Đánh đổi của du học sinh khi về nước tránh dịch

Theo dõi VGT trên

Do trường đại học chưa mở cửa và cũng không thể bay sang Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, 23 tuổi, bất lực nhìn kế hoạch thực tập rồi học lên tiến sĩ bị hủy.

du học sinh bậc thạc sĩ tại Đại học Bristol, Anh theo học bổng Think Big Scholarship, Lan về nước ngày 20/3 khi số ca nhiễm Covid-19 tại Anh tăng mạnh. Trong valy gần 20 kg cô mang về có đến 15 kg là sách và laptop, còn lại là vài bộ quần áo. Lan muốn duy trì việc học online khi về nước và nghĩ sẽ sớm quay lại Anh nên đặt vé khứ hồi vào cuối tháng 4.

Theo kế hoạch, Lan sẽ hoàn thành chương trình học, thi hết môn vào giữa tháng 5, sau đó bắt đầu kỳ thực tập ba tháng. Là một trong ba sinh viên có thành tích tốt nhất khóa, Lan được trường sắp xếp thực tập tại công ty có tiếng ở Anh vào đầu tháng 6. Cô dự định dùng khoảng thời gian này để học hỏi, làm việc tạo thu nhập, đồng thời lên kế hoạch giành học bổng học tiếp lên tiến sĩ.

Tuy nhiên, Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước châu Âu đã làm mọi dự định của Lan sụp đổ. Đại học Bristol đã hủy kỳ thực tập của sinh viên, thay vào đó Lan phải nghiên cứu lý thuyết một đề tài khoa học để bù vào. “Do không được lên thư viện, mình thiếu tài liệu và cũng không ở Anh để thu thập số liệu thực tế. Thực sự mình không biết phải hoàn thành nghiên cứu này như nào”, Lan chia sẻ.

Cô gái 23 tuổi nói thêm, kể cả bây giờ có đường bay đến Anh, việc quay lại cũng “không để làm gì” vì trường đóng cửa, không thể gặp giáo viên và bạn bè, mọi hoạt động vẫn phải làm online.

Việc gián đoạn học tập còn khiến kế hoạch giành học bổng để học lên tiến sĩ của Lan không thể thực hiện. Kỳ tuyển sinh tiến sĩ năm nay đã kết thúc sớm do Covid-19. Vì về Việt Nam, Lan không thể làm xong hồ sơ và “thành tích cũng không tốt như mong muốn” để giành học bổng.

Do nghĩ sẽ sớm trở lại Anh nên Lan không trả nhà, toàn bộ đồ đạc vẫn để lại. Hiện mỗi tháng Lan phải chi trả 16 triệu đồng tiền thuê nhà dù không ở một ngày nào. Do sống một mình, Lan không thể nhờ bạn cắt hợp đồng hoặc đóng gói đồ rồi gửi về Việt Nam giúp. Trường hợp Đại học Bristol cho học online đến hết kỳ một năm sau, cô đã nghĩ “một là quay lại Anh chỉ để lấy đồ, hai là bỏ hết”.

Lan thừa nhận, Covid-19 và việc về Việt Nam tránh dịch khiến cô tốn kém tiền bạc đồng thời phải đánh đổi nhiều dự định quan trọng của tương lai, sự nghiệp. “Là người tham vọng, luôn xây dựng mục tiêu rõ ràng nên tình trạng vô định bây giờ khiến mình rất buồn và stress”, Lan nói.

Tuy nhiên, Lan không hối hận vì về nước. “Lúc khó khăn được ở gần bố mẹ, an toàn sống tại Việt Nam là may mắn đối với mình”, Lan khẳng định.

Đánh đổi của du học sinh khi về nước tránh dịch - Hình 1

Nguyễn Thị Ngọc Lan tận hưởng chuyến du lịch Mỹ trong thời gian học tập tại Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Video đang HOT

Nguyễn Ngọc Linh, 28 tuổi, đang học thạc sĩ ngành truyền thông tại Đại học Milan, Italy cũng về nước tránh dịch từ ngày 11/3. Sau hơn hai tháng, Linh chưa thể trở lại Italy để hoàn thành kỳ thực tập cuối cùng trước khi ra trường. “Phần lớn đường bay đến Italy vẫn hạn chế và trường chưa có lịch học tập trung nên mình vẫn ở Hà Nội nghe ngóng”, cô giải thích.

