Đang yên đang lành mẹ chồng đòi đập tường thông cửa sang nhà vợ chồng tôi
Đến chính chồng tôi cũng không biết phải làm sao để từ chối mà không bị mẹ dỗi.
Hồi còn trẻ tôi cứ nghĩ mình sẽ lấy chồng muộn vì tính tôi cực kỳ ham chơi. Tôi “chốt kèo” với đám bạn thân rằng sẽ dành trọn thanh xuân để đi du lịch cùng chúng nó. Nhưng người tính không bằng trời tính, mới đi được vài chuyến với bọn nó thì đùng cái tôi bỏ bạn theo chồng.
Đến giờ khi con tôi 4 tuổi rồi lũ bạn vẫn trêu chọc tôi suốt. Chúng nó bảo “tưởng nhóm trưởng ăn chơi hoành tráng thế nào, ai dè mê trai không lối thoát”. Dù theo chồng bỏ cuộc chơi hơi sớm nhưng tôi không ân hận, bởi ông xã tôi là một người đàn ông tử tế vô cùng.
Anh ấy rất tốt với tôi và mọi người xung quanh, có kiến thức sâu rộng, điềm tĩnh, nhẹ nhàng. Chuyện gì tôi cũng có thể tâm sự với chồng để tham khảo ý kiến. Lúc nào anh cũng sẵn sàng lắng nghe và quan tâm vợ, có khi đang bận họp qua mạng anh cũng ôm vợ vỗ về. Tôi gặp chuyện buồn thì anh dẹp hết mọi thứ đưa tôi đi shopping, ăn đồ ngon hoặc làm chuyến du lịch ngẫu hứng. Tôi stress vì sinh đẻ và chăm con, anh mời cả bạn thân làm bác sĩ tới nhà để tâm sự. Tôi mệt muốn nghỉ ngơi, anh sẵn sàng vào bếp nấu cơm và ru con ngủ thay vợ.
Nói chung ngoại trừ tật ngủ ngáy ra thì chồng tôi chẳng có gì để chê cả. Với anh lúc nào vợ con cũng là nhất. Anh còn nói cảm ơn tôi suốt ngày vì đã hy sinh nhan sắc lẫn tuổi trẻ để cưới anh, cùng anh xây dựng một gia đình.
Mọi người sẽ nghĩ rằng tôi đang khoe chồng đúng không. Đúng là tôi tự hào vì anh thật, lấy được người chồng tốt như vậy thì quá may mắn chứ còn gì nữa. Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt của nó. Người ngoài nhìn vào tưởng cuộc hôn nhân của tôi cực kỳ hạnh phúc, song thực tế vợ chồng tôi rất đau đầu vì một người thân trong nhà.
Đó chính là mẹ chồng tôi – người phụ nữ “ cá tính” top 1 của gia đình. Trong khi bố chồng lẫn chồng tôi đều nhẹ nhàng dễ tính, cô em chồng cũng ít nói hiền lành, thì mẹ chồng lại đối lập hoàn toàn với họ.
Trước khi kết hôn chồng tôi được ông bà cho mảnh đất nhỏ ngay cạnh nhà bố mẹ. Có 60 mét vuông thôi nhưng chồng tôi thiết kế được một căn nhà cấp 4 khá xinh xắn, chừa lại 17 mét vuông làm khu vườn nhỏ ở đằng trước sân. Bạn bè qua chơi toàn khen tổ ấm của chúng tôi dễ thương, nhiều cây lá xanh tươi và chill như phim ngôn tình.
Lúc mới lấy chồng tôi rất mừng vì không phải ở chung với ai. Dù ở ngay cạnh gia đình chồng nhưng chúng tôi vẫn có không gian riêng, thoải mái làm mọi việc mà không bị soi từ sáng đến chiều. Tuy nhiên đó là tôi nghĩ vậy, chứ thực tế thì khác xa!
