Đánh giá chi tiết Camera 48mp và Camera Selfie thò thụt của Oppo F11 Pro
Chiếc Oppo F1 Pro có 2 điểm nhấn đáng chú ý về camera: một là camera trước 16MP thụt thò và hai là camera sau độ phân giải 48MP đang phổ biến ở phân khúc tầm trung hiện nay.
Các smartphone tầm trung hiện nay đang có hai trào lưu về camera: nhồi nhét nhiều tới 3-4 camera ở phía sau hoặc sử dụng camera độ phân giải cao 48MP. Samsung là đại diện cho trào lưu đầu tiên, còn Oppo và nhiều hãng khác đi theo trào lưu thứ hai. Trên chiếc F11 Pro, máy sử dụng cụm camera kép gồm một camera chính 48MP và một camera phụ 5MP để hỗ trợ chụp ảnh xóa phông.
Cụm camera kép 48MP 5MP phía sau
Tận dụng thực tế nhiều người dùng lầm tưởng camera nhiều chấm là tốt, các hãng điện thoại gần đây đua nhau trang bị camera 48MP cho các smartphone tầm trung. Các máy dùng camera 48MP phổ biến là cảm biến Sony (IMX586) hoặc Samsung (ISOCELL GM1). Camera 48MP của Oppo F11 Pro chưa được nhà sản xuất công bố rõ dùng cảm biến 48MP của hãng nào. Thông thường, các ứng dụng đọc thông số cấu hình AIDA64 sẽ tiết lộ thông tin về cảm biến camera sử dụng trên điện thoại nhưng trên F11 Pro chỉ có các thông số như độ phân giải, tiêu cự, chế độ lấy nét,…
Thông số camera trên F11 Pro (trái) và Galaxy A50 (phải).
Ngoài chi tiết cảm biến chưa rõ từ nhà cung cấp nào, theo nhà sản xuất, camera 48MP của F11 Pro có ống kính khẩu f/1.79, kích cỡ cảm biến 1/2.25″ và kích cỡ điểm ảnh 0,8 micron. Trong khi đó, camera phụ 5MP chỉ sử dụng để thu độ sâu phục vụ việc chụp ảnh xóa phông. Camera selfie thò thụt có độ phân giải 16MP khẩu f/2.0, hỗ trợ chế độ HDR để cải thiện ảnh chụp ngược sáng.
Camera trước thụt thò có độ phân giải 16MP
Ứng dụng camera có 3 chế độ chính gồm chụp ảnh thông thường, chân dung và quay video có thể chuyển đổi nhanh ngay trên giao diện. Ngoài ra, máy còn có thêm 6 chế độ chụp quen thuộc khác ẩn dưới menu phụ là ban đêm, chuyên nghiệp (cho chỉnh thời gian phơi sáng, láy nét khoảng, bù trừ sáng và cân bằng trắng), toàn cảnh panorama, chuyển động chậm, tua nhanh và Google Lens. Ở F11 Pro, Oppo còn đưa vào một chế độ mới là Dazzle Color (màu sắc mê hoặc) tăng cường màu sắc ảnh tương tự chế độ siêu rực rỡ trước đây trên Oppo F7 hay F9.
Giao diện chụp ảnh chính
Các chế độ chụp khác trong menu phụ
Máy có tính năng “Màu sắc mê hoặc” tăng cường màu sắc cho ảnh.
Ảnh 48MP và ảnh 12MP: nên bỏ qua chế độ 48MP
Theo mặc định, Oppo F11 Pro chụp ảnh ở độ phân giải 12MP. Bạn có thể tùy chọn chụp ở độ phân giải 48MP trong phần cài đặt của ứng dụng chụp ảnh. Tuy nhiên, chế độ 48MP sẽ không hỗ trợ HDR, zoom số 2X, chế độ “màu sắc mê hoặc” và chức năng AI để tự động nhận diện các bối cảnh chụp.
Trong hầu hết trường hợp, sự chênh lệch về chất lượng giữa hai ảnh 12MP và 48MP không rõ rệt, kể cả độ chi tiết và tốc độ chụp. Khi phóng lớn, các ảnh 48MP không nhiều chi tiết hơn ảnh 12MP, chỉ có điểm thấy rõ nhất là thuật toán làm nét trên ảnh này được áp dụng mạnh hơn nên ảnh trông nổi khối hơn và dung lượng ảnh lớn hơn. Tính trung bình, mỗi ảnh 48MP có dung lượng khoảng 11MB, gấp khoảng 3,5 lần dung lượng ảnh chụp ở độ phân giải 12MP mặc định. Vì vậy, trong việc chụp ảnh hàng ngày, có lẽ bạn không cần thiết phải chụp ảnh 48MP cho đỡ nặng máy và tốn data khi chia sẻ lên mạng.
