu máy đáp ứng được những ai xác định rõ nhu cầu, cần sự nhẹ nhàng, gọn gàng và tối giản, không làm việc nặng lâu dài, giải trí tốt. Lenovo Yoga Slim 7i Carbon Core i7-1260P hiện có giá khởi điểm 30 triệu đồng, bảo hành 3 năm đi kèm dịch vụ Lenovo Premium Care (gói dịch vụ cao cấp)
Dell ra mắt laptop với dãy nút cảm ứng ngay sau khi Apple thừa nhận thất bại với Touch Bar
Dell XPS 13 Plus là phiên bản nâng cấp của XPS 13 về mặt ngoại hình và cấu hình với chip Intel Core thế hệ 12 mới nhất.
Mới đây tại CES 2022, Dell đã chính thức công bố chiếc XPS 13 Plus. Đây là phiên bản nâng cấp của chiếc XPS 13 vốn được đánh giá là một trong những chiếc laptop tốt nhất trên thị trường hiện nay.
So với phiên bản XPS 13 truyền thống, XPS 13 Plus có thiết kế tổng thế khá tương đồng với lớp vỏ nhôm nhôm với hai phiên bản màu sắc là Platinum và Graphite. Sự khác biệt lớn nhất của XPS 13 Plus đến từ bàn phím và trackpad.
Del đã loại bỏ cụm phím chức năng (F1-F12) truyền thống và thay vào đó là một cụm nút bấm cảm ứng. Các nút bấm này sẽ có thể chuyển đổi trạng thái giữa phím F1-F12 hay các nút chức năng hệ thống (tăng giảm độ sáng màn hình, đèn nền, âm lượng...). Ngoài các phím F1-F12, Dell cũng đưa hai phím chức năng khác là Esc và Delete vào cụm này.
Ý tưởng này của Dell với XPS 13 Plus đến không lâu sau khi Apple loại bỏ Touch Bar khỏi những mẫu MacBook Pro cao cấp, sau hàng loạt lời phàn nàn từ người dùng vì sự vô dụng của dải nút cảm ứng này. Trong một thông cáo tới The Verge, Dell khẳng định "đây không phải là Touch Bar". Thực tế, xét về mặt tính năng, cụm phím cảm ứng của XPS 13 Plus chỉ có hai trạng thái nói trên, chứ không thể thay đổi tùy ý theo ứng dụng với các nút chức năng đặc thù như Touch Bar của Apple.
Bàn phím của XPS 13 Plus được thay đổi với thiết kế liền mạch, không còn khoảng cách giữa các phím bấm. Các nút bấm được làm lớn hơn và có hành trình phím 1mm.
Trackpad cũng một là điểm nhấn của XPS 13 Plus. Về ngoại quan, người dùng sẽ không thể nhận ra rằng đâu là hai cạnh bên của trackpad và có thể lầm tưởng rằng toàn bộ phần dưới bàn phím là trackpad. Thử nghiệm thực tế cho thấy hai cạnh bên của trackpad của XPS 13 Plus có vị trí tương đương với hai phím Alt của bàn phím, nhưng từng đó cũng đã là rất lớn.
Đây cũng là thiết bị đầu tiên mà Dell mang đến công nghệ "ForcePad". Thay thế cho nút bấm vật lý, ForcePad sẽ sử dụng công nghệ rung phản hồi để tạo ra cảm giác như người dùng đang bấm một nút bấm thật. Công nghệ này khá giống với Force Touch mà Apple đang sử dụng trên MacBook.
XPS 13 Plus tiếp tục duy trì thế mạnh của người đàn anh XPS 13 với màn hình InfinityEdge viền siêu mỏng, với 4 tùy chọn màn hình khác nhau từ Full HD cho tới 4K, LCD cho đến OLED. Máy sở hữu camera hồng ngoại và cảm biến vân tay để người dùng có thể dễ dàng đăng nhập.
Về cấu hình, XPS 13 Plus được trang bị chip Intel Core thế hệ 12 mới nhất (Alder Lake). Một thay đổi lớn của Alder Lake trên laptop là Intel đã chia dòng chip U tiết kiệm điện thành hai phiên bản khác nhau: 15W tiết kiệm điện và 28W hiệu năng cao hơn. Tất cả mọi phiên bản XPS 13 Plus đều sử dụng chip 28W với 4 tùy chọn Core i5-1240P, Core i7-1260P, Core i7-1270P và Core i7-1280P.
Mang đến rất nhiều nâng cấp, nhưng XPS 13 Plus lại "thụt lùi" về khả năng kết nối khi bị lược bỏ khe cắm thẻ nhớ microSD và jack cắm tai nghe. Máy chỉ có duy nhất 2 cổng Thunderbolt 4/USB-C.
XPS 13 Plus sẽ được bán ra trong mùa xuân này với giá khởi điểm 1199 USD.
Apple đã bán được 6,5 triệu chiếc MacBook trong quý 3 năm 2021 Những nâng cấp gần đây trên MacBook đang đem lại thành công cho Apple khi hãng bán được tới 6,5 triệu chiếc MacBook trong quý 3 năm nay. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng vượt bậc này là do nhu cầu mạnh mẽ đối với Apple MacBook Air, một trong những thiết bị đầu tiên được trang bị chip Apple M1, con chip...