Tại Italy, Linh ở cùng phòng với ba bạn khác, cũng là người Việt Nam. Hiện chỉ còn một bạn ở lại, ba người khác đã về nước và tháng 7 này sẽ hết hạn thuê nhà. Theo dự định ban đầu, sau khi trả nhà, Linh sẽ đăng ký thực tập tại một thành phố khác của Italy hoặc một quốc gia châu Âu để tìm kiếm cơ hội việc làm, chuẩn bị cho kế hoạch định cư. Thế nhưng công ty từ chối thực tập, giải thích Covid-19 khiến kinh tế khó khăn nên không nhận sinh viên nữa.

Giải thích lý do không bảo lưu kết quả học tập, về Việt Nam một năm rồi trở lại Italy hoàn thành việc học khi Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, Linh chia sẻ đã học được hai năm, chỉ còn sáu tháng cuối nên muốn cố nốt để ra trường.

Thời gian tới Linh sẽ cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tranh thủ viết sách và học thêm các kỹ năng mềm khác. Linh chia sẻ dù phải đánh đổi nhiều thứ khi về nước tránh dịch, cô vẫn không hối hận vì “chuyện học hay khó khăn thì đều có cách giải quyết, quan trọng là sức khỏe”.

Đánh đổi của du học sinh khi về nước tránh dịch - Hình 2

Nguyễn Ngọc Linh khi học tập tại Italy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Là du học sinh bậc thạc sĩ tại Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc, Đỗ Phương Uyên, 23 tuổi, về nước từ Tết Nguyên đán, chưa thể quay lại trường học tập trung dù năm học sắp hết.

Uyên đến Trung Quốc tháng 9/2019 theo học bổng toàn phần, ngành Công nghệ sinh học rừng. Mỗi tháng, ngoài học phí và tiền ở ký túc xá, cô được nhận thêm 3.000 nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng) chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, từ khi về nước, Uyên không được nhận khoản tiền này.

Uyên chia sẻ thấy mặc cảm khi phải xin bố mẹ nên cố gắng chi tiêu tiết kiệm. Cô cũng tính đi làm thêm nhưng dịch bệnh khiến kinh tế khó khăn, kiếm một việc liên quan đến chuyên ngành không dễ. Ngoài ra, Uyên vẫn tham gia các lớp học online, không có thời gian để đi làm. Nếu có xin việc, Uyên cũng không thể đảm bảo sẽ làm lâu dài vì khi nào trường thông báo, cô phải trở lại Trung Quốc ngay.

Dù tiết kiệm đến mức nào, số tiền còn lại của Uyên cũng sắp hết. “Chắc mình sẽ vay thêm bạn bè, hoặc cùng lắm sẽ nói với bố mẹ, xin hỗ trợ chứ cũng không biết làm như nào nữa”, cô nói.

Theo kế hoạch, Uyên bắt đầu học thực hành trên phòng thì nghiệm từ tháng 2, tức sau khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc. Do ngành học có tính ứng dụng và đặc thù cao, thời gian thực hành của Uyên phải kéo dài 6-12 tháng, tùy thuộc kết quả thí nghiệm. Tuy nhiên, vì chưa thể quay lại Trung Quốc, Uyên gặp nhiều áp lực trong phần thực hành vì phải hoàn thành trong thời gian ngắn để không làm ảnh hưởng đến lộ trình tốt nghiệp, học lên tiến sĩ và định cư.

Uyên cho biết, nếu trường chưa có lệnh mà tự ý bay sang thì sẽ phải cách ly đóng phí trong bệnh viện, bị phạt và thậm chí trục xuất. Hiện cô vẫn theo dõi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và thông báo của trường, mong sớm được trở lại học tập để tiếp tục theo đuổi dự định cá nhân.

