‘Đánh con nhập viện thể hiện sự bất lực của cha mẹ’
Theo chuyên gia tâm lý, phụ huynh phải dùng đòn roi nghĩa là họ bất lực với con cái. Điều này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về tâm, sinh lý con trẻ của người lớn.
Gần đây, hình ảnh bé trai tên Long (13 tuổi, ở Thái Nguyên) bị bố đánh đến tứa máu, bầm nát thịt mông, phải nhập viện, khiến nhiều người bức xúc. Trước sự phẫn nộ của cộng đồng, ông Linh – bố Long – lên tiếng trần tình về cách dạy con của mình.
Theo ông, con trai thường xuyên trốn học, bỏ nhà đi chơi điện tử và gần đây bị nghi ăn cắp đồ tại trường học. Vì vậy, ông phải dùng biện pháp mạnh để giáo dục con nên người.
“Tôi chỉ hối hận nếu con vẫn hư hỏng khi mình làm đến mức mang tai tiếng thế này. Tôi chấp nhận tiếng ác để dạy con nên người”, người cha đánh con trai tứa máu, bầm tím mông, nói.
Đánh con nhập viện, lột trần đuổi ra đường
Trước ông Linh, không ít cha mẹ đã bị lên án khi đánh con đến thương tích, phải nhập viện hay áp dụng hình phạt phản cảm.
Tháng 4/2016, bé trai 12 tuổi tên Việt (Hải Phòng) bị mẹ bắt cởi truồng, đi lại trên đoạn đường đông người vì ăn cắp 500.000 đồng. Mông cậu bé còn hằn nhiều vết roi của trận đòn đau.
Người mẹ đứng gần, tay lăm lăm cây roi, liên tục nhiếc móc con, mặc cho người xung quanh khuyên can.
Trước đó không lâu, clip ghi cảnh người mẹ dùng tay đánh liên tiếp vào mặt con trước sự chứng kiến của nhiều người lan truyền trên mạng xã hội. Trong clip, cậu bé mặc đồng phục học sinh không hề phản kháng, chỉ cúi đầu, khoanh tay và chịu đòn như tỏ ra hối lỗi.
Năm 2014, một bé gái 4 tuổi tại Bình Dương bị cha mẹ trói, đánh và bắt quỳ suốt 4 tiếng đồng hồ chỉ vì em đùa nghịch. Hậu quả, bé bị chấn thương sọ não.
Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef), gần 3/4 trẻ em từ 2-14 tuổi bị cha mẹ, người chăm sóc và những thành viên khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực.
Gần 1/4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi cho biết họ phải chứng kiến chồng mình có hành vi bạo lực với con cái. Từ năm 2006-2011, khoảng 5.600 vụ lạm dụng tình dục trẻ em được báo công an. Những thống kê đó phần nào cho thấy thực tế nhiều phụ huynh sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với con trẻ.
Bé trai 12 tuổi bị mẹ lột truồng, bắt đi lại giữa đường tại Hải Phòng. Ảnh: Thùy Linh.
Sai hoàn toàn khi dạy con bằng bạo lực
Video đang HOT
Theo bà Hương Thu – Giám đốc Trung tâm cung cấp giải pháp hỗ trợ bà mẹ và trẻ em – hành động đánh con đến tứa máu là sai hoàn toàn. Bố mẹ không thể thay đổi con nên mới dùng đến bạo lực để xử lý vấn đề.
Bà Hương cho rằng phụ huynh phải dùng đòn roi nghĩa là họ bất lực với con cái. Điều này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về tâm, sinh lý con trẻ của người lớn.
Những trận đòn đau sẽ không giúp trẻ ngoan mà còn khiến chúng có xu hướng bạo lực, lì lợm. Các em sẽ thường xuyên tìm cách gây sự, chống đối.
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ pháp lý, luật sư Vũ Tiến Vinh – Giám đốc Công ty Luật Bảo An (Hà Nội), cho biết Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em nghiêm cấm hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ.
Tùy theo mức độ, người vi phạm có thể bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác.
Ông Vinh cũng cho rằng đây là cách làm để lại hậu quả xấu đến tâm lý của trẻ trong việc tự nhận ra lỗi lầm và sửa sai sau này.
