Đánh bắt trai khổng lồ, người Trung Quốc đang hủy hoại Biển Đông như thế nào
Những hành động hủy họa môi trường của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải bị lên án và các quốc gia trong khu vực cần chung tay để ngăn chặn và từ đó bảo vệ hệ sinh thái của một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới.
Trung Quốc đánh bắt cạn kiệt trai khổng lồ ở Biển Đông.
Theo Bloomberg, những con trai biển còn sống hay đã chết thậm chí còn không quan trọng với ngư dân Trung Quốc. Bởi họ chỉ muốn khai thác lấy vỏ, dùng làm đồ trang sức.
Nhu cầu trai khổng lồ ở quê nhà đã thúc đẩy ngư dân Trung Quốc đổ ra Biển Đông đánh bắt trai. Hoạt động khai thác sơ sài và tận diệt này còn đe dọa đến các rạn san hô tồn tại từ hàng ngàn năm.
Bắt đầu đầu những năm 2010, Trung Quốc không ngừng khai thác trai khổng lồ với số lượng lớn bằng vô số những tàu đánh cá tập trung quanh một tàu cỡ lớn, gọi là tàu mẹ. Các tàu này hoạt động xa vùng biển Trung Quốc, thậm chí còn tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác ở Biển Đông.
Khi các đội tàu thuyền này tìm thấy rạn san hô ở vùng nước nông, ngư dân Trung Quốc bắt đầu cào trai với số lượng lớn. Những vỏ trai đẹp có giá tới hàng ngàn ở thị trường trên đảo Hải Nam.
Video đang HOT
Các tàu cá Trung Quốcc chỉ cần lấy vỏ, không cần biết trai khổng lồ sống hay chết.
Theo Bloomberg, nếu những con trai khổng lồ còn sống thì ngư dân Trung Quốc xẻ làm thực phẩm hoặc đơn giản là vứt xuống biển, chỉ lấy vỏ. Những vỏ trai khổng lồ được chạm khắc tinh xảo còn có giá trị tới cả triệu USD.
Ước tính hơn 10.000 hécta rạn san hô đã bị tàn phá theo cách này, theo chuyên gia John McManus đến từ Đại học Miami ở Mỹ. Đây là một trong những bằng chứng được trình lên Tòa Trọng Tài quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines năm 2016.
Phán quyết của Tòa Trọng Tài được coi là “cái tát trời giáng” vào tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Bắc Kinh. Ở thời điểm đó, hoạt động khai thác trai khổng lồcủa ngư dân Trung Quốc có vẻ lắng xuống, có thể do chỉ đạo từ chính quyền hoặc vỏ trai khổng lồ đơn giản là không còn giá trị cao như trước.
Nhưng dù thế nào, các đội tàu Trung Quốc lại quay trở lại từ cuối năm ngoái, sử dụng các máy thủy lực để bắt trai khổng lồ ở những rạn san hô sâu hơn, không khai thác được theo cách bình thường. Khai thác theo kiểu tận diệt như vậy rõ ràng ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, sự tồn tại của các loài cá, theo Bloomberg.
Các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trai khổng lồ trái phép ở Biển Đông. Ảnh: CSIS.
Hồi tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định, việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế như đã được nêu trong công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982.
Ở thời điểm đó, các đội tàu đánh bắt trai khổng lồ của Trung Quốc hoạt động ở vùng biển gần khu vực đá Bông Bay, đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo báo cáo của Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS).
Việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Các quốc gia cũng cần tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế về môi trường, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Theo Danviet
Phản ứng của Việt Nam về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông
Chiều 20-6, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tàu cá Philippines bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
"Việt Nam cho rằng, các tàu bao gồm cả các tàu cá khi hoạt động trên biển thì phải có trách nhiệm thực thi của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các sáng kiến của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thuộc Liên hợp quốc. Theo đó, các tàu cá có trách nhiệm đối xử nhân đạo và hỗ trợ ngư dân gặp nạn trên biển. Tàu cá Việt Nam đã thực hiện các nghĩa vụ quốc tế khi hoạt động trên biển như đã quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Công ước IMO mà Việt Nam là thành viên", bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro L. Locsin Jr. bày tỏ cảm ơn ngư dân Việt Nam đã cứu giúp 22 thuyền viên Philippines trong vụ va chạm chìm tàu ngày 9-6-2019 ở khu vực Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát biểu trên được ông Locsin đưa ra tại Hội nghị lần thứ 29 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 khai mạc ngày 17-6 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ).
Về vụ việc này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila xác nhận tàu cá Yuemaobinyu 42212 của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã đâm chìm tàu cá F/B Gemver-1 của Philippines tại Bãi Cỏ Rong vào đêm 9-6.
Theo ANTD
Tàu Philippines bị đâm chìm: Thế tiến thoái lưỡng nan của Tổng thống Duterte Tổng thống Duterte, nổi tiếng với những phát ngôn cứng rắn, bất ngờ bị kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phản ứng với vụ tàu cá nước này bị đâm chìm. Nhà lãnh đạo Philippines Rodrigo Duterte, nổi tiếng với những phát ngôn cứng rắn, bất ngờ bị kẹt lại giữa tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phản ứng...