Được và mất của du học sinh Việt khi mắc Covid-19

Cáp Thị Yến phải thay đổi kế hoạch học tập, nhận bằng tốt nghiệp muộn hơn, nhưng lại thấy được nhiều hơn sau hơn một tháng cách ly, điều trị Covid-19.

Nửa tháng sau ngày cuối cùng tự cách ly tại huyện Ân Thi, Hưng Yên, Cáp Thị Yến, 21 tuổi, đang làm thủ tục bảo lưu việc học tại Đại học Huddersfield, Anh. Em sẽ ở lại Việt Nam một năm trước khi quay lại Anh học tiếp, chấp nhận thay đổi kế hoạch học tập và có thể gặp một số rủi ro.

Học hết năm ba Đại học Ngoại thương, Yến giành học bổng chương trình chuyển tiếp với một năm học ở Đại học Huddersfield. Em dự định hoàn thành chương trình vào cuối năm 2020, chỉ sau 3,5 năm học đại học. "Em đã cố gắng rất nhiều để tốt nghiệp sớm và hào hứng khi nghĩ đầu năm sau có thể đi làm", Yến nói. Thế nhưng, Covid-19 ập tới khiến dự định của Yến gần như đổ bể.

Trường Huddersfield chuyển sang dạy online. Để giảm chi phí và tránh lệnh đóng cửa, ngày 21/3 Yến về nước, đi cách ly tập trung. Sáu hôm sau, em phải chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu để điều trị do mắc Covid-19. Ngày 17/4, Yến được ra viện, tự cách ly tại địa phương. Đầu tháng 5, cuộc sống của Yến trở lại bình thường nhưng vẫn chưa thể bay sang Anh và trường vẫn dạy online.

Khả năng cao cả hai kỳ còn lại, trường Huddersfield đều dạy trực tuyến. Yến nghĩ đã du học thì phải học trực tiếp, trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài, chứ không thể học online nên quyết định bảo lưu. Sau khi liên lạc với trường để hỏi thủ tục, nữ sinh biết có thể gặp khó khăn khi xin visa trở lại vào năm sau nhưng chấp nhận. Thay vì cố lấy bằng sớm từ trường Huddersfield, Yến sẽ tập trung học ở Ngoại thương để lấy bằng đúng hạn. Một năm tới, Yến phải hoàn thành 8 môn và khóa luận tốt nghiệp.

Kế hoạch học tập và dự định đi làm phải thay đổi. Trong 1-2 tháng tới, Yến sẽ lên Hà Nội tìm nhà trọ, làm quen lại từ đầu. Tuy nhiên, nữ sinh Hưng Yên vẫn cho rằng mình may mắn khi về Việt Nam sớm. "Trong khi bạn bè ở Anh vẫn đang lo lắng dịch bệnh, muốn về Việt Nam mà không có chuyến bay thì em đã nhận được rất nhiều thứ trong hơn một tháng cách ly và điều trị Covid-19", Yến nói.

Được và mất của du học sinh Việt khi mắc Covid-19 - Hình 1

Cáp Thị Yến chụp ảnh kỷ niệm ở quê nhà sau khi kết thúc thời gian cách ly. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Điều đầu tiên là Yến được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trước khi về Việt Nam, Yến không bao giờ nghĩ mình sẽ mắc Covid-19 bởi luôn cẩn thận làm theo các biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, thậm chí không dám tiếp xúc trực tiếp với những bề mặt kim loại như tay nắm cửa. Ở nhà trọ, với những sinh hoạt chung, em đều thực hiện lệch giờ với mọi người.

Đến khi tờ báo ở Bạc Liêu đưa tin "bệnh nhân 155 tên Cáp Thị Yến", cô gái vẫn không tin đó là mình bởi chưa nhận được thông báo từ bác sĩ và bản thân không có triệu chứng gì. Chỉ đến khi các báo trung ương đồng loạt đưa tin, bạn bè, người thân dồn dập nhắn tin hỏi, em mới dám chắc mình đã nhiễm virus. Em bật khóc khi nhìn những dòng tin nhắn, sợ hãi chúng hơn cả sợ virus.