Chia sẻ quan điểm trên, luật sư Đắc Thị Hoa (công tác tại một văn phòng luật sư tại Hà Nội) nêu quan điểm hành động đánh đập không giúp thể hiện vai trò của bố mẹ với con.
“Đây cũng là bài học cho những người làm cha mẹ. Họ phải có trách nhiệm với việc sinh ra một đứa trẻ, dạy dỗ thành người chứ không phải huấn luyện như thú nuôi”, bà Hoa nói.
Bà Hương Thu thì khuyên trước khi đánh con, bố mẹ phải tự hỏi rằng mình đã dạy dỗ tốt chưa. Nếu chưa, phụ huynh không có quyền nổi giận, bắt con phải chịu những đòn roi, khiến chúng bị tổn thương về mặt thể xác và tâm lý.
Ngoài ra, nữ giám đốc cho rằng bố mẹ nên tìm hiểu lý do con trốn học đi chơi hay lấy đồ của người khác…, trước khi đánh chúng “thừa sống thiếu chết”.
Điều 49 (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP), hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:
1. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 tại điều này.
Theo Zing
Trẻ em bị bạo hành thể xác lẫn tinh thần, dư luận đau lòng và phẫn nộ
Tại nghị trường ngày hôm nay (23/11), Đại biểu Quốc hội nêu thực trạng nhiều trẻ em bị người thân lợi dụng làm công cụ riêng rất đau lòng.
"Thủ tướng quyết liệt xử lý trách nhiệm người đứng đầu, tôi rất ủng hộ"Những phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng về Biển Đông
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) bày tỏ, một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng đầu tiên trong việc thực hiện các quyền trẻ em là bảo đảm mọi trẻ em được sống và phát triển một cách hài hòa, an toàn, lành mạnh.
Bà Sang đưa ra hình tượng nàng Tô Thị là hiện thân các đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là người phụ nữ luôn hết mình chăm lo gia đình, yêu chồng, thương con, đó là lòng chung thủy, đức hy sinh.
Một người phụ nữ hội tụ đầy đủ các đức tính tốt đẹp như vậy, nhưng cũng đã để lại đời sau những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ, "Em hóa đá vì chồng, con hóa đá vì ai".
Theo Đại biểu Sang, thực tế xã hội hiện nay đã và đang xuất hiện hiện tượng có nhiều trường hợp cha, mẹ, người thân trong gia đình và người khác lại đem quyền sống của trẻ em làm công cụ phục vụ lợi ích, mục đích riêng của mình, đưa đến nhiều trường hợp trẻ em bị tước đoạt quyền được sống rất đau lòng và gây bức xúc lớn trong xã hội.
Theo thống kê của tổng cục thống kê và Tổ chức y tế thế giới, ở Việt Nam có 58% phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. Có 68,4% trẻ em từ 11 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình thức xử phạt tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên trong gia đình.
Vẫn còn đến 14,6% các bậc cha, mẹ cho rằng trẻ cần bị xử phạt về thể xác. Vấn nạn này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
"Tôi đề nghị, bổ sung hành vi cấm cha, mẹ, người thân hoặc người khác tước đoạt quyền được sống của trẻ em.
Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình về xây dựng môi trường gia đình an toàn, lành mạnh nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa ở trẻ em", bà Sang nêu quan điểm.
Đại biểu Quốc hội Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước). ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.
Cũng theo Đại biểu Sang, những việc làm của chúng ta dành cho trẻ em chủ yếu là hướng đến tương lai, chưa quan tâm nhiều đến những hoạt động, những nhu cầu vui chơi, giải trí hiện tại của trẻ em.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Bình Định: "Hiện nay có nhiều số khẩn cấp như 113, 114, 115, 1800, 1567 để liên lạc khi quyền trẻ em bị xâm hại, gây lúng túng cho người dân. Một phút, một giây trong tình trạng khẩn cấp đều liên quan đến sinh mạng và tài sản, để dễ dàng cho người dân và tạo sự nhanh chóng trong việc phối hợp thực hiện giữa các cơ quan thì cần phải quy định thống nhất một số khẩn cấp để báo cáo các hành vi xâm hại quyền trẻ em. Cũng cần hướng tới số tổng đài khẩn cấp quốc gia duy nhất, chứ không chỉ xây dựng hệ thống liên thông giữa các tổng đài khẩn cấp như hiện nay".
