Đánh giá Laptop ASUS VivoBook Pro F571GD: Thiết kế thanh thoát, hiệu năng ‘đáng mơ ước’ trong tầm giá
Sở hữu thiết kế thanh thoát cùng hiệu năng đáng mơ ước trong tầm giá với card đồ họa rời. Mẫu Laptop ASUS VivoBook Pro sẽ là lựa chọn đầy hợp lý dành cho sinh viên, học sinh và các bạn nhân viên văn phòng.
Trước khi bắt đầu bài viết, mình xin phép điểm sơ một vài ưu và nhược nhiểm của chiếc máy (theo cảm nhận của riêng mình):
- Ưu điểm:
Thiết kế gần gũi, thanh thoát.
Cấu hình, hiệu năng ấn tượng trong phân khúc.
Tản nhiệt hoạt động hiệu quả.
- Nhược điểm:
Thời lượng pin còn hạn chế.Màn hình không nổi bật.
Thiết kế tổng thể của ASUS VivoBook Pro F571GD.
Còn bây giờ, hãy cùng mình trải nghiệm và đánh giá laptop ASUS VivoBook Pro F571GD nhé.
1. Thiết kế tổng thể
Thay vì được khoác lên chiếc áo màu bạc lấp lánh, ASUS chỉ mặc lên cho ASUS VivoBook Pro F571GD một bộ áo với tông đen đơn thuần. Đồng thời khi nhìn chung về ngoại hình thì mình không nhìn thấy quá nhiều cải tiến gây ấn tượng đến người dùng.
Thiết kế tổng thể của ASUS VivoBook Pro F571GD.
Tuy nhiên, chính nhờ sự đơn giản ở thiết kế đã giúp chiếc máy tạo được sự tương thích với nhiều độ tuổi khác nhau. Dù bạn là học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng, chiếc máy đều mang đến cảm giác gần gũi nhờ phong thái đơn thuần và không cầu kì, phức tạp.
ASUS VivoBook Pro sở hữu phong cách thanh thoát và đơn giản.
Mặc dù kích thước máy có hơi to một chút đó, nhưng trọng lượng thì không quá nặng đâu nên bạn có thể yên tâm khi mang máy theo bên mình. Tuy nhiên việc cầm nắm sẽ có một chút khó khăn, vi vậy mình khuyên bạn nên sử dụng bằng cả hai tay khi mang và di chuyển máy.
Ở cạnh trái, VivoBook Pro F571GD sẽ có gần như đầy đủ các cổng kết nối cần thiết gồm: Cổng sạc, cổng LAN, HDMI, USB 3.1, cổng USB Type-C và lỗ cắm âm thanh 3.5 mm.
ASUS VivoBook Pro sở hữu gần như đầy đủ các cổng kết nối cần thiết ở cạnh trái.
Ngoài ra thì ở cạnh phải, bạn cũng sẽ được hỗ trợ thêm hai cổng USB 2.0 và có cả khe cắm thẻ nhớ MicroSD.
ASUS VivoBook Pro còn cung cấp thêm 2 cổng USB 2.0 ở cạnh phải.
Có một điều chúng ta phải công nhận, đó là từng chi tiết trong thiết kế cũng như vị trí đặt của logo đều hợp mắt và quen thuộc. Chính nhờ yếu tố này đã giúp cho người dùng cảm thấy gần gũi và dễ chịu khi sử dụng.
ASUS VivoBook Pro mang đến sự gần gũi với người dùng.
Tuy nhiên, bề mặt của ASUS VivoBook Pro F571GD có hơi bám vân tay một chút (bạn sẽ thấy rõ hơn đặt máy dưới ánh nắng hoặc nghiêng một góc 45 độ). Do đó, bạn nên lau chùi thường xuyên để máy luôn trông mới mẻ nhé.
Tuy nhiên, bề mặt của ASUS VivoBook Pro F571GD có hơi bám vân tay một chút.