Thế nhưng khi bình tĩnh nghĩ lại, Yến thấy mình may mắn vì đã về Việt Nam, được phát hiện với tên "bệnh nhân 155". Ở Anh, kể cả người có triệu chứng nhưng không nặng cũng không được xét nghiệm. Còn ở Việt Nam, dù không có triệu chứng gì, em được cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh, được xét nghiệm để sớm phát hiện ra bệnh rồi được điều trị, chăm sóc hàng ngày miễn phí.

"Em rất cảm ơn vì điều đó. Với một người không có triệu chứng như em, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ lây lan cho cộng đồng", Yến nói.

Trong thời gian cách ly và điều trị, Yến có nhiều bạn mới. Do học nhanh hơn các bạn cùng trang lứa, Yến thường phải học cùng các anh chị hơn 1-2 tuổi. Vì vậy, em không có bạn bè sinh năm 1999 ở bên Anh. Khi vào khu cách ly và điều trị tại bệnh viện, em quen thêm nhiều bạn bằng tuổi cũng đang học ở Anh, thường xuyên trò chuyện với các bạn về cả cuộc sống và học tập. Đến giờ, Yến vẫn giữ liên lạc với những người bạn này.

Yến còn nhận được nhiều tình cảm từ người thân, bạn bè hơn những gì em nghĩ. Trong gần một tháng ở Bạc Liêu, em nhận được cả nghìn tin nhắn, cuộc gọi đến mức không thể trả lời hết. Danh sách người nhắn tin kéo dài, có những người cả năm không liên lạc, có những bạn học cùng từ cấp hai nhưng vẫn hỏi thăm tình hình khiến Yến bất ngờ, xúc động.

"Hôm bay về Nội Bài, địa phương và gia đình thuê hẳn xe cấp cứu lên sân bay đón em. Về tới xóm, người thân, các bác ra đón. Dù không tiếp xúc gần, em cảm nhận được họ quan tâm em rất nhiều chứ không hề xa lánh hay kỳ thị", Yến nói.

Về nhà, Yến được sắp xếp cách ly riêng ở nhà hàng xóm, vốn đang bỏ không. Một bác hàng xóm khác có khu vườn liền đó bảo nếu buồn có thể ra chăm sóc rau, hái dưa chuột ăn. Đứa em gái thường ngày hay cãi nhau với Yến cũng biết làm đồ ăn vặt mang qua cho chị.

Được và mất của du học sinh Việt khi mắc Covid-19 - Hình 2

Yến quay lại với thói quen chạy bộ sau khi hết cách ly. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Còn Yến tự cảm thấy đã thay đổi, học được nhiều thứ. Trước đó em mua sắm rất nhiều đồ, từ đồ vệ sinh cá nhân, đồ dùng trong nhà hay quần áo. Khi sang Anh, em mang tới 3 valy đồ và mua thêm nhiều vật dụng bên đó. Khi vào khu cách ly, Yến đã trải qua hơn một tháng sinh hoạt với một chiếc valy đựng vài bộ quần áo. Cô gái đã phải cười lớn khi phát hiện ra mình có thể sống tối giản đến vậy, quyết định sửa đổi thói quen mua sắm, vừa tiết kiệm, vừa gọn gàng hơn.

Một thay đổi khác là Yến cảm thấy không "bánh bèo" như xưa. Trước đây một tháng Yến mặc váy tới 26 ngày. Do về Việt Nam gấp, Yến để hết váy áo bên Anh. Về nhà tăng tới 5 kg, em thử thay đổi phong cách với sơ mi và quần bò cho thon gọn và thấy khá hợp. "Nếu không trong hoàn cảnh này, có lẽ em sẽ mãi là bánh bèo trong mắt mọi người, Yến cười nói.