Hôm nào mẹ chồng cũng sang đập cổng réo nhà tôi dậy từ 7h sáng. Ban đầu tôi cũng vui vẻ khi thấy bà mang đồ ăn sáng qua cho mình, nhưng chỉ 2-3 tuần trôi qua là tôi thấy sợ. Ngày trong tuần thì mẹ gọi xong vợ chồng tôi cũng tiện dậy đi làm. Cơ mà nghỉ cuối tuần mẹ cũng không tha, không cho chúng tôi ngủ nướng. Đã thế mẹ còn ngồi lại để tận mắt nhìn vợ chồng tôi ăn thì bà mới yên tâm.
Chồng tôi đã góp ý riêng với mẹ rằng bà không cần phải mang đồ ăn sáng qua nữa. Chúng tôi tự lo được và không muốn làm phiền bà. Dĩ nhiên là mẹ chồng tôi không nghe. Bà quay sang đổ lỗi cho tôi ngay lập tức, nói con dâu quen sinh hoạt bừa bãi nên lây cả tật xấu sang cho con trai bà.
Mất một thời gian kiên trì “đấu tranh”, cộng thêm bố chồng khuyên giải thì mẹ mới chịu “tha” cho vợ chồng tôi vụ ăn sáng. Nhưng đâu phải vậy là yên, mẹ chồng tôi lại chuyển mục tiêu sang bữa tối!
Ngay từ đầu khi mới kết hôn, chồng tôi đã tự thỏa thuận với gia đình anh là sinh hoạt 2 bên không liên quan gì nhau cả. Việc nhà tôi tự làm, chi phí sinh hoạt cũng độc lập. Thi thoảng chúng tôi qua nhà ăn cơm chung với bố mẹ, như vậy vừa giữ hòa khí gia đình lại vừa tránh va chạm mâu thuẫn.
Video đang HOT
Sau vụ “kèm cặp ăn sáng” thất bại, mẹ chồng lấy cớ con dâu có thai cần chăm sóc cẩn thận để bắt vợ chồng tôi sang “điểm danh” bữa tối. Mọi người sẽ nghĩ lý do mẹ chồng tôi nói rất chuẩn đúng không, nhưng mục đích của bà hoàn toàn không phải là tẩm bổ con dâu.
Những món ăn bà chuẩn bị đều khá sơ sài, không có nhiều dưỡng chất dành cho phụ nữ mang thai, và quan trọng là không đủ no nữa. Lần nào ăn bên đó xong về chồng cũng phải chở tôi ra ngoài ăn thêm. Chưa kể một số lần mẹ chồng còn nấu nguyên liệu không phù hợp, tôi không dám ăn vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Nói ra sợ bà giận nên tôi chỉ dám tỉ tê với chồng. Anh thương vợ bụng mang dạ chửa nên lấy cớ không sang bên nội ăn tối nữa.
Lúc sinh xong mẹ chồng cũng không cho tôi về ngoại ở cữ. Bà bảo sống ngay cạnh nhà nội thì về ngoại làm cái gì. Mẹ ruột tôi hỏi thế bà có chịu thức khuya bế cháu để con dâu nghỉ ngơi không, có nấu cơm đủ 2 bữa cho con dâu ăn lại sức hay không, có giặt giũ đồ sơ sinh hộ con dâu được không. Mẹ chồng liền ấp úng nói bà cũng bận nhiều việc, phải đi tập thể dục, đi đánh bóng với hội phụ nữ trong khu, phải dọn dẹp nhà cửa, phải nấu nướng cho chồng và con gái. Thế là mẹ tôi “chốt” luôn đưa con cháu về ngoại, không cho bà thông gia ý kiến thêm gì nữa.