2. Màn hình hiển thị
Chi tiết hơn về phần màn hình thì VivoBook Pro F571GD được trang bị tấm nền Wide View kích thước 15.6 inch. Đồng thời, ASUS cũng đã “trao tặng” độ phân giải Full HD (1.920 x 1.080 pixels) cho màn hình này.
ASUS VivoBook Pro sở hữu màn hình IPS 15.6 inch, với độ phân giải Full HD.
Video đang HOT
Ở viền cạnh trên chúng ta sẽ thấy chiếc máy có camera selfie nằm ngay vị trí trung tâm.
Ngoài ra, các viền cạnh hai bên màn hình cũng được cắt giảm đi khá nhiều nhưng viền trên vẫn còn hơi dày.
Không sở hữu công nghệ tấm nền tiên tiến, không được tích hợp tính năng cảm ứng có lẽ là một điều đáng tiếc với màn hình chiếc máy này. Đồng thời, việc thiếu đi tính năng chống chói lại khiến cho chiếc laptop mất điểm trong mắt người hâm mộ.
Màn hình máy chỉ ở mức tạm ổn.
Nói chung, màn hình của VivoBook Pro F571GD không thật sự ấn tượng so với những thiết bị trong cùng phân khúc giá. Vậy, bàn phím và bàn di chuột có dành lấy điểm cộng cho chiếc laptop này không?
3. Bàn phím và bàn di chuột
Để trả lời cho câu hỏi trên thì bạn hãy nhìn vào bức ảnh bên dưới đây. Như bạn có thể thấy, các nút phím của ASUS VivoBook Pro F571GD được thiết kế với khoảng cách rộng giúp dễ bấm phím và ít chạm nhầm.
Các nút phím của ASUS VivoBook Pro có độ nảy tốt.
Không phức tạp hoa lá, không sặc sỡ sắc màu mà thay vào đó, bộ bàn phím của VivoBook Pro được khoác lên tông màu đen đơn giản. Nhưng chính màu đen này lại càng khiến chiếc máy toát lên vẻ mạnh mẽ của một chiếc laptop chơi game.
Hành trình phím dài mang đến cảm giác bấm phím thoải mái.
Nhưng không vì vậy mà bạn các bạn nữ phải cảm thấy e ngại khi chọn mua “em nó”. Mình tin rằng với những cảm giác bấm phím đã tay cùng hành trình phím dài sẽ giúp ích rất nhiều trong việc gõ dữ liệu và thông tin.
Không chỉ vậy, các nút còn có độ nảy tốt giúp bạn cảm nhận chạm phím tốt hơn, đánh chữ chính xác hơn và nhanh chóng hơn.
Bàn di chuột của ASUS VivoBook Pro F571GD.
Riêng về bàn di chuột thì mình đánh giá rằng, tốc độ chuột ở mức vừa phải và ít cảm thấy bị cứng. Độ phản hồi click chuột cao và nhanh chóng nên mình đảm bảo rằng hoạt động sử dụng trong ngày sẽ không bị khó chịu đâu.
Nhưng với một chiếc laptop chơi game như VivoBook Pro F571GD thì bạn nên dùng thêm chuột rời sẽ tốt hơn nhiều.
4. Cấu hình và hiệu năng
Còn bây giờ, mình sẽ tóm tắt nhanh cấu hình của chiếc ASUS VivoBook Pro F571GD này:
CPU: Intel Core i5 8300H.
RAM: 8 GB.
Ổ cứng: SSD 512 GB M.2 PCIe.
Card đồ họa rời: NVIDIA GeForce GTX 1050 4GB.
Cấu hình của ASUS VivoBook Pro F571GD.
Đánh giá nhanh với phần mềm Cinebench thì CPU của máy đạt đến hơn 700 pts và cụ thể là 734 pts. Đây thật sự là một con số ấn tượng so với những sản phẩm khác cùng phân khúc.
Sử dụng phần mềm Cinebench để đo CPU của máy.
Ngoài ra, mình cũng đã sử dụng phần mềm Crystal DiskMark để đo tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD 512 GB. Kết quả thu được là ổ cứng SSD đạt tốc độ đọc là 1.354 MB/s và tốc độ ghi ở mức 958 MB/s.
Với một con số không quá cao cũng không quá thấp đã chứng minh rằng, ASUS VivoBook Pro có thể đảm bảo và duy trì được mọi hoạt động một cách dễ dàng.
Sử dụng phần mềm Crystal DiskMark để đo tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD 512 GB.
Đồng thời, với card đồ họa rời NVIDIA GeForce GTX 1050 4GB thì hầu như các tựa game nổi tiếng như PUBG, GTA V, FIFA 20, Fortnite, Đột kích,… bạn đều có thể cài đặt FPS ở mức từ Medium (trung bình) cho đến High (cao).
Có thể thấy, với card rời NVIDIA GeForce GTX 1050 thì mình có thể bật FPS lên mức Ultra trong 4 tựa game phổ biến trên, tuy nhiên FPS lại bị hạ khá nhiều trong trải nghiệm.
Mình có thể đảm bảo rằng, với cấu hình của một chiếc laptop chơi game nên ASUS VivoBook Pro hoàn toàn có thể đáp ứng được liều lượng hoạt động liên tục trong thời gian dài, nhưng bên cạnh đó vẫn có thể đảm bảo duy trì tốt và không xảy ra quá nhiều hiện tượng giật lag. Vì do một chút sự cố nên video đánh giá game mình xin update sau nhé.
Từ chơi game, xem phim đến làm việc và học tập với những phần mềm Photoshop, Lightroom, Auto CAD,…chiếc máy đều mang đến trải nghiệm tuyệt nhất trong tầm giá.
5. Tản nhiệt
Thiết kế của phần tản nhiệt này sẽ nằm ở mặt sau của bàn phím và hướng bay của quạt sẽ thổi lên màn hình hiển thị. Tuy nhiên đừng quá lo lắng nhé vì điều này sẽ không ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn đâu.
Thiết kế tản nhiệt của ASUS VivoBook Pro F571GD.
Tất nhiên, mình cũng sẽ sử dụng một phần mềm để đánh giá mức độ hiệu quả của tản nhiệt này trong suốt khoảng thời gian sử dụng và mình đã tin dùng phần mềm AIDA64.
Sử dụng một phần mềm AIDA64 để đo tản nhiệt của ASUS VivoBook Pro.
Như bạn có thể thấy, tản nhiệt của ASUS VivoBook Pro F571GD hoạt động đầy hiệu quả khi mang đến nhiệt độ trung bình là 51 độ C (nhiệt độ bình thường). Chính nhờ điều đó mà bạn không phải lo nóng máy khi chiến những tựa game nặng như FIFA Online 4 hay Liên Minh Huyền Thoại,…
6. Thời lượng pin
Về thời lượng pin thì mình đo bằng phần mềm BatteryMon quen thuộc. Trong điều kiện độ sáng màn hình ở mức 75%, loa ngoài 100%, wifi mở liên tục và sử dụng các tác vụ văn phòng bình thường, mình đã thu được kết quả thời lượng pin của ASUS VivoBook Pro F571GD là 3 tiếng 48 phút.
Sử dụng một phần mềm Battery Mon để đo thời lượng pin của ASUS VivoBook Pro.
Mặc dù đây không phải là một con số ấn tượng, nhưng xét về khía cạnh khách quan thì đây là một kết quả có thể chấp nhận được. Bởi lẽ ASUS VivoBook Pro là một chiếc laptop chơi game, nên chúng ta không thể trông mong quá nhiều về thời lượng pin của chiếc máy này.
Tổng kết
Mình tin rằng, ASUS VivoBook Pro F571GD sẽ là lựa chọn hợp lý cho những bạn có mong muốn sở hữu một chiếc laptop chiến game mượt những vẫn đảm bảo sử dụng công việc dễ dàng. Mang trong mình “dòng máu lai” giữa laptop gaming và laptop văn phòng, ASUS VivoBook Pro đã đáp ứng được gần như mọi nhu cầu thiết yếu của người dùng.
ASUS VivoBook Pro F571GD là một chiếc laptop “đáng mua” trong tầm giá.
Cùng với mức giá “mềm” nhưng đầy đủ tính năng, VivoBook Pro F571GD đã “ghi điểm” trong lòng người hâm mộ một cách dễ dàng. Còn bạn thì sao? Bạn có ưng “em nó” không nào?
Theo Thế Giới Di Động
Đánh giá Asus Zenfone Max M2: Không chỉ pin trâu, hiệu năng và camera cũng tốt
Là một chiếc smartphone thuộc phân khúc tầm trung, giá rẻ, Asus Zenfone Max M2 chắc chắn sẽ nổi bật với thời lượng pin trâu của mình. Ngoài ra, còn điều gì thú vị ở chiếc điện thoại này nữa thì mời các bạn khám phá qua bài viết này.
1. Thiết kế
"Người anh em" Zenfone Max M2 về cơ bản có nhiều nét thiết kế giống so với dòng Zenfone Max trước đây. Điển hình chúng ta có thể thấy ngay ở phần mặt lưng thì Max M2 giống gần như y hệt so với Max Pro M1.
Vị trí đặt cụm camera kép hay cả chỗ để cảm biến vân tay đều giống người tiền nhiệm.
Phần khung của thân máy được làm bằng kim loại, bo tròn lại cho cảm giác cầm thoải mái và chắc tay.
Ngay cả các phím bấm vật lý, cổng sạc hay lỗ cắm tai nghe đều được thiết kế giống như phiên bản cũ, giúp người dùng chúng ta khi nâng cấp máy sẽ cảm thấy quen thuộc khi sử dụng. Cá nhân mình thì không thích kiểu thiết kế phím âm lượng và nguồn đặt chung một chỗ bởi đôi lúc muốn giảm âm lượng thì lại bấm nhầm sang phím nguồn.
Việc xuất hiện chiếc cằm trên những chiếc smartphone giá rẻ đã là điều quá rõ ràng để tiết kiệm chi phí sản xuất. Học theo thiết kế tai thỏ là một điều đáng khen của Asus nhưng chúng ta lại thấy phần rìa trên của nó lại khá dày và phần vát bên dưới thì lại hơi vuông.
Nhìn tổng thể, với góc nhìn riêng từ mình thì chiếc tai thỏ này thiết kế không "duyên" lắm. Tuy vậy, thiết kế tai thỏ giúp thiết bị đi kịp với xu hướng thiết kế hiện tại, và tăng diện tích khả dụng ở phần màn hình cảm ứng của máy.
2. Màn hình
Tuy rằng màn hình của Max M2 lớn hơn so với thế hệ trước nhờ sử dụng tai thỏ và kéo dài màn hình với bề rộng lên tới 6.26 inch. Nhưng hơi đáng tiếc là chiếc màn hình này chỉ đạt độ phân giải HD mà thôi.
Với việc sử dụng tấm nền IPS LCD, màu sắc trên màn hình của Zenfone Max M2 trông đẹp mắt, sống động. Đa số nhiều người vẫn nghĩ rằng màn hình HD sẽ không nét bằng Full HD . Điều này hoàn toàn đúng và rất dễ nhận ra ở những chiếc màn hình lớn cỡ 14 inch trở lên. Tuy nhiên với những chiếc điện thoại màn hình nhỏ cỡ 7 inch trở lại thì với mật độ điểm ảnh cao thì rất khó để mắt thường có thể nhận biết được sự khác biệt này.
3. Cấu hình và hiệu năng
Thông số cấu hình của ASUS ZenFone Max M2 tóm tắt bao gồm:
- CPU: Snapdragon 632
- RAM: 4 GB
- Bộ nhớ trong: 64 GB
Các bạn có thể thấy đây là một cấu hình tầm trung giá rẻ với bộ vi xử lý Snapdragon 632. Mình cũng đã từng có thêm một bài đánh giá chi tiết về cấu hình và hiệu năng của Zenfone Max M2, các bạn có thể đọc lại ở dưới đây.
Đánh giá với Antutu, máy đạt được 105.467 điểm và Geekbench đơn lõi 1.244 điểm, Geekbench đa lõi 4.642 điểm.
Chơi game với Liên quân hay PUBG Mobile, máy xử lý rất tốt, không hề có hiện tượng giật, lag diễn ra, tỉ lệ khung hình trung bình luôn đảm bảo 30 FPS. Mình cũng dùng máy để leo rank Kim cương cho cả 2 game trên và thấy rất ổn khi chơi.
4. Camera
Nói nhanh về cấu hình camera thì cụm camera sau của máy bao gồm camera chính độ phân giải 13 MP và camera phụ độ phân giải 2 MP dùng để xóa phông.
Trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, ảnh chụp từ máy hiện lên rõ nét với màu sắc tươi sáng, sống động.
Ngay cả trong điều kiện ngược sáng, AI trên máy vẫn cho khả năng xử lý màu sắc tốt, bầu trời xanh vẫn có thể nhìn thấy rõ mây trắng và cảnh vật bên dưới vẫn có thể nhìn rõ nét.
Ở điều kiện chụp trong nhà, ánh sáng có phần bị thiếu hụt nhưng ảnh chụp từ Zenfone Max M2 cho màu sắc sáng hơn với thực tế.
Với những vật thể khó như chậu hoa thì AI trên máy đã phải rất vất vả để xóa phông, kết quả ở phía dưới vẫn chưa được xuất sắc cho lắm nhưng chúng ta có thể tạm chấp nhận được.
Với một vật thể dễ xóa hơn như chiếc máy bay này thì máy chụp xóa phông "ngon lành".
Với camera selfie 8 MP và có thêm chức năng làm đẹp cũng đủ đùng đấy chứ.
5. Thời lượng pin
Với viên pin dung lượng 4.000 mAh thì mình đã sử dụng phần mềm Gamebench để đánh giá thời lượng pin của 9 ứng dụng với kết quả ghi lại được như sau:
Boom M: 14 giờ
Chrome: 17.5 giờ
Facebook: 13.8 giờ
Fruit Ninja: 8.8 giờ
Liên quân Mobie: 10.2 giờ
Messenger: 12 giờ
Modern Combat 5: 5.3 giờ
PUBG Mobile: 4.4 giờ
Youtube: 16.6 giờ
Như vậy, tính trung bình thì Zenfone Max M2 có thể sử dụng được liên tục 11.4 tiếng hỗn hợp. Thực tế khi sử dụng thì mình thấy thời lượng pin của máy rất tốt, mình dùng từ sáng tới tối với điều kiện chơi game, đọc báo, chụp ảnh,... thì tới tối về đến nhà máy vẫn còn hơn 20% pin. Có những hôm, mình dùng tới 1 ngày rưỡi mới hết pin.
Kết luận
Trong suốt quá trình trải nghiệm sử dụng và đánh giá, Zenfone Max M2 vẫn duy trì điểm mạnh về pin như dòng Zenfone Max trứ danh, và có chút nổi bật ở phần cấu hình và hiệu năng nhờ trang bị bộ vi xử lý Snapdragon 632. Với những tác vụ sử dụng không quá nặng việc "cày" game, mà chỉ nhắm đến khả năng hoạt động ổn định và duy trì lâu dài với thời lượng sử dụng pin tốt, thì Zenfone Max M2 chắc chắn không khiến bạn thất vọng.
Theo Thế Giới Di Động
Macbook 12 siêu mỏng nhẹ, lại được giảm tới 6 triệu, đừng nên bỏ lỡ Là chiếc Macbook ít được chú ý nhất của Apple nhưng sự tuyệt vời mà chiếc Macbook này không phải ai cũng biết. Macbook 12 là một sự lự chọn tuyệt vời tại thời điểm này với rất nhiều điểm nhấn đáng chú ý, đặc biệt sự mỏng nhẹ và tính di động của chúng được xếp top đầu bảng hiện nay mà...