Sau hơn một tháng cách ly tập trung, điều trị rồi lại tự cách ly, hiện Yến đã về nhà sinh hoạt cùng gia đình, được gặp gỡ bạn bè. Em tích cực chạy bộ bởi ở Anh thường xuyên đi bộ gần một tiếng mỗi ngày. Từ ngày 3/5, nữ sinh tham gia thử thách của Thành đoàn Hà Nội, trong 21 ngày phải chạy được 70 km. Yến còn dự định tự học tiếng Trung Quốc qua sách và Youtube với mục tiêu một năm sau sang Anh có thể giao tiếp bằng tiếng Trung với các bạn người Trung.

Về việc học tiếp chương trình của Đại học Ngoại thương, Yến hy vọng mọi chuyện suôn sẻ để không phải thay đổi kế hoạch một lần nữa. Em đặt mục tiêu đạt được bằng cử nhân xuất sắc. Điểm trung bình hiện tại của em là 3.58.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phụ huynh "tố" cô giáo thể dục đạp cổ, kéo lê học sinh, trường xuất cameraPhụ huynh "tố" cô giáo thể dục đạp cổ, kéo lê học sinh, trường xuất camera
11:31:29 28/12/2024
Mới học hết lớp 9, người đàn ông "cả gan" hành nghề bác sĩ suốt 20 nămMới học hết lớp 9, người đàn ông "cả gan" hành nghề bác sĩ suốt 20 năm
12:08:13 28/12/2024
Tình trạng của Ốc Thanh Vân trước khi quyết định đưa 3 con trở về Việt NamTình trạng của Ốc Thanh Vân trước khi quyết định đưa 3 con trở về Việt Nam
11:33:06 28/12/2024
Tình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Mắc bệnh về thần kinh, hiện không thể nói và đi lại?Tình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Mắc bệnh về thần kinh, hiện không thể nói và đi lại?
10:29:58 28/12/2024
Sau 10 năm, em trai ở nước ngoài bất ngờ trở về khiến đời tôi điêu đứngSau 10 năm, em trai ở nước ngoài bất ngờ trở về khiến đời tôi điêu đứng
11:37:55 28/12/2024
Nam NSƯT dọn vào biệt thự 200 tỷ của Hoa hậu Phương Lê chung sống như vợ chồng, muốn sinh conNam NSƯT dọn vào biệt thự 200 tỷ của Hoa hậu Phương Lê chung sống như vợ chồng, muốn sinh con
14:26:02 28/12/2024
Câu hỏi Olympia từng khiến netizen vò đầu bứt tóc: "Bút, bảng, phấn, học, giảng - Từ nào không phải từ Hán Việt?"Câu hỏi Olympia từng khiến netizen vò đầu bứt tóc: "Bút, bảng, phấn, học, giảng - Từ nào không phải từ Hán Việt?"
10:07:46 28/12/2024
Bí ẩn nhất showbiz Việt 2024: Hoàng Thuỳ Linh - Đen Vâu cưới và đón con đầu lòng khi nào?Bí ẩn nhất showbiz Việt 2024: Hoàng Thuỳ Linh - Đen Vâu cưới và đón con đầu lòng khi nào?
13:01:08 28/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đau đớn trong cơn say

Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đau đớn trong cơn say

Góc tâm tình

15:39:45 28/12/2024
Không có một dấu hiệu nào báo trước, không có một chút lạnh nhạt nào để tôi nghi ngờ. Anh nói điều này trong một lần say, nhưng tôi biết trái tim anh hoàn toàn tỉnh táo.
Đón lộc đầu năm: 3 con giáp phất lên trong tháng 1, tháng 2 đón Thần tài năm 2025, tiền bạc dồi dào như nước

Đón lộc đầu năm: 3 con giáp phất lên trong tháng 1, tháng 2 đón Thần tài năm 2025, tiền bạc dồi dào như nước

Trắc nghiệm

15:35:27 28/12/2024
Tháng 1 và 2 năm 2025 được dự đoán là thời điểm tài lộc dồi dào cho 3 con giáp may mắn.Cùng tìm hiểu xem con giáp nào sẽ đón nhận vận may, tiền bạc và sự nghiệp
Chạy xe ôm nuôi con mắc bệnh bại não, cha bị tai nạn tử vong ở Bình Dương