Ảnh crop 100% vào vùng trung
Ảnh crop 100% vào vùng trung
Video đang HOT
Ảnh crop 100% vào vùng trung
Ảnh đủ sáng, thuận sáng
Ở điều kiện ánh sáng thuận lợi, camera chính của Oppo F11 Pro cho ảnh khá nịnh mắt. Ảnh có dải sáng rộng, độ sáng hợp lý, cân bằng hơi thiên tông ấm, độ tương phản tốt nhưng màu sắc hơi rực. Độ bão hòa màu được đẩy lên cao để ảnh trông bắt mắt hơn, nhất là các gam màu nóng như đỏ, vàng, cam, xanh lá.
Một vấn đề khác là độ nét. Nhìn thoáng qua, có thể thấy ảnh rất nét và chi tiết cao nhưng khi soi kỹ hơn vào các chi tiết, có thể thấy Oppo đã sử thuật toán làm nét và nổi khổi hơi quá đà. Ảnh nhìn bị gai, các chi tiết bị gắt, kém tự nhiên.
Ảnh chênh và ngược sáng
Giống như nhiều smartphone khác hiện nay, trong các điều kiện chênh sáng và ngược sáng, F11 Pro có chế độ HDR với 3 tùy chọn: tắt, bật hoặc tự động nhận diện theo bối cảnh chụp. Ảnh chụp HDR có tốc độ nhanh gần như chế độ thông thường. Với những cảnh chênh và ngược sáng, chế độ HDR giúp cải thiện đáng kể dải sáng, giữ lại được các chi tiết ở cả vùng sáng (highlight) và vùng tối (shadow). Dù vậy, tương tự như khi chụp thông thường, trong một số tình huống tính năng HDR tạo ra những bức ảnh với màu sắc quá rực rỡ, nét gắt và gai nên khiến ảnh không tự nhiên.
Ảnh thiếu sáng, chế độ ban đêm
Ở điều kiện thiếu sáng, F11 Pro vẫn giữ được tốc độ chụp tốt, ảnh ít bị nhòe hay rung tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, máy gặp vấn đề về lấy nét. Dù đã giữ chắc máy và chụp lại nhiều lần, F11 Pro vẫn không thể cho ra ảnh đúng nét. Chất lượng ảnh thiếu sáng ở mức khá khi vẫn giữ được màu sắc rực rỡ, chi tiết, độ nét cao, ít nhiễu như khi chụp đủ sáng.
Điện thoại này cũng có chế độ ban đêm chuyên dụng. Chế độ này sử dụng cách ghép nhiều khung hình để cải thiện độ sáng, chi tiết, tương phản và màu sắc. Tùy theo môi trường sáng, ảnh chụp ở chế độ ban đêm có thời gian phơi sáng khác nhau. Với các khung cảnh cực kỳ thiếu sáng, máy chụp tới 4 giây phơi sáng, giúp độ sáng của ảnh khác biệt rõ rệt so với chế độ thông thường, chi tiết, độ nét cũng được cải thiện đáng kể, nhất là các vùng chênh sáng.
Với khung cảnh ít thiếu sáng hơn, thời gian phơi sáng ngắn hơn, do đó chênh lệch giữa ảnh ban đêm và chế độ tự động không quá nhiều.
Chụp chân dung xóa phông
Đây có thể coi là một trong những điểm gây bất ngờ của Oppo F11 Pro khi máy cho ra những bức ảnh xóa phông khá ấn tượng. Phần nền được làm mờ vừa phải, tự nhiên, không quá ảo. Phần chuyển tiếp giữa phông nền và chủ thể mềm mại, ít bị xóa nhầm vào tóc, vai hay tay. Ngay cả khi chụp ở điều kiện thiếu sáng, tính năng xóa phông vẫn hoạt động tốt. Khi chụp xóa phông, máy sẽ tự động làm đẹp da, khiến khuôn mặt sáng rõ, da dẻ mịn màng, trắng hồng, nịnh mắt hơn, phù hợp cho ảnh chân dung.
Tuy nhiên, tính năng xóa phông trên F11 Pro không thể tùy chỉnh mức độ xóa mờ phông nền trước hoặc sau khi chụp giống như Samsung. Các hiệu ứng tùy biến phông nền hay phần bokeh cũng chưa được trang bị.
Chế độ “Màu sắc mê hoặc”
Ảnh thông thường của Oppo F11 Pro đã được đẩy màu nịnh mắt hơn so với thông thường. Tuy vậy, điện thoại này còn được nhà sản xuất trang bị thêm tính năng “Màu sắc mê hoặc” tiếp tục đẩy màu sắc lên mạnh hơn rõ rệt, đồng thời cải thiện thêm dải sáng. Chính vì vậy, những ảnh vốn đã tươi tắn sống động thì chế độ “màu sắc mê hoặc” càng làm cho ảnh trở nên rực rỡ thái quá. Vì vậy, chế độ này chỉ phù hợp với nhữnh khung cảnh có không có nhiều màu sắc, cần đẩy màu lên chút cho sinh động.