Trẻ em ở vùng sau, vùng xa, miền núi sau giờ học theo cha, mẹ lên nương, rẫy, địa điểm vui chơi của các em quanh quẩn ở bên các chòi, rẫy còn trẻ em ở vùng thành thị ngoài giờ ăn, ngủ và học thì hầu như thời gian còn lại là để tiếp cận với các thiết bị điện tử, phần lớn hoạt động tổ chức ở những nơi công cộng là giành cho người lớn.
Trong khi đó thiết chế văn hóa giành cho trẻ em chỉ được đầu tư xây dựng cấp tỉnh và cấp huyện, số trẻ em đến các điểm này rất ít, thậm chí có nhà thiếu nhi ở cấp huyện chỉ có một số ít trẻ em có năng khiếu đến sinh hoạt.
Nước ta đã phát hiện lao động trẻ em từ 5 đến 11 tuổi là 15,4%, từ 12 đến 14 chiếm đến 17% và độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi là 15,8%, tính chung tỷ lệ lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi là 16,4% trong độ tuổi này có đến 7,8% trẻ em làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.
Nói về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Đại biểu Sang đề nghị nghiên cứu đầy đủ trong việc liệt kê các đối tượng để tránh bỏ sót, như trường hợp trẻ em thuộc một số dân tộc thiểu số có thể chất và tầm vóc thấp bé, nhẹ cân hay trẻ em đi học theo hính thức bán trú dân nuôi.
"Ở nước ta vẫn còn đến 2,1% trẻ em trong độ tuổi tiểu học không được đi học, có 24,1% trẻ em từ 15 đến 17 tuổi là đối tượng ngoài nhà trường những đối tượng trẻ em như trên có thuộc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hay không?", bà Sang đặt vấn đề.
Cần phải xử lý nghiêm minh với những trường hợp ngược đãi, bạo hành trẻ em. ảnh: ANTV
Đồng tình với những phát biểu trên, Đại biểu Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) nhận định, thời gian gần đây ngày càng xuất hiện nhiều vụ xâm hại trẻ em một cách tàn bạo, gây tổn hại đến thể chất và chấn động nặng nề cho tinh thần của trẻ.
Trẻ bị người chăm sóc ngược đãi, trẻ bị người có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em đánh đập, điển hình các vụ bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non hay vụ công an phường đánh đập một em bé ở thành phố Huế.
"Thủ tướng quyết liệt xử lý trách nhiệm người đứng đầu, tôi rất ủng hộ"
Nghiêm trọng hơn nhiều em bị chính cha mẹ ruột hành hạ, lạm dụng tình dục, thậm chí giết hại.
Điều đáng lưu tâm là hầu hết những vụ việc này được phanh phui nhờ báo chí hoặc được phổ biến trên mạng giáo dục chứ không phải qua các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và chủ động giải quyết.
Điều này phản ánh đạo đức xã hội xuống cấp, đồng thời cũng cho thấy sự hạn chế trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, nhất là bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực ngược đãi. Tôi cho rằng hệ quả này có một phần lỗi của các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý và tổ chức các biện pháp bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Bà Lan đề nghị: "Để khắc phục tình trạng này, cần quy định cơ chế, biện pháp để áp dụng 3 cấp độ bảo vệ trẻ em, làm rõ và cụ thể hơn nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức trong việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em. Tránh việc quy định chung chung nhưng lại chồng chéo đến khi có sự việc xảy ra không thể quy trách nhiệm cho ai".
Theo giaoduc.net.vn
Bạo hành trẻ em tăng: Trách nhiệm thuộc về ai? Chỉ trong nửa đầu tháng 10, hai vụ bạo hành trẻ em ở cơ sở mầm non bị phát hiện. Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương và ngành giáo dục. Trách nhiệm thuộc địa phương Chiều 16/10, trả lời câu hỏi về trách nhiệm và các biện pháp bảo vệ trẻ em, ông Đặng Hoa...