Chạy xe ôm nuôi con mắc bệnh bại não, cha bị tai nạn tử vong ở Bình Dương

Pháp luật

15:25:59 28/12/2024
Ngày 27/12, Công an TP Thuận An (Bình Dương) đã hoàn tất công tác khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể nạn nhân Nguyễn Tiến D. (35 tuổi, quê Bình Thuận) cho gia đình để đưa về quê lo hậu sự.
Nóng: Triệu Vy chính thức xác nhận ly hôn chồng tỷ phú

Nóng: Triệu Vy chính thức xác nhận ly hôn chồng tỷ phú

Sao châu á

15:24:33 28/12/2024
Mới đây, Triệu Vy đã chính thức đăng Weibo thông báo đã ly hôn với chồng tỷ phú Huỳnh Hữu Long từ nhiều năm trước.
Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

Thế giới

15:22:55 28/12/2024
Quan chức Nga đã lý giải việc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines phải chuyển hướng khỏi một sân bay ở Nga.
'The Batman' phần 2 dời lịch chiếu đến năm 2027

'The Batman' phần 2 dời lịch chiếu đến năm 2027

Hậu trường phim

15:20:25 28/12/2024
Phần phim hậu truyện của The Batman (tựa trước đó là The Batman: Part II ) của đạo diễn Matt Reeves được Warner Bros. thông báo dời chiếu đến tận năm 2027.
Bà chủ nhà trọ đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm hạnh phúc ở tuổi 60

Bà chủ nhà trọ đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm hạnh phúc ở tuổi 60

Tv show

15:18:09 28/12/2024
Sau 20 năm làm mẹ đơn thân, người phụ nữ 60 tuổi đến Bạn muốn hẹn hò tìm người bầu bạn tuổi xế chiều. Được mai mối với đàng trai cùng tuổi, cả hai có cuộc trò chuyện cởi mở và cùng nắm tay nhau ra về.
Jay-Z lặng lẽ ủng hộ Beyoncé giữa lúc đối mặt với vụ kiện hiếp dâm

Jay-Z lặng lẽ ủng hộ Beyoncé giữa lúc đối mặt với vụ kiện hiếp dâm

Sao âu mỹ

15:15:29 28/12/2024
Jay-Z được phát hiện lặng lẽ ủng hộ vợ - Beyoncé trong buổi biểu diễn giữa giờ vào ngày Giáng sinh khi đội Baltimore Ravens đấu với đội Houston Texans.
Hoa hậu Phương Lê tiết lộ mối quan hệ giữa NSƯT Vũ Luân với con riêng

Hoa hậu Phương Lê tiết lộ mối quan hệ giữa NSƯT Vũ Luân với con riêng

Sao việt

15:10:07 28/12/2024
Dọn về sống chung, NSƯT Vũ Luân giữ mối quan hệ thân thiết với con riêng của Phương Lê. Hoa hậu Quý bà Hòa bình Thế giới 2017 cho hay: Các con của tôi cũng đều quý mến anh ấy .
Giá trị của Yamal vượt Mbappe

Giá trị của Yamal vượt Mbappe

Sao thể thao

15:05:39 28/12/2024
Hiện tại, Yamal được Transfermarkt định giá 180 triệu euro, cao nhất trong đội hình của Barcelona. Anh có giá trị ngang bằng với Jude Bellingham thuộc Real Madrid.
So kè 2 đám cưới giàu nhất miền Tây của ái nữ chủ vựa cá Bạc Liêu và tiểu thư chủ tiệm vàng Đồng Tháp

So kè 2 đám cưới giàu nhất miền Tây của ái nữ chủ vựa cá Bạc Liêu và tiểu thư chủ tiệm vàng Đồng Tháp

Netizen

14:58:46 28/12/2024
Những ngày vừa qua, dân mạng xôn xao với đám cưới có chiếc cổng Bạch Long Phụng siêu khủng ở miền Tây. Nhìn độ hoành tráng, độc lạ ngay từ phần trang trí bên ngoài khiến nhiều người xuýt xoa,