Ảnh chụp chế độ thông thường (trên) và ảnh ở chế độ Màu sắc mê hoặc (dưới)
Ảnh chụp chế độ thông thường (trên) và ảnh ở chế độ Màu sắc mê hoặc (dưới)
Ảnh chụp chế độ thông thường (trên) và ảnh ở chế độ Màu sắc mê hoặc (dưới)
Ảnh chụp chế độ thông thường (trên) và ảnh ở chế độ Màu sắc mê hoặc (dưới)
Ảnh chụp chế độ thông thường (trên) và ảnh ở chế độ Màu sắc mê hoặc (dưới).
Camera tự sướng thụt thò
Oppo từ trước đến nay vẫn có thế mạnh ở camera selfie và trên F11 Pro điều này vẫn tiếp tục được phát huy. Cụm camera thò thụt có tốc độ lên xuống khá nhanh, hoạt động êm, không mất nhiều thời gian chờ đợi. Dù vậy, cơ chế thụt thò không thể tránh khỏi việc dễ bám bụi.
Chất lượng ảnh selfie ở mức tốt. Nếu tắt hết các chế độ làm đẹp, ảnh thu được sắc nét, chi tiết cao, tái hiện đầy đủ các ưu, khuyết điểm trên gương mặt với màu sắc tươi tắn, sống động. Máy có hỗ trợ HDR khi selfie giúp cải thiện đáng kể dải sáng khi chụp selfie ngược sáng, chênh sáng.
Dù chỉ có 1 camera đơn nhưng F11 Pro vẫn có thể chụp selfie xóa phông. Một lưu ý là ảnh selfie xóa phông chỉ có độ phân giải 8MP, không phải là 16MP như ảnh thông thường nên độ nét, chi tiết giảm đi đôi chút. Khi xóa phông, hiệu ứng làm đẹp tự động được kích hoạt giúp gương mặt mịn màng, trắng hồng thấy rõ. Phần phông nền cũng được xóa mạnh tay, nên trông khá “ảo”, thiếu tự nhiên và bị lẹm nhiều vào phần tóc.
Ảnh bình thường và xóa phông
Ảnh chụp thông thường
Ảnh xóa phông
Ảnh thông thường
Ảnh xóa phông
Ảnh thông thường (trái) và xóa phông (bên phải)
Tổng kết
Các máy dòng F series của Oppo từ trước đến nay vẫn tự xưng là “chuyên gia selfie” nhưng với chiếc F11 Pro, hãng này chuyển sang định hướng mới là “chuyên gia chân dung”. Thực tế cho thấy, máy thể hiện khá ấn tượng khi chụp ảnh chân dung xóa phông, tạo ra những bức ảnh với phần nền được xóa tự nhiên, ít lỗi, giúp chủ thể nổi bật hơn.
Ảnh thông thường trong điều kiện đủ sáng hay thiếu sáng của F11 Pro đều thể hiện ổn với độ sáng cao, màu sắc rực rỡ, tái tạo rõ chi tiết, ít nhiễu. Vấn đề của F11 Pro là việc đẩy độ nét, nổi khối và màu sắc lên hơi quá tay, khiến ảnh trông gai, gắt, kém tự nhiên. Camera độ phân giải lớn 48MP được kỳ vọng sẽ mang lại khác biệt lớn nhưng lại chưa thể hiện được sự vượt trội đáng kể nào so với các camera thông thường ở những thế hệ trước.
Theo VN Review
Mô-đun camera selfie trên OPPO F11 Pro có thể hoạt động 100 lần 1 ngày
Camera selfie pop-up được xem là một cơ chế mới trên smartphone của OPPO, và người dùng đang lo lắng về độ bền của mô-đun này.
Thấy vậy, OPPO cho biết trên Twitter rằng camera selfie pop-up của F11 Pro có thể hoạt động 100 lần mỗi ngày và duy trì trong suốt 6 năm liền.
Như vậy, tính ra nếu không dùng bảo mật bằng khuôn mặt thì 1 ngày bạn có thể chụp ảnh selfie thoải mái bằng camera trước tới 100 lần.
Nói một chút về camera selfie pop-up của OPPO F11 Pro, đây là camera 16 MP với khẩu độ F/2.0 và đi kèm với nhiều tính năng chụp ảnh thú vị như chụp ảnh chân dung, HDR, tùy chọn bộ lọc trước khi chụp,...
Trước đó, OPPO F11 Pro từng xuất hiện trong MV mới của ca sĩ Hương Giang Idol nên nhiều khả năng chiếc smartphone này sẽ sớm lên kệ tại Việt Nam.
Nguồn: Gsmarena
Chọn mua OPPO F11 Pro về chơi game hay chỉ để chụp ảnh? OPPO F11 Pro đã ra mắt với nhiều cải tiến giá trị cả về cấu hình, lẫn camera, hứa hẹn sẽ là một "trợ thủ" đắc lực với người dùng ở cả nhu cầu chơi game giải trí lẫn chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Chơi game tốt với màn hình lớn và cấu hình mạnh OPPO...