Đánh bại Samsung và LG ở lĩnh vực sản xuất LCD, các công ty Trung Quốc lăm le lấn sân luôn cả mảng OLED
Samsung và LG đã buộc phải nhún nhường ở lĩnh vực LCD và nếu để đối thủ lấn lướt, họ sẽ mất kiểm soát hoàn toàn trên sân chơi vốn từng thuộc về mình.
Sau khi công bố kế hoạch đóng một trong hai dây chuyền sản xuất màn hình LCD của mình tại Hàn Quốc vào năm ngoái, hồi tháng Ba vừa qua, Samsung Display đã tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các cơ sở sản xuất màn hình LCD của mình tại Trung Quốc và Hàn Quốc vào cuối năm 2020 do nhu cầu giảm.
Chưa rõ tương lai của hai cơ sở sản xuất màn hình LCD ở Trung Quốc của công ty này. Trước mắt, Samsung đã và đang đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất tấm nền Quantum Dot OLED để cạnh tranh với LG trên thị trường TV.
Còn trước đó vào cuối tháng Một, LG Display tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tấm nền LCD cho TV ở Hàn Quốc và nhà máy Paju ở Triều Tiên cũng sẽ đóng cửa trong năm nay.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Samsung và LG thay nhau rút chân khỏi thị trường LCD, bởi giờ đây nó đang được các nhà sản xuất Trung Quốc như BOE, Huaxing Optoelectronics và HKC xâu xé. Thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp Hiển thị Hàn Quốc cho thấy năm ngoái các công ty Hàn Quốc chỉ chiếm 41,1% thị trường màn hình toàn cầu, và đó cũng là xu hướng giảm trong 3 năm liên tiếp. Năm nay rất có khả năng tỷ lệ này sẽ giảm xuống chỉ còn 30%.
Rút khỏi thị trường LCD và chuyển trọng tâm sang thị trường OLED là một quyết định thông minh ở hiện tại. Nhưng trên thị trường OLED, các công ty Trung Quốc cũng không chịu nhún nhường và đang có xu hướng bắt kịp nhanh hơn. Khả năng cạnh tranh trong thị trường này bỗng chốc trở nên dần khốc liệt.
Video đang HOT
BOE là đại diện Trung Quốc đang nổi lên rất mạnh trong lĩnh vực sản xuất tấm nền.
Theo dữ liệu từ Qunzhi Consulting, một công ty nghiên cứu trong các ngành công nghiệp, trong thị trường tấm nền OLED toàn cầu năm 2019, Samsung dẫn đầu tất cả các nhà sản xuất khác với thị phần tuyệt đối 85,4% còn công ty BOE của Trung Quốc đứng thứ hai chỉ với 3,6% cổ phần.
LG đứng thứ tư trên thị trường OLED năm ngoái, sau Samsung, BOE và Huiguang, với tỷ lệ 2,8%. Nhưng thế mạnh của LG, nằm ở tấm OLED kích thước lớn. Công ty Hàn Quốc này chỉ mới bước chân vào lĩnh vực sản xuất tấm nền OLED cỡ nhỏ và vừa, nên tỷ lệ thị trường của hãng không cao.
Rõ ràng, Samsung và LG của Hàn Quốc hiện dẫn đầu trong lĩnh vực OLED. Nhưng hai gã khổng lồ này có thể bắt đầu lo lắng về sự bứt tốc của các công ty Trung Quốc. Đó là BOE, Huaxing Optoelectronics, Tianma Microelectronics, Visionox và một loạt các công ty khác. Các tấm nền OLED thế hệ thứ 5 và 6 hiện đã sản xuất được tại Trung Quốc sẽ tăng đáng kể trong ba năm tới.
Bởi dữ liệu cho thấy các công ty Trung Quốc đã đưa vào hoạt động 12 dây chuyền sản xuất OLED, bên cạnh 7 dây chuyền khác đang được xây dựng và lên kế hoạch, với tổng vốn đầu tư hơn 350 tỷ nhân dân tệ (khoảng 50 tỷ USD), trong đó BOE chiếm 139,5 tỷ nhân dân tệ (gần 20 tỷ USD), và đã tăng thêm 8 dây chuyền sản xuất OLED so với năm 2015.
Màn hình OLED linh hoạt của BOE.
Chưa hết, các công ty Hàn Quốc còn lo ngại không chỉ việc các công ty Trung Quốc tăng năng lực sản xuất đáng kể, mà còn sợ rằng sau khi làm chủ công nghệ sản xuất màn hình LCD và OLED, đối thủ của họ cũng sẽ có đủ vốn và nguồn lực cạnh tranh với các công nghệ màn hình thế hệ mới như mini LED, micro LED và các loại màn hình hiển thị mới nổi khác. Bởi nếu so về khả năng và tốc độ sản xuất hàng loạt, các công ty Trung Quốc dường như luôn dư thừa.
Nếu tiếp tục để đối thủ phát triển như vậy, sớm hay muộn các công ty Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ chuỗi công nghiệp sản xuất màn hình, từ hệ thống thiết bị ở thượng nguồn đến các sản phẩm tại hạ nguồn. Khi quá trình “địa phương hóa” hoàn tất, cũng là dấu chấm hết cho một ngành công nghiệp trọng điểm ở xứ sở Kim chi.
Apple sẽ mua nhà máy sản xuất màn hình để bớt lụy Samsung
Apple có thể mua nhà máy sản xuất màn hình Nhật Bản - Japan Display để đa dạng hóa nguồn cung, bớt phụ thuộc vào Samsung.
Hiện tại, Japan Display vẫn còn nợ Apple hơn 800 triệu USD từ khoản đầu tư xây dựng nhà máy cách đây 4 năm trước với giá 1,5 tỷ USD. Nhà máy này có thể trả được số tiền này bằng cách bán nhà máy cho các đối tác, bao gồm cả Apple.
iPhone hiện tại chủ yếu sử dụng màn hình OLED do Samsung sản xuất.
Sharp đã xác nhận là đang xem xét việc mua nhà máy, có trụ sở tại Hakusan, Nhật Bản. Báo cáo từ Nikkei (Nhật Bản) cho thấy việc bán nhà máy có thể là một phần của thỏa thuận cứu trợ cho Japan Display. Gói cứu trợ này đến từ các nguồn bao gồm Apple, nhà sản xuất hợp đồng Apple Wistron và hãng quản lý tài sản Nhật Bản - Ichigo Asset Management.
Ban đầu, thỏa thuận này chỉ là rao bán các thiết bị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thỏa thuận đã được mở rộng bao gồm việc bán toàn bộ cơ sở, cả đất và tòa nhà.
Apple có thể mua nhà máy sản xuất màn hình
Trước đây, Japan Display là một trong những nhà sản xuất màn hình lớn nhất của Apple. Nhưng do không nâng cấp công nghệ lên màn hình OLED từ LCD đã khiến cho nhà sản xuất này bị tụt lại phía sau. Gần đây, công ty đã ghi nhận khoản đơn hàng quý thứ 11 liên tiếp. Một thỏa thuận cứu trợ trước đó đã tan vỡ sau khi một công ty đầu tư Trung Quốc và một số hãng khác từ bỏ đầu tư vào hãng này.
Japan Display hiện đang bắt đầu sản xuất màn hình OLED cho đồng hồ thông minh Apple Watch. Nhà máy này được cho là sẽ giúp Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào LG Display và Samsung.
Bộ ba iPhone năm nay: iPhone 11 Pro, iPhone 11, iPhone 11 Pro Max.
Apple đã ủng hộ Japan Display theo những cách khác. Chẳng hạn, "Nhà Táo" đã đồng ý kéo dài thời gian trả nợ dự kiến cho nhà máy Japan Display. Nếu có được một phần của nhà máy Japan Display, Apple sẽ mang về lợi ích không nhỏ. Mặc dù sở hữu nhà máy Mac Pro của riêng mình nhưng phần lớn việc sản xuất các thiết bị khác của Apple (bao gồm cả iPhone) đều được thực hiện thông qua các nhà sản xuất hợp đồng.
Hiện báo cáo của Google không nói rõ liệu Apple có nắm quyền kiểm soát nhà máy hay chỉ cung cấp một khoản đầu tư cho Japan Display - vẫn được điều hành độc lập hay không. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin này trong các tin bài sau.
Theo Dân Việt
Các công ty toàn cầu thúc giục Mỹ phát triển công nghệ 5G Mục đích của hành động này là nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc lên cơ sở hạ tầng 5G. Nhóm liên minh mới muốn thay đổi cách mạng truy cập vô tuyến (RAN) hoạt động 31 công ty toàn cầu hôm 5.5 cho biết họ đã thành lập một nhóm gọi là Open RAN Policy Coalition (Liên minh Chính sách RAN...