Đánh cắp tro cốt của người nổi tiếng Trung Quốc để tổ chức hủ tục ‘đám cưới ma’
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, tro cốt của một người có ảnh hưởng tại Trung Quốc đã bị một nhóm đối tượng lấy trộm để bán cho một gia đình nhằm thực hiện hủ tục “đám cưới ma”.
Những hũ tro trên một sườn đồi của Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cảnh sát huyện Vấn Thượng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đã tạm giữ 3 nhân viên của nhà tang lễ địa phương với cáo buộc lấy trộm tro cốt. Theo đó, một nhân viên họ Shao đã đánh cắp tro cốt của một người phụ nữ được hoả táng tại đây. Người còn lại, nhân viên họ Lei, đã lái xe đưa hũ tro rời khỏi nhà tang lễ. Nghi phạm khác, nhân viên họ Zhang, là người liên hệ với người mua.
Theo các phương tiện truyền thông, hũ tro cốt này thuộc về một nữ streamer có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Cô đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu trong một buổi phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội Douyin. Trong video phát trực tiếp hôm 14/10, người phụ nữ đã cầm lọ thuốc trừ sâu và nói với mọi người đang theo dõi rằng cô đã bị trầm cảm suốt nhiều tháng. Cô cũng nói rằng đây có thể là video cuối cùng của mình. Người thân của nữ streamer sau đó cáo buộc một số người dùng mạng đã xúi giục cô uống thuốc trừ sâu.
Theo gia đình nữ streamer, cô đã qua đời vào ngày 15/10 sau khi được đưa đi cấp cứu và không qua khỏi. Người phụ nữ nổi tiếng này có 678.000 người theo dõi trên nền tảng Douyin trước khi cô qua đời.
Video đang HOT
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, những người lấy cắp tro cốt này nhằm mục đích bán cho người cần để thực hiện hủ tục “hôn nhân ma”. Nghi lễ này đã tồn tại ở Trung Quốc từ khoảng 3.000 năm trước. Theo đó, các gia đình sẽ tìm bạn đời cho những người thân đã chết để linh hồn của họ có thể siêu thoát và không cảm thấy cô đơn hay bất an ở thế giới bên kia.
Thông thường, gia đình của người đàn ông xấu số sẽ tìm một người phụ nữ đã chết khác để làm vợ người đã khuất rồi chôn tro cốt, hoặc hài cốt, của họ với nhau. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng huyệt mộ cô đơn sẽ ảnh hưởng xấu tới sự thịnh vượng của con cháu trong gia đình.
Một nguồn tin tiết lộ với hãng truyền thông Beijing News cho biết tro cốt của cô gái nổi tiếng này có thể được bán với giá khoảng 7.820 – 10.950 USD. Tuy nhiên, “thương vụ” bán tro cốt của nữ streamer cuối cùng đã không thành công. Ba nghi phạm bị tình nghi đánh cắp tro đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tro cốt của người phụ nữ nổi tiếng đã bị đánh cắp. Ảnh: thepaper.cn
Vợ của một nghi phạm cho biết người mua, danh tính không được tiết lộ, đã không đồng ý làm “đám cưới ma” với nữ streamer đã chết cho người con trai xấu số của họ. Tro cốt của cô đã được trao lại cho gia đình và đưa về quê nhà ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc.
Một quan chức của Sở Nội vụ tỉnh Sơn Đông nói rằng cơ quan này đã cam kết trấn áp hủ tục “đám cưới ma” và rà soát lại tất cả cơ sở tang lễ trong khu vực.
Đây không phải lần đầu tiên hủ tục này bị truyền thông Trung Quốc phanh phui. Vào năm 2020, tro cốt của một người phụ nữ 22 tuổi tên Fang Yangyang đã bị chính gia đình cô ở Đức Châu, tỉnh Sơn Đông bán với giá hàng nghìn nhân dân tệ để làm đám cưới ma. Trước đó, Fang bị mẹ chồng đánh đập tới chết vì không mang thai.
Vào tháng 2, tòa án ở Thành Dương, tỉnh Cam Túc đã tuyên án tử hình một người đàn ông vì giết hại 2 phụ nữ thiểu năng trí tuệ sau đó bán thi thể của họ cho các gia đình nông thôn để tổ chức âm hôn. Người đàn ông này thu được 5.478 USD từ nạn nhân đầu tiên và bị cảnh sát bắt giữ khi đang chuyển xác nạn nhân thứ hai.
Sau khi vụ việc xảy ra, nhiều tranh luận gay gắt đã bắt đầu nổ ra về hủ tục tổ chức “đám cưới ma” và lạm dụng phụ nữ trên mạng xã hội
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...