Tôi cũng chẳng rõ mẹ chồng nghĩ gì, song từ lúc kết hôn tôi cảm giác như bà ghen tị với sự có mặt của con dâu. Bà luôn cho rằng tại tôi nên đứa con trai ưu tú mới vuột khỏi tầm tay của bà. Tôi làm gì không vừa ý là mẹ chồng thở dài mệt mỏi, nói bóng gió kiểu không biết kiếp trước con bà nợ nần gì tôi mà kiếp này lại rước về làm vợ. Bố chồng nhắc nhở không được nói vậy với con dâu thì mẹ chồng quay sang nói tôi là đứa mang xui xẻo tới, chả làm được tích sự gì mà ai cũng bênh.
Được cái chồng tôi tâm lý nên anh luôn bảo vệ tôi trước những hành động và lời nói gây tổn thương từ mẹ. Nhiều lần tôi khóc vì tủi thân khiến anh cũng xót ruột lắm. Nhưng tôi hiểu anh cũng có cái khó khi đứng giữa vợ và mẹ nên không dám trách móc câu nào.
Từ lúc con 3 tuổi thì vợ chồng tôi bắt đầu dắt díu nhau đi du lịch khắp nơi. Vừa tranh thủ cho con trải nghiệm tuổi thơ vui vẻ, vừa có thêm kỉ niệm gắn kết gia đình. Ra ngoài nhiều cũng giúp tôi bớt trầm cảm hơn, tránh xa khỏi rắc rối với mẹ chồng.
Tuy nhiên không phải cứ né mà được. Thấy chúng tôi tháng nào cũng đi chơi nên mẹ chồng bỗng nảy ra một ý tưởng. Đó là muốn đập thông tường bao nhà bên đấy với nhà của vợ chồng tôi, lấy lý do là “các con đi vắng nhiều nên mẹ muốn sang dọn dẹp hộ”.
Biết bà chẳng nhòm ngó cái gì đâu nhưng nghe xong cả 2 vợ chồng tôi đều đồng thanh từ chối. Mẹ chồng tỏ vẻ không vui, kêu là các con nghĩ xấu mẹ, sợ mẹ trộm cắp hay sao mà không muốn cho mẹ qua nhà. Chồng tôi lại phải từ tốn giải thích, nói rằng nhà có robot dọn dẹp nên không phiền mẹ phải qua lau. Hơn nữa mẹ cũng hơn 50 tuổi rồi, nên nghỉ ngơi chứ không cần lao động vất vả nữa.
Có vậy thôi mà mẹ giận chúng tôi và im lặng suốt hơn 1 tuần rồi. Bà ra “tối hậu thư” thông qua cô em chồng của tôi, bảo nếu không thông tường trổ cửa sang bên đây thì đừng bao giờ nhìn mặt mẹ nữa. Quan điểm của bà là vợ chồng tôi đang chống đối lại mẹ, muốn quan hệ gia đình bị ngăn cách và không thương mẹ.
Trời ơi cái việc đập tường thì liên quan gì đến tình cảm gia đình cơ chứ! Tôi biết mẹ rất gắn bó với chồng tôi, nhưng có vẻ như càng ngày suy nghĩ của bà càng nặng nề rồi. Bà muốn quản lý cuộc sống của con trai như hồi anh chưa cưới vợ. Bà không thích lối sống tự do hiện đại của vợ chồng tôi, nhà tôi làm gì đi đâu hay ăn gì bà cũng phải biết bằng được.
Tình hình chưa đến nỗi căng thẳng nhưng chuyện đòi đập tường của mẹ chồng tôi đã vượt quá giới hạn rồi. Tôi nhắn tin cho mẹ bảo lúc nào mẹ cần sang thì chúng con để lại chìa khóa cho, song bà quát ngược lại tôi rằng nhà của con trai bà thì tôi không có quyền lên tiếng.
Giờ tôi phải làm gì để thoát khỏi tình huống khó xử này đây? Vợ chồng tôi rất hòa thuận với nhau, nhưng lần nào cũng là mẹ chồng nghĩ ra bài toán khiến chúng tôi lâm vào ngõ cụt…
57 tuổi, lương hưu 27 triệu đồng/tháng nhưng tôi chỉ nói 13 triệu/tháng: Thái độ của vợ chồng con trai tôi gây sốc
Bà Sử từng rất yêu quý con dâu và nghĩ rằng con dâu cũng quý mến, thân thiết với mình thật lòng.
Nhưng một lần, khi con dâu hỏi bà có bao nhiêu tiền lương hưu, bà đã nói một mức lương thấp để thử "sự chân thành" của con dâu. Sau đó, thái độ của con dâu khiến bà bất ngờ và thất vọng.
Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Sử:
***
Người ta nói mẹ chồng và con dâu luôn bất hòa nhưng tôi và con dâu đã là "bạn thân" suốt chục năm nay. Giờ đây, nhờ số tiền lương hưu, tôi đã nhìn rõ bản chất và sự thật về mối quan hệ của tôi và con dâu.
Tôi họ Sử, năm nay 57 tuổi, tôi vừa nghỉ hưu vào cuối năm kia, lương hưu hàng tháng là 7.800 NDT (khoảng 28 triệu đồng). Sau khi nghỉ hưu, tôi cảm thấy mình cô đơn nên có thể sống cùng các con tại nhà chúng và làm những gì có thể.
Tôi cứ tưởng rằng cô con dâu của mình sẽ vui vẻ cùng tôi chung sống. Khi con dâu hỏi tôi có nhận được bao nhiêu lương hưu, tôi hơi thận trọng và muốn kiểm tra "sự chân thành" của con dâu.
Tôi tình cờ nói 3.800 NDT (khoảng hơn 13 triệu đồng), số tiền này khác xa với số tiền lương hưu mà tôi nhận được. Tôi chỉ đổ lỗi cho mức lương cơ bản thấp. Sau khi nghe tôi nói về tiền lương hưu của mình, con dâu tôi thay đổi thái độ hoàn toàn, không còn cách gọi trìu mến gọi tôi là "chị mẹ" như trước nữa.
Ảnh minh họa.
Con dâu cho rằng bây giờ là thời đại cần tiêu nhiều tiền, đặc biệt là những khoản tiền chi cho cháu nội tôi. Nghĩ một lúc lâu, tôi mới hiểu ra: Khi giàu, tôi là người mẹ chồng thân thiết của con dâu, cùng nhau đi mua sắm, đi du lịch khắp nơi, ngắm cảnh và ăn đồ ngon; Bây giờ tôi đã nghỉ hưu và không có tiền, tôi đã trở thành "bà nội" chỉ làm việc và không có tiếng nói trong gia đình họ.
Bản chất con người rất thực tế. Tôi chợt hiểu rằng tất cả những lời ngọt ngào mà con dâu từng nói với tôi trước đây đều chỉ vì ví tiền và tiền bạc của tôi mà thôi. Sau khi nhìn rõ, tôi nói với con dâu là không sao. Khi đến lúc, lương hưu của tôi sẽ không đủ để tôi vào viện dưỡng lão.
Con dâu cũng kể rằng một số đồng nghiệp lớn tuổi ở nơi làm việc của cô đã lấy tiền tiết kiệm và lương hưu của bố mẹ để đưa họ đến viện dưỡng lão tốt hơn, tốt hơn nhiều so với việc sống chung. Con dâu còn nói rằng tôi còn trẻ có thể giúp chăm cháu vài năm nữa, khi con cái họ lớn hơn, thì tôi có thể vào viện dưỡng lão, tận hưởng tuổi già với những người chị em.
Tôi từng nghĩ rằng, tôi luôn hết lòng vì con dâu và coi con dâu như con ruột của mình nên tuổi già của tôi sẽ được con dâu lo toan, chăm sóc. Đến bây giờ, tôi mới nhận ra suy nghĩ thật sự của con dâu, thậm chí con dâu còn muốn đưa tôi đến viện dưỡng lão.
Con trai tôi đang nghịch điện thoại trên ghế sofa mà không nói được lời nào, tôi hỏi con trai: "Tiểu Lý, khi ta già đi, con sẽ để ta ở cùng hay đưa ta vào viện dưỡng lão?".
Con trai tôi ngước mắt lên nhìn tôi, rồi đưa mắt nhìn con dâu, buột miệng nói: "Cứ nghe theo vợ con, mẹ ạ".
Chuyện này qua rồi, tôi cũng không hy vọng nhiều vào con trai. Tôi không giận con trai và con dâu, thậm chí còn cười và nói rằng họ là những người hiện đại.
Ảnh minh họa.
Khi còn đi làm, tôi cũng là trưởng phòng với thu nhập hàng tháng hơn 10.000 NDT (khoảng 36 triệu đồng), tôi sống một mình và có đủ tiền để chi tiêu thoải mái. Khi con trai tôi kết hôn, chồng cũ của tôi trả tiền mua nhà tân hôn, con trai và con dâu tự trả khoản vay. Tôi mua cho chúng một chiếc ô tô trị giá 200.000 NDT (khoảng 716 triệu đồng) và số vốn khởi nghiệp là 188.800 NDT (khoảng 676 triệu đồng).
Con dâu tôi cũng là một cô gái thông minh, chuyện gì cũng tâm sự với tôi. Con dâu kể rằng sau khi lập gia đình, con dâu tổng hợp lại số tiền tiết kiệm trong tay và thấy ngoài những gì tôi đưa cho cô ấy còn có cả của hồi môn, con dâu cũng có một khoản tiền kha khá.
Khi cháu trai tôi chào đời, tôi đã trả chi phí sinh hoạt ở nhà cho con dâu tôi trong một năm đều được chuyển cho con dâu hàng tháng. Họ hàng bên cạnh giúp đỡ chăm sóc em bé và họ cũng đóng góp tiền bạc, công sức.
Con dâu tôi thường phàn nàn với tôi về bố mẹ đẻ, tôi khuyên con dâu hãy quan tâm đến mẹ của mình nhiều hơn và đừng quá khắt khe với người lớn tuổi. Dù tôi cũng đã lớn tuổi nhưng suy nghĩ và nhận thức của tôi cũng rất thoáng nên chúng tôi rất thân thiết và có thể nói chuyện dễ dàng. Con dâu luôn nói tôi không giống mẹ mà giống "chị" hơn nên hay gọi tôi là "chị mẹ".
Sau khi nghỉ hưu, tôi chỉ muốn sống ở nhà con trai tôi sau khi nghỉ hưu, nhận tiền lương hưu của riêng mình và tự lo. Nhưng tôi nói với con dâu rằng lương hưu của tôi ít, tôi không ngờ con dâu lại thay đổi hoàn toàn thái độ với tôi.
Tôi đã chuẩn bị tâm lý từ lâu, nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hơi thất vọng và cảnh tượng mà tôi hoàn toàn mong đợi đã không xuất hiện. Nhiều người nói, nhà cha mẹ luôn là nhà con cái nhưng nhà con cái chưa chắc là nhà cha mẹ.
Ảnh minh họa.
Tôi ở nhà con trai tôi nửa tháng, làm việc nhà như "một bảo mẫu". Cuối cùng tôi cũng tìm ra nơi mình muốn ở khi về già. Nếu tôi có đủ điều kiện về thể chất để tự chăm sóc bản thân, tôi có thể sống một mình tại nhà; nếu sức khỏe không tốt, tôi có thể thuê bảo mẫu chăm sóc tại nhà. Nếu thật sự tôi không tự lo được, tốt nhất tôi nên vào viện dưỡng lão, hoặc làm theo sự sắp xếp của con trai và con dâu.
Tôi mới 57 tuổi, tôi lựa chọn không ở nhà con trai nữa, về quê hương mà tận hưởng cuộc sống hưu trí. Sau này, khi đối mặt với con trai và con dâu, tôi không mềm lòng như trước, phung phí quá nhiều tiền. Tôi cần phải học cách đối xử tử tế với chính mình.
Tôi sẽ về nhