Đánh giá Edifier NeoBuds S: Công thức cũ, nguyên liệu mới
Ở một thị trường True Wireless ngày càng cạnh tranh khắc nghiệt, NeoBuds S có dám xưng danh “ flagship-killer” như phiên bản tiền nhiệm?
Đúng 1 năm trước, Edifier gây ấn tượng trên thị trường nhờ NeoBuds Pro – một cặp tai nghe True Wireless được mọi người gọi là “flagship-killer”. Có mức giá tầm trung là khoảng 130 USD nhưng cặp tai nghe đó có chống ồn chủ động, cùng các công nghệ âm thanh cao cấp như Hi-res Audio, màng loa dạng Hybrid nên đã thu hút được hơn nửa triệu đô la Mỹ trong dự án gọi vốn của mình.
Năm nay, để tiếp nối NeoBuds Pro hãng đã ra mắt một phiên bản nâng cấp mang tên NeoBuds S. Cặp tai nghe này có những thay đổi gì, và liệu có thể tiếp nối được sự thành công của phiên bản tiền nhiệm hay không?
NeoBuds S năm nay được đặt trong một chiếc hộp nhỏ hơn rất nhiều so với năm ngoái, có lẽ vì NeoBuds Pro là cặp tai nghe để kỷ niệm 25 năm thành lập của hãng nên được làm đặc biệt hơn thông thường.
Một điểm khác biệt nữa là trên vỏ NeoBuds S đã không còn “tem vàng” của chuẩn Hi-res Audio nữa, một tính năng đã được hãng quảng cáo rất nhiều ở phiên bản trước đó. Lý do đó là năm nay hãng đã chuyển qua dùng chuẩn Snapdragon Sound được phát triển bởi Qualcomm, với CODEC aptX Adaptive để truyền tải nhạc 24bit/96kHz.
Theo như Qualcomm công bố, Snapdragon Sound có thể đạt ngưỡng bit-rate cao hơn 1Mbps và có độ ổn định cao hơn so với Hi-res Audio với CODEC LDAC của Sony. Về lý thuyết là như vậy, nhưng chất lượng âm thanh cuối cùng vẫn phụ thuộc nhiều vào chất lượng tệp nhạc cũng như cách mà tai nghe tái tạo trước khi đến tai người nghe.
Mở hộp thứ đầu tiên ta thấy là hộp sạc của tai nghe. Phần nắp hộp vẫn có một lớp mút được thiết kế giống với miếng tán âm ở các phòng thu giống với NeoBuds Pro.
Hộp làm nhỏ hơn nhưng lượng phụ kiện của NeoBuds S là không có sự thay đổi, bao gồm dây sạc USB Type-C, 6 bộ đệm cao su kích thước khác nhau và một túi vải để đựng tai nghe, hộp sạc.
Video đang HOT
Hộp sạc của NeoBuds S vẫn giữ nguyên kiểu dáng cũ, được hoàn thiện bằng nhựa cứng với một vải kim loại với logo mới của Edifier. Sự khác biệt nằm ở việc phiên bản mới có phần kim loại được làm màu đen thay cho bạc phay xước, logo cũng chuyển từ màu xám sang vàng.
Cổng USB Type-C được đặt ở mặt sau, lùi nhẹ vào phía trong để dây vừa khít với hộp khi cắm vào. Theo công bố của hãng thì trong một lần sạc đầy, NeoBuds S có thể chơi nhạc được trong 21.5 giờ (5.5 16) khi sử dụng ANC, và tăng lên 25 giờ (6 19) nếu tắt tính năng này, tức có tăng 1 chút so với thời lượng tối đa 24 tiếng của NeoBuds Pro nhưng là không đáng kể.
Mặt trước là một dải đèn LED để báo hiệu tình trạng đóng mở nắp và tình trạng pin của tai nghe.
Chiếc đèn này có thể được đổi màu từ trắng sang xanh lá, xanh nước biển, cam đỏ và hồng thông qua ứng dụng trên smartphone.
Sự thay đổi trong thiết kế của hộp sạc cũng có thể thấy được ở tai nghe ở bên trong. NeoBuds S vẫn giữ kiểu dáng chung của NeoBuds Pro với một phần “đuôi” được cắt vát cong chứ không tròn trịa như các sản phẩm của Apple, có logo cũng được đổi từ màu xám sang vàng.
Mặt ngoài của tai nghe là cảm ứng để chuyển bài nhạc, tăng giảm âm lượng, bật chế độ Game Mode, gọi trợ lý ảo và chỉnh chống ồn chủ động.
Khả năng kháng nước và bụi IP54 vẫn được giữ nguyên từ phiên bản cũ, có thể chống bụi và nước hắt nhẹ. Hiện tại thị trường cũng đã có các sản phẩm với khả năng chống nước tốt hơn như IPX5 hay thậm chí IPX7 (có thể đem nhúng được dưới nước), có lẽ NeoBuds S phải trang bị cụm microphone lớn phục vụ tính năng chống ồn chủ động nên không thiết kế để đạt chuẩn này được.
Để điều khiển tai nghe ta sẽ tải ứng dụng Edifier Connect trên smartphone. Ứng dụng cho phép chỉnh mức độ chống ồn chủ động hoặc chuyển qua nghe môi trường, điều chỉnh chất âm thông qua Equalizer, chỉnh chức năng của 2 mặt cảm ứng, bật tắt tính năng Gaming Mode – giảm độ trễ xuống 89ms để phục vụ cho việc chơi game và xem phim; và cuối cùng là đổi màu đèn của hộp sạc.
Các tính năng này cũng có thể được chỉnh thông qua 1 widget đặt ở thanh thông báo hoặc ở màn hình chính. Tính năng mà NeoBuds S đã không còn nữa là bật tắt LDAC, thứ đã được thay đổi bởi Snapdragon Sound và aptX Adaptive.
Chuẩn aptX Adaptive có thể tự động điều chỉnh bitrate để cân bằng giữa chất lượng âm thanh và độ ổn định, nhưng như đã đề cập thì vẫn sẽ phụ thuộc vào chất lượng bản nhạc được phát trên máy của người dùng. Để tận dụng được Snapdragon Sound thì bạn cần tải nhạc Lossless hoặc dùng các dịch vụ stream cao cấp như Tidal.
Về tính năng chống ồn chủ động, Edifier NeoBuds S hiện nằm ở mức trung bình khá so với các cặp tai nghe có tính năng này trên thị trường. Một số sản phẩm giá rẻ hơn hoặc ngang tầm NeoBuds S chỉ cho phép bật và tắt ANC, còn cặp tai nghe từ Edifier cho phép chỉnh cường độ ở 2 nấc, và có 1 tính năng nữa là chống tiếng gió – một thứ rất gây khó chịu khi dùng tai nghe ngoài đường.
Nhưng ở các sản phẩm cao cấp hơn, với ví dụ điển hình nhất là Sony WF-1000XM4 thì khả năng tùy chỉnh còn cao hơn nữa, có thể chọn cường độ tùy thuộc vào độ ồn của môi trường, độ cao nữa. Việc để bắt kịp được với Sony về tính năng chống ồn chủ động, đặc biệt là trên In-ear hiện nay quả là “nhiệm vụ bất khả thi”, khi hãng này đã có khoảng thời gian phát triển công nghệ khá dài so với các hãng như Edifier.
Tuy vậy khi sử dụng trên thực tế, NeoBuds S vẫn đem lại trải nghiệm chống ồn đủ dùng. Ở mức chống ồn nhẹ, tai nghe có thể làm giảm được gần hết các tiếng ồn khi ngồi ở văn phòng, quán cà phê và không tạo áp lực lên tai nên tạo cảm giác dùng tự nhiên, thoải mái. Khi bật chống ồn chủ động ở mức cao thì ta sẽ có cảm nhận thấy áp lực dù không quá nhiều, nhưng sẽ có thể chặn được tốt hơn các tiếng ồn lớn như còi xe, tiếng công trường.
Khả năng truyền dẫn hay chống ồn chủ động ANC vẫn được hãng quảng cáo nhiều, nhưng theo tôi thứ đáng quan tâm hơn là hệ thống màng loa của cặp tai nghe này. Giống với NeoBuds Pro thì NeoBuds S được trang bị hệ thống Hybrid, kết hợp giữa một màng Dynamic 10mm cho dải trầm và màng Balanced Armature từ Knowles cho dải trung và cao, được phân chia dải tần bằng phần mềm (Digital Crossover).
Chất âm của NeoBuds S cũng thể hiện khá rõ sự “Hybrid” trong kết cấu màng loa, khi từng dải âm có sự tách bạch vì được thể hiện bởi các loại loa khác nhau. Âm trầm có độ nặng, lực nhấn đủ tốt tạo được sự đối lập với phần cao sáng và tơi đặc trưng của Balanced Armature. Những cặp tai nghe dạng Hybrid như NeoBuds thường sẽ tạo ra kiểu âm V-shape nhẹ, nhưng được xử lý tốt để không có dải nào vượt trội hẳn để nghe được nhiều loại nhạc chứ không gói gọn ở nhạc “xập xình”.
NeoBuds S khá hợp với các bài nhạc epic như Soldier của Fleurie. Tiếng trống dồn dập và tiếng kim loại lồng ghép thể hiện được thế mạnh của cặp tai này. Âm trường cũng được NeoBuds S thể hiện khá, đưa được một phần âm thanh ra khỏi đầu người nghe chứ không “cụm” hết vào 1 điểm.
Điểm tôi cho rằng hãng có thể cải thiện được hơn nằm ở dải trung. Dải âm này mang ưu điểm của màng loa Balanced Armature, đó là có độ chi tiết tốt, thể hiện sắc sảo các nhạc cụ dây như guitar, violin nhưng lại thiếu một chút độ dày để thể hiện trọn vẹn giọng ca sĩ. Với các giọng ca nam đã dày sẵn như Livingston Taylor trong Isn’t she lovely thì NeoBuds S không gặp vấn đề gì cả, nhưng chuyển tới giọng ca nữ như Cécile Corbel trong Le bal des chats thì sẽ hơi thiếu một chút độ đậm để nổi hẳn lên trên bài nhạc.
Công thức cũ, nguyên liệu mới
Nhìn một cách tổng thể, NeoBuds S không phải là một cặp tai nghe hoàn toàn mới so với NeoBuds Pro của năm ngoái. Ta vẫn có một “công thức cũ” là một cặp tai nghe với các tính năng truyền dẫn cao cấp, hệ thống màng loa Hybrid và khả năng chống ồn chủ động gói gọn trong một thiết kế góc cạnh, đẹp mắt. Sự thay đổi nằm ở những “công thức mới”, trong đó đáng nói nhất là Hi-res Audio, LDAC được chuyển thành Snapdragon Sound, apt-X.
Trong 1 năm vừa qua, đã có những cặp tai nghe chất lượng cao ở tầm giá của cặp tai nghe này, nhưng để có đủ tất cả tính năng của nó thì vẫn chưa có. Cũng nhờ vậy mà NeoBuds S vẫn là cặp tai nghe đem lại trải nghiệm đầy đủ và cao cấp nhất. Tuy vậy, mong rằng trong năm sau hãng sẽ còn tìm ra những công nghệ khác mới lạ hơn, tạo nên một sản phẩm nâng cấp toàn diện chứ không chỉ là một lần nâng cấp “dạng S” như phiên bản năm nay.
Xiaomi giới thiệu tai nghe true wireless giá siêu rẻ
Tai nghe có thiết kế khá bắt mắt, thời lượng pin dài và có mức giá cực kỳ dễ chịu.
Xiaomi vừa giới thiệu một mẫu tai nghe true wireless mới tại Trung Quốc, có tên gọi đầy đủ là Redmi Buds 3 Youth Edition.
Về cơ bản, đây được coi như phiên bản rút gọn của Redmi Buds 3 đã ra mắt vào tháng trước, cắt giảm đôi chút về tính năng và thay đổi khá nhiều về thiết kế.
Thay vì sử dụng thiết kế bán mở giống như Redmi Buds 3, tai nghe Redmi Buds 3 Youth Edition lại có dạng in-ear tương tự các mẫu tai nghe true wireless trước đây của Xiaomi.
Trên thực tế, Redmi Buds 3 Youth Edition trông khá giống với Galaxy Buds, trong khi case sạc đi kèm dường như được lấy cảm hứng từ AirPods Pro.
Theo công bố từ nhà sản xuất, Redmi Buds 3 Youth Edition được trang bị driver đường kính 6mm và hỗ trợ kết nối Bluetooth 5.2, có khả năng kháng nước và bụi theo tiêu chuẩn IP54. Tai nghe hỗ trợ điều khiển cảm ứng bằng cử chỉ, chế độ độ trễ thấp để chơi game, cũng như khử tiếng ồn điện tử (ENC) khi gọi điện.
Mỗi bên củ tai có trọng lượng 4.2 gam, cho thời lượng pin kéo dài đến 5 tiếng sau mỗi lần sạc đầy, tăng lên 18 giờ nếu dùng chung với case sạc. Người dùng có thể sạc cho case sạc thông qua cổng USB-C.
Theo dự kiến, Redmi Buds 3 Youth Edition sẽ chính thức lên kệ tại Trung Quốc với giá bán lẻ 99 nhân dân tệ (khoảng 355.000 đồng). Sản phẩm chỉ có duy nhất một tùy chọn màu đen, được tặng kèm ba cặp nút đệm tai để thay thế.
Giá iPhone 14 Pro 256 GB tương đương iPhone 13 Pro 256 GB Giá trung bình iPhone 14 có thể cao hơn 15% so với iPhone 13 do việc tăng giá khởi điểm của iPhone 14 Pro, tuy nhiên Apple có thể làm cho việc tăng giá là hoàn toàn xứng đáng. Theo Tom's Guide, các tin đồn gần đây cho biết rằng iPhone 14 Pro sẽ được tăng giá 100 USD (từ 999 USD lên...