Đánh giá học sinh tiểu học: Chấm điểm vẫn rất cần thiết
Ngày 6/11, Thông tư 22 thay thế Thông tư 30 về đánh giá học sinh không qua chấm điểm chính thức có hiệu lực trong các trường tiểu học.
So với Thông tư 30, Thông tư 22 vẫn kiên định quan điểm đánh giá học sinh không qua chấm điểm thường xuyên. Điểm nổi bật của thông tư mới là tăng mức đánh giá, sửa đổi về khen thưởng và trút gánh nặng cho giáo viên trong việc ghi nhận xét vào sổ.
Bỏ xếp loại A,B,C
Trước đây, giáo viên chỉ đánh giá học sinh bằng hai mức: Đạt và Không Đạt thì nay mức đánh giá được tăng lên làm ba bậc gồm: Hoàn thành tốt; Hoàn thành và Chưa hoàn thành.
Riêng lớp 4, lớp 5, so với thông tư cũ, quy định có bài thêm hai bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng việt, Toán vào giữa học kỳ I và học kỳ II.
Không chấm điểm học sinh là không phù hợp với thực tiễn dạy học?
Một trong những thay đổi lớn của Thông tư 22 chính là hủy bỏ việc ghi chép nhận xét hàng tháng của giáo viên vào sổ theo dõi chất lượng học tập. Thay vào đó, Thông tư mới quy định, trong quá trình giảng dạy, thông tư yêu cầu giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chỗ chưa đúng và cách sửa chữa.
Khi cần thiết, giáo viên viết lời nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh hoặc có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình học tập để học và làm tốt hơn.
Chấm điểm vẫn rất cần thiết
PGS Nguyễn Công Khanh (ĐH Sư Phạm) – trưởng nhóm chuyên gia sửa đổi Thông tư 30 – cho rằng, thông tư mới vẫn giữ tính nhân văn, không đánh giá bằng cách chấm điểm học sinh hàng ngày nhưng có nhiều quy định rõ ràng hơn.
Video đang HOT
Trước khi có quyết định chính thức, Thông tư 30 sửa đổi từng đưa ra cách đánh giá học sinh theo các mức A,B,C. Tuy nhiên, phương án này vấp phải phản ứng do nhiều người hiểu nhầm là một hình thức khác của chấm điểm nên thông tư được chỉnh sửa thành 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
Bà Phạm Bích Ngà – người sáng lập Hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội – khẳng định: “Việc kiểm tra, đánh giá học sinh cực kỳ cần thiết để biết giáo viên dạy học hiệu quả không, học sinh học tập đến đâu. Vì thế, Thông tư 30 hay Thông tư 22 đều chưa phù hợp trong thực tiễn dạy học”.
Theo bà Ngà, điểm cộng của thông tư mới chính là việc bỏ quy định yêu cầu giáo viên ghi nhận xét, đánh giá hàng tháng vào sổ theo dõi chất lượng. Điều này giảm tải, giảm áp lực cho giáo viên để họ có thời gian chăm lo nghiên cứu giáo trình, đầu tư nâng cao chất lượng bài giảng.
Còn việc đánh giá học sinh vẫn không qua chấm điểm sẽ rất khó cho cả nhà trường, học sinh lẫn phụ huynh trong việc định vị kết quả dạy học.
Ông Nguyễn Xuân Khang – hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội – cho rằng thông tư mới có sự mâu thuẩn với cha mẹ học sinh bởi một bên muốn làm mờ kết quả học tập của học sinh, một bên muốn làm rõ con mình đang ở vị trí nào.
Bản dự thảo đánh giá học sinh theo A,B,C và nay bản hoàn chỉnh lược bỏ hẳn công cụ đánh giá sẽ càng làm phụ huynh thất vọng. Bởi tâm lý người dân khi đầu tư cho con đi học rất muốn biết năng lực, sự tiến bộ hàng ngày của con như thế nào.
Theo ông Khang, bộ muốn vận dụng phương pháp đánh giá của các nước văn minh không đánh giá chi tiết, không xếp loại, không khiến học sinh ganh đua nhau. Trên thực tế, cuộc sống sự cạnh tranh dù tiêu cực hay tích cực vẫn diễn ra hàng ngày.
“Tôi cho rằng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay áp dụng việc đánh giá học sinh không chấm điểm là vội vàng”, ông Khang nói.
Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong
'Phụ huynh đừng cho con học thêm theo phong trào'
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khuyên phụ huynh chỉ cho con học thêm khi thấy cần, đừng chạy theo bầy đàn, đừng sợ áp lực.
Đừng khiến trẻ "bội thực" bài tập
Theo phản ánh của nhiều giáo viên, lứa học sinh tiểu học đầu tiên không chấm điểm theo Thông tư 30 không có thói quen làm bài tập, học bài cũ khi lên lớp 6. Nhiều em bị điểm kém trong bài kiểm tra đầu năm học.
Về vấn đề này, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Bộ GD&ĐT cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học có từ 10 năm trước, chứ không phải đến Thông tư 30 mới quy định. Lý do, các em đã học 2 buổi/ngày tại trường, phần bài tập về nhà đã được làm trên lớp. Thời gian buổi tối, học sinh cần nghỉ ngơi, học hỏi nhiều kỹ năng khác để trang bị cho cuộc sống. Học sinh THCS chỉ học 1 buổi/ngày nên cần chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
Ông Phạm Xuân Tiến cho biết, theo ý kiến phản hồi về Sở GD&ĐT, nhiều phụ huynh đã đề nghị cô giáo giao bài tập về nhà cho trẻ tiểu học.
Ông Phạm Xuân Tiến. Ảnh: Quyên Quyên.
Báo Tiền Phong dẫn lời cô Phan Hoài Thu, giáo viên dạy Toán Trường THCS Lê Lợi (Hà Nội) cho rằng, bài kiểm tra môn Toán đầu năm của học sinh lớp 6 ở trường (lứa học sinh đầu tiên thực hiện không chấm điểm theo Thông tư 30), có lớp đạt 60-70% trên điểm 5, có lớp không đạt tỷ lệ này. Số học sinh đạt điểm 8-9 rất ít, điểm 10 đếm trên đầu ngón tay.
Cô Thu chia sẻ: "Năm nay, các cô vất vả hơn vì phải dành khoảng thời gian hết học kỳ để rèn thói quen làm bài tập về nhà cho học sinh".
Trước đó, ngày 28/8/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10/2014) quy định, thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
"Chúng tôi đi khảo sát các lớp bằng hình thức rất đơn giản, ví dụ hỏi học sinh: Các con có thích học Toán không? Bài tập cô giao hôm qua có khó không? Có lớp trả lời không có bài tập về nhà ạ, lớp khác lại cho biết bài tập dễ ợt ạ".
Ông Tiến dẫn dụ hình ảnh trẻ sẽ "bội thực" nếu làm bài tập về nhà: "Mỗi ngày cơ thể thích nghi với 3 bữa cơm, nhưng đêm về lại ăn thêm khẩu phần tương đương bữa trưa thì liệu có tiêu hóa được không? Phụ huynh cần biết ở trường trẻ đã học và tham gia nhiều hoạt động cả ngày, vậy thời gian buổi tối cha mẹ cần chơi với các con. Nếu phụ huynh muốn con làm bài tập để có thời gian làm việc khác thì có thể mua sách tham khảo, đừng bắt nhà giáo dục làm việc này cho các cháu. Tôi nghĩ học 2 buổi/ngày đã đủ kiến thức, kỹ năng cho trẻ rồi".
Từ đó, ông Tiến khẳng định, "không phải do Thông tư 30 làm giảm khả năng tự học của học sinh. Đây chỉ là ý kiến của một số phụ huynh, bản chất thực tế không phải như vậy".
Cũng liên quan Thông tư 30, một số phụ huynh cho rằng, việc không chấm điểm học sinh tiểu học sẽ làm các cháu mất đi niềm vui khoe điểm và không cố gắng.
"Phụ huynh có nghĩ đến việc ngoài mất đi niềm vui của những học sinh đạt 9, 10 điểm, không chấm điểm còn sẽ mất đi nỗi buồn của những em đạt điểm 3, 4; mất đi những bữa tối căng thẳng trong mỗi gia đình? Thậm chí, có những phụ huynh không kiềm chế được cảm xúc đã bạt tai con vì điểm kém", Phó giám đốc Sở nói.
Ông Tiến bày tỏ, phụ huynh không nên đổ lỗi cho Thông tư 30 mà hãy nên mở vở xem con học thế nào, tiếp thu ra sao, giảng dạy con. "Đừng quan tâm con có điểm số bao nhiêu mới biết con đang ở đâu", ông nói.
Cô giáo ra bài khó để học sinh phải học thêm
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Vũ Xuân Tiến cho rằng, vấn đề khiến ông trăn trở nhất không phải bài tập về nhà, mà là dạy - học thêm. Thậm chí, một số cô giáo ra bài khó để học sinh phải đi học thêm.
Theo ông Tiến, học thêm, nếu xuất phát từ nhu cầu, mong muốn phát triển, sở thích hoặc đam mê, là điều chính đáng. Học thêm chỉ có lỗi khi dạy và học tràn lan.
Ông Tiến cho biết, từng cho con đi học thêm khi bị hổng kiến thức, đạt được trình độ nhất định thì cho cháu nghỉ. Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ví học thêm như người bị ốm cần bốc thuốc, đến lúc khỏi bệnh rồi nên bồi bổ và nghỉ ngơi.
Nếu không hiểu rõ bản chất của học thêm sẽ tạo ra hệ lụy cho cả ba đối tượng là giáo viên, phụ huynh và học sinh. Trong đó, phụ huynh ỷ lại giáo viên, không xem bài vở và hiểu hết lực học của con. Học trò lười nghĩ bài giải vì đi học thêm "kiểu gì thầy cũng chữa bài".
Ông Tiến khuyên, phụ huynh chỉ cho con học thêm khi thấy cần, đừng chạy theo bầy đàn, đừng sợ áp lực.
Về việc giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm: "Chương trình của Bộ GD&ĐT không cung cấp hoàn toàn kiến thức cần trang bị cho học sinh. Tôi thấy nhiều trẻ em không biết gì về âm nhạc, các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, kiến thức địa lý, kỹ năng sống, nấu ăn, thể thao... Như vậy, thời gian buổi tối là lúc các cháu có thể học và làm những điều đó.
Điều quan trọng là phụ huynh cần kết hợp nhà trường để giáo dục theo cách tốt nhất, bởi học sinh Việt Nam tương đối giỏi lý thuyết nhưng kém thực hành".
Theo Zing
Không giảm áp lực khi sửa Thông tư 30 Giáo viên vừa kịp làm quen với việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30 thì Bộ GD&ĐT lại sửa đổi và áp dụng luôn cho năm học này. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh (HS) tiểu học (còn gọi là Thông tư 30). Trong đó,...