Đánh giá chi tiết card đồ họa MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II/OC
Có thể nói đây là thời điểm cực hợp lý để nâng cấp card đồ họa cho cỗ máy chơi game của bạn, khi mà các sản phẩm GTX 500 và HD 6000 đều đã ra mắt hết, trong khi phải 1 thời gian dài nữa mới đến thế hệ tiếp theo. Nếu đang có ý định đó, MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II/OC là 1 lựa chọn bạn không thể bỏ qua.
MSI GTX 560 Ti Twin Frozc II/OC – vì sao hot?
Mọi chi tiết về các số đo của siêu mẫu chúng tôi đều đã trình bày rất chi tiết trước đây. Độc giả có thể tìm đọc tại bài viết này.
Chia sẻ một chút với độc giả về quá trình săn lùng MSI GTX 560 Ti TF2 OC của tôi. Dùng từ “săn lùng” hoàn toàn không hề nói quá một chút nào. Cách đây khoảng gần một tháng, người viết đã phải lặn lội đến nhiều cửa hàng máy tính lớn tại Hà Nội (đợt nắng nóng đỉnh điểm), nhưng đều được trả lời “hết hàng”. Thậm chí tôi đã thử liên hệ với các cửa hàng và nhà phân phối trong Nam nhờ ship ra nhưng… cũng nhận được câu trả lời tương tự. Thay vào đó, tôi nhận được khá nhiều đề nghị giới thiệu sản phẩm đến từ Asus hay Gigabyte. Vậy điều gì đã khiến chiếc card của MSI cháy hàng? Hãy cùng điểm sơ qua những gì người dùng quan tâm nhất ở một card đồ họa chơi game.
Hiệu năng/giá thành: Quả thực đã rất lâu rồi mới thấy xuất hiện một card đồ họa tầm cao có giá tốt đến như vậy. Ban đầu theo phỏng đoán của những người có kinh nghiệm (dựa trên hiệu năng sản phẩm), GTX 560 Ti sẽ về nước trong khoảng khoảng 7 – 7,5 triệu VNĐ. Kết quả: các sản phẩm của Asus và MSI lên kệ với giá chỉ 5,5 – 6 triệu VNĐ tùy phiên bản. Giá trị đầu tư quá cao khiến nhiều game thủ không thể kềm lòng, lập tức xuất hầu bao để nâng cấp.
Ép xung: Khi mà 2 chữ OC được in nhan nhản trên bìa hộp, khả năng ép xung trở thành một yếu tố không thể thiếu để đánh giá một card đồ họa nào đó. Điểm này hoàn toàn là thế mạnh của GTX 560 Ti khi chúng ta có thể dễ dàng ép chiếc card phát huy thêm 20% hiệu năng nữa.
Linh kiện: Sử dụng hoàn toàn thiết kế bảng mạch và linh kiện chuẩn quân đội của GTX 460 Hawk Tallon Attack nổi tiếng, không có gì phải nghi ngờ về chất lượng, khả năng ép xung và tính ổn định của sản phẩm.
Tản nhiệt: Sử dụng tản nhiệt Twin Frozc II – tản nhiệt khí tốt bậc nhất hiện nay, chiếc card của MSI giải nhiệt cực hiệu quả với độ ồn thấp.
Đánh giá chi tiết:
Khả năng ép xung, nhiệt độ & độ ồn
Thời điểm tôi thực hiện test nhiệt độ và khả năng ép xung của chiếc card, trời vừa mưa nên nhiệt độ phòng khá mát mẻ chỉ 30 độ C. Bài test sử dụng một thùng máy đóng kín có 1 quạt trước, 1 quạt sau và 1 quạt nóc.
Sử dụng phần mềm ép xung chuyên dụng MSI AfterBurner, sau hơn 1 giờ ngồi test game, mức xung cao nhất chiếc card có thể chạy ổn định là 1030 MHz tại Core Voltage 1,15 V (mức lớn nhất chương trình cho phép kéo). Tuy nhiên lúc này nhiệt độ FurMark vượt quá 90 độ C. Nhận thấy mức xung này khó có thể hoạt động ổn định trong những ngày nắng nóng tiếp theo, tôi quyết định chọn mức 1000/1150 MHz để tiến hành đánh giá hiệu năng sau ép xung của MSI GTX 560 Ti Twin Frozc II trong các phép thử game thực tế.
Ở mức xung mặc định 880/1050 (trong thùng máy đóng kín), nhiệt độ Idle là 34 độ C. Chương trình FurMark chuyên vắt kiệt card đồ họa “ép” GPU đạt đến nhiệt độ 76 độ C. Nhưng trong suốt thời gian chạy game, nhiệt độ cao nhất tôi ghi nhận được chỉ là 65 độ C.
Video đang HOT
Lên mức xung khá cao 1000/1150 MHz (Core Voltage 1,075 V), nhiệt độ FurMark vọt lên tới 86 độ C. Tuy nhiên con số này hoàn toàn không vượt qua 72 độ C khi chơi game. Nhìn chung đây là một kết quả rất ấn tượng trong thời tiết nóng bức này. Có thể nói tản nhiệt Twin Frozc II làm việc hoàn toàn đạt yêu cầu.
Về phần độ ồn, tôi chỉ có thể bắt đầu để ý thấy tiếng gió khi quạt quay ở tốc độ 75% (4200 vòng/phút) – tương ứng nhiệt độ khoảng 77 độ C nếu để quạt quay chế độ Auto. Với kết quả test nhiệt độ ghi nhận phía trên, điều này có nghĩa người dùng chẳng thể cảm nhận được tiếng ồn phát ra khi chơi game, đặc biệt nếu đang bật loa hoặc đeo headphone.
Cấu hình test & thiết lập phép thử
Tất cả các phép thử game đều được thiết lập chất lượng cấu hình cao nhất, khử răng cưa 4xAA và lọc bất đẳng hướng 16xAF trên cả 2 độ phân giải phổ thông nhất hiện nay là 1600 x 900 và 1920 x 1080. Riêng siêu sát thủ phần cứng Metro 2033, tôi chỉ thiết lập khử răng cưa AAA do game quá nặng.
Bo mạch chủ: MSI PH67A-C43 (B3)
Bộ xử lý: Intel Core i5-2500 (3,3 GHz)
Bộ nhớ trong: 2 x 2GB Gskill RIPJAWS 1600 MHz cas 8-8-8-24
Ổ cứng: WD Caviar Black 500 GB
Nguồn: Seasonic M12II 620W
Card đồ họa:
Asus HD 6870 DirectCu
Asus HD 6950 DirectCu II 1GB
MSI GTX 560 Ti Twin Frozc II/OC
Asus GTX 570 DirectCu II
Cả 3 card đồ họa HD 6870, HD 6950 và GTX 570 đều được đưa về chạy ở mức xung mặc định của AMD và Nvidia.
Unigine Heaven & 3DMark 11
Ở độ phân giải 1600 x 900, GTX 560 Ti vượt qua được cả 2 đại diện AMD là HD 6870 và HD 6950 trong phép thử nặng về tessellation này, thậm chí còn ngang ngửa với đàn anh GTX 570 khi ép lên mức xung 1 GHz. Tuy nhiên tăng lên độ phân giải 1920 x 1080 thì nhân vật chính tỏ ra đuối sức hoàn toàn. Nguyên nhân có thể đến từ việc được trang bị quá ít tessellation unit (8) và shader unit (384) (con số này trên GTX 570 là 15 và 480).
Ở 3DMark 11, hiệu năng sau ép xung tăng đến hơn 20% so với bản chuẩn của Nvidia, vượt qua HD 6950 và thua kém GTX 570 chút ít.
Qua kết quả 2 phép thử tổng hợp, rất có hi vọng chúng ta sẽ đạt được mức hiệu năng mơ ước của GTX 570 (tương đương GTX 480 thế hệ trước) chỉ với số tiền nhỏ hơn 6 triệu đồng.
Alien vs Predator – BattleField: Bad Company 2 – Crysis Warhead
Ngay cả với các game nặng bậc nhất hiện nay, các chiến binh vẫn lướt băng băng, đặc biệt là MSI GTX 560 Ti. Kể cả với sát thủ Crysis tại độ phân giải 1920 x 1080 với thiết lập cao nhất, GTX 560 Ti vẫn cho số khung hình ổn.
Hiệu năng sau ép xung có thể thấy hoàn toàn thách thức được GTX 570 và bỏ xa đối thủ HD 6950. Đặc biệt ở game BBC 2, mức xung 1 GHz cho khung hình trung bình cao hơn 14% so với mặc định 880 MHz của MSI, và hơn tới 21% so với bản chuẩn của Nvidia. Tuy nhiên nhìn nhận khách quan thì chạy mặc định rõ ràng GTX 560 Ti có phần thua sút HD 6950.
F1 2010 – Just Cause 2 – Lost Planet 2
F1 2010 và Just Cause 2 vốn là sân nhà của AMD khi tỏ ra ưu ái các card đồ họa của hãng “Đỏ” trong hầu hết các review. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi ngay cả đã ép xung cực cao, GTX 560 Ti cũng chỉ hơn được HD 6950 chút ít ở F1 2010. Tuy nhiên Just Cause 2 lại khiến tôi hơi bất ngờ: chiếc card Nvidia tỏ ra ngang cơ với đối thủ. Còn trên sân nhà Lost Planet 2 của Nvidia, việc 2 đại điện “Đỏ” rớt lại hoàn toàn phía sau là hiển nhiên.
Ngoài ra chúng ta cũng chứng kiến mức chênh lệch hiệu năng kha khá giữa GTX 570 và GTX 560 Ti (1 GHz). Đó là sự khác biệt hoàn toàn về đẳng cấp, bởi nên nhớ rằng GTX 570 cũng có thể ép xung rất mạnh.
Metro 2033 – S.T.A.L.K.E.R: Call of Pripyat
Nếu nhìn vào số khung hình trung bình, rất dễ lầm tưởng Metro 2033 chạy rất mượt. Tôi không rõ cơ chế đồ họa trong game ra sao nhưng trong quá trình test, khung hình rất hay trồi sụt, đặc biệt trong những cảnh nhiều ánh sáng mặc dù chúng… chẳng có gì đặc biệt. Không biết nếu kích hoạt PhysX thì game sẽ còn lê lết ở mức nào nữa.
Tổng kết hiệu năng
Quả thực, MSI GTX 560 Ti Twin Frozc II/OC là sản phẩm không thể tốt hơn trong tầm giá khoảng 5,5 – 6 triệu VNĐ. Rõ ràng nếu đang sở hữu màn hình độ phân giải 1920 x 1080 trở xuống, GTX 560 Ti cực kì phù hợp với bạn.
Theo Bưu Điện VN
4 chipset có khả năng ép xung tốt nhất trên smartphone
Bạn có biết rằng bên trong chiếc smartphone bạn cầm tay có thể ẩn chứa một con "quái vật" đang chờ được đánh thức?
Ép xung trên máy tính là chuyện "xưa như Diễm" đối với gamer. Từ thời... thượng cổ người ta đã muốn máy tính của mình chạy nhanh hơn, mạnh hơn mà không phải bỏ thêm quá nhiều chi phí nâng cấp. Nói cho cùng, tội gì phải móc ví, khi mà bạn hoàn toàn có thể "thúc" cỗ máy già nua hối hả lên và làm việc năng suất hơn chỉ bằng cách ép xung. Giờ đây, cơn sốt ép xung cũng đã lây lan sang cả các thiết bị cầm tay, mà sôi sục nhất vẫn là với các smartphone.
Ép xung giúp Xperia Play có tuổi phục vụ dài hơn, chậm bị thay thế và lạc hậu hơn.
Thực ra chuyện ép xung trên smartphone cũng không phải là quá mới. Cách đây 1 vài năm, đã có lác đác những dự án của cộng đồng phát triển các phương pháp ép xung cho chiếc smartphone chạy Symbian hay Windows Mobile. Tuy nhiên vì kiến trúc xử lý và những hạn chế về xung nhịp của CPU thời đó, việc ép chiếc smartphone của bạn chạy nhanh thêm vài trăm MHz cũng chẳng mang nhiều ý nghĩa. Thế nhưng mọi chuyện dường như thay đổi hoàn toàn khi các smartphone chạy Android ra đời và cuộc chạy đua cấu hình giữa các smartphone này bắt đầu khởi động.
Giờ đây, dường như tốc độ xử lý của 1 smartphone là điều được "người người, nhà nhà" cùng quan tâm. Điểm benchmark của 1 thiết bị đã trở thành thước đo chuẩn cho sức mạnh và đẳng cấp của thiết bị đó. Và với những yêu cầu xử lý ngày càng cao, việc ép xung để chiếc smartphone của bạn chạy nhanh hơn thực sự đã có những ứng dụng cụ thể hơn là chỉ "làm cho vui" như trước kia. Ép xung lên, và chiếc smartphone của bạn sẽ duyệt web mượt mà hơn, chơi game đỡ giật hơn, thậm chí là có thể xử lý được những công việc mà trước kia nó không thể. Xem film HD chẳng hạn.
Ép xung giúp chiếc smartphone của bạn chạy mượt hơn.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy hăng hái muốn tìm cách ép xung chiếc điện thoại của mình ngay, nhưng xin bạn hãy nán lại đôi chút. Ép xung cho chiếc smartphone của bạn là 1 công việc đòi hỏi chuyên môn và hiểu biết tương đối sâu về phần cứng cũng như phần mềm của máy. Những hiểu biết như trên, không phải ai cũng có được, vì thế chúng ta thường chọn cách "ăn sẵn". Nghĩa là tìm 1 kernel đã được ép xung sẵn và flash vào máy, sau đó chỉ việc cài thêm 1 phần mềm điều chỉnh xung nhịp CPU như SetCPU hay Overclock để điều chỉnh xung nhịp CPU theo ý của mình.
Tương đối đơn giản. Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải smartphone nào cũng có khả năng ép xung như nhau. Tất cả phụ thuộc vào chipset mà smartphone đó sử dụng. Có những dòng chip cho khả năng ép xung đến 200% mà máy vẫn hoạt động ổn định, trong khi đó lại có những dòng chip bị nhà sản xuất khóa cứng xung nhịp, không thể overclock được.
Nếu bạn có ý định sắm cho mình 1 chiếc smartphone và có ý định ép xung, thì có lẽ bạn sẽ muốn để mắt tới các smartphone sử dụng những chipset sau đây, chúng là những chipset có khả năng chạy ở xung nhịp cao hơn rất nhiều so với xung nhịp thiết kế.
* Lưu ý: Việc ép xung bất kỳ CPU nào cũng là việc làm nguy hiểm và có thể dẫn tới những hư hỏng hoặc trục trặc trên thiết bị của bạn. Chúng tôi không khuyến khích việc ép xung cũng như sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hư hỏng mà bạn gặp phải khi bạn thực hiện công việc này.
1. Qualcomm Snapdragon MSM 8255 : Khả năng ép xung thêm 100%
Thiết bị sử dụng: HTC Desire HD, Desire S; Sony Ericsson Xperia Arc, Play, Pro, Neo...
8255 thuộc thế hệ SoC thứ 2 trong dòng Snapdragon của nhà sản xuất Qualcomm. CPU của 8255 chạy ở xung nhịp 1GHz và có khả năng ép xung lên đến 100%. Khi chạy ở xung nhịp 2 GHz, 8255 cho kết quả benchmark đạt đến gần 3700 điểm, một con số vượt qua cả những SoC lõi kép như Tegra 2. Rõ ràng, việc gì phải nâng cấp chiếc Desire HD của bạn trong khi bạn hoàn toàn có thể ép nó cho hiệu năng tương đương 1 chiếc Atrix 4G hay Optimus 2X mà không tốn 1 xu?
Chiếc Desire HD lõi đơn sau khi ép lên 2GHz cho điểm benchmark vượt xa cả các smartphone lõi kép.
Thực sự với khả năng ép xung tốt như thế của 8255, có lẽ các game thủ đang nhăm nhe sắm Xperia Play sẽ được an ủi rất nhiều. Vì rõ ràng là xung nhịp chỉ có 1 GHz của Xperia Play đã làm nhiều người cảm thấy thất vọng, người ta mong chờ nhiều hơn thế ở chiếc PlayStation Phone.
Khả năng ép xung tốt của 8255 chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho Xperia Play khi phải "đương đầu" với những game đòi hỏi khả năng xử lý càng ngày càng lớn. Tuy vậy, có 1 điều nên lưu ý đó là không thể quá tin tưởng vào khả năng ép xung của 8255 để khẳng định rằng Xperia Play cũng sẽ có thể chạy ở xung nhịp 2GHz. Lý do là vì ngay cả trong 1 mẫu chip, vẫn có những con có khả năng chạy ở xung nhịp cao hơn số còn lại.
Bản thân người viết cũng chỉ ép được chiếc Desire HD của mình chạy ở xung nhịp xêm xêm 1.7GHz, tăng nữa lên là máy liên tục treo. Thứ nữa, việc ép xung CPU của máy giúp máy tính toán nhanh hơn nhưng cải thiện rất ít khả năng đồ họa, vì thế nên hiệu năng của máy khi chơi game 3D cũng sẽ chỉ được nâng cao đôi chút. Muốn chơi game 3D tốt hơn, bạn vẫn sẽ phải móc ví cho 1 chiếc smartphone có GPU mạnh hơn.
2. Qualcomm Snapdragon MSM7230 : Khả năng ép xung thêm 138%
Thiết bị sử dụng: HTC Desire Z, Sony Ericsson Xperia Duo...
Khi mới ra đời, HTC Desire Z chịu nhiều mỉa mai vì chỉ sử dụng bộ xử lý chạy ở xung nhịp rất khiêm tốn 800 MHz, trong khi các smartphone ra đời trước đó cả năm đã sử dụng chipset 1GHz. Thế nhưng khi những kết quả benchmark đầu tiên của Desire Z (hay còn gọi là T-Mobile G2) được đưa ra, các Anti-fan nín lặng.
Kết quả ép xung của Desire Z khiến Anti-fan nín lặng. Thậm chí người viết còn cảm thấy đôi chút hối hận khi chọn Desire HD thay vì Desire Z. Ban đầu nhìn vào xung nhịp 800MHz, Desire Z đã bị gạch ngay khỏi danh sách. Nếu biết Desire Z có khả năng ép xung tốt như thế, lại thêm bàn phím QWERTY và giá mềm hơn hầu như chắc chắn Desire HD sẽ bị cho "ra rìa"
Hóa ra 7230 là 1 trong những SoC có khả năng ép xung mạnh nhất trên thị trường. Đã có những báo cáo về việc chiếc Desire Z được ép xung tới 1.9 GHz, tức là 138% so với xung nhịp thiết kế chỉ có 800 MHz. Những ai trước đây từng nghi ngờ hiệu năng của chú dế này giờ đây đều phải phục sát đất trước khả năng chạy đua của 7230.
Không rõ vì sao 2 dòng sản phẩm thuộc thế hệ SoC thứ 2 của Qualcomm là 7230 và 8255 lại có khả năng ép xung khủng khiếp như thế. Nhiều lời đồn đoán tập trung vào việc trước đó 2 dòng sản phẩm này được thiết kế để trở thành những SoC đầu tiên chạy ở xung nhịp 2GHz, nhưng sau đó vì lý do tiết kiệm năng lượng, chúng đã bị hạ xung nhịp xuống còn như khi xuất xưởng. Dù vậy, "con quái vật" bị giam hãm trong 7230 và 8255 vẫn ngủ say, chỉ chờ được đánh thức.
3. Samsung Hummingbird S5PC110: Khả năng ép xung: Thêm 60%
Thiết bị sử dụng: Samsung Nexus S, Samsung Galaxy S...
Galaxy S, con cưng của Samsung nay cũng đã "lên đời" 1.6 GHz.
S5PC110 từng là 1 trong những SoC có GPU mạnh nhất trên thị trường, và nó giữ ngôi đó suốt gần 1 năm trời. GPU của Hummingbird - "Chim ruồi" mạnh mẽ đến mức chiếc smartphone đã 1 tuổi rưỡi Galaxy S phiên bản đầu đã có khả năng xem film HD 720p "ve vé" trong khi những SoC mới hơn nhiều của Qualcomm và Nvidia lại ì ạch. Thậm chí SoC lõi kép của Nividia là Tegra 2 hiện nay cũng gặp nhiều vấn đề trong việc decode một số kiểu encode HD 720p. Tuyệt vời hơn nữa, có người còn tuyên bố đã ép thành công chiếc Galaxy S của mình chạy ở xung nhịp 1.6 GHz. Dù rằng anh này không đưa ra được 1 kernel để mọi người cùng test, nhưng chuyện Galaxy S chạy ở xung nhịp 1.44 GHz thì nhiều người đã chứng kiến, và hiện tại cũng có nhiều ROM cho phép người sử dụng thông thường ép Galaxy S chạy ở xung nhịp này.
4. Nividia Tegra 2: Khả năng ép xung: Thêm 50%.
Thiết bị sử dụng: Hầu hết các smartphone và tablet lõi kép hiện đang lưu hành trên thị trường, trừ Galaxy S II và 1 số model ít gặp.
Tegra 2 từng gây sốc khi không "gánh" nổi những bộ phim 720p mà Hummingbird, 1 SoC lõi đơn già hơn gần 1 tuổi xử lý nhẹ nhàng.
1 tin vui cho rất nhiều người: Tegra 2, SoC lõi kép phổ biến nhất hiện nay giờ cũng đã có khả năng ép xung. Hiệu năng của Tegra 2 khi mới được đưa ra thị trường bị đánh giá là hơi yếu. (So với đối thủ Exynos đến từ Samsung và A5 của Apple) GPU của máy được quảng cáo là sử dụng công nghệ giống như các GPU trên card GeForce ở máy tính để bàn. Tuy nhiên liên tục có những thông tin về việc thiết bị chạy Tegra 2 không xem được film 720p. Đến khi Nvidia lên tiếng, người ta mới vỡ lẽ là Tegra 2 chỉ hỗ trợ duy nhất 1 profile encode HD, đó là main profile, tất cả các film encode theo các profile có bitrate cao hơn đều sẽ bị giật hoặc lag khi xem trên các thiết bị sử dụng Tegra 2.
Thêm 1 thông tin cho bạn đó là hầu hết các phim HD mà người Việt Nam có được qua nguồn torrent hoặc download trên các trang chia sẻ đều sử dụng high profile khi encode.
Quay trở lại vấn đề chính, Tegra 2 đã có thể ép xung được, và chủ nhân của 1 chiếc Motorola Xoom báo cáo rằng anh ta đã ép được chiếc Xoom của mình chạy ở xung nhịp 1.5 GHz. Thêm 50% xung nhịp chắc chắn sẽ khiến chiếc tablet của bạn hoạt động mượt mà hơn.
Theo PLXH
Hướng dẫn ép xung card đồ họa bằng phần mềm (Phần cuối) Phần tiếp theo và là phần cuối của loạt bài hướng dẫn ép xung Card đồ họa bằng phần mềm MSI AfterBurner. 3. Hướng dẫn ép xung chi tiết Một số chuẩn bị trước khi tiến hành: - Download & cài đặt bộ phần mềm GenK.vn đã giới thiệu. - Tìm hiểu review từ các trang chuyên về phần cứng đáng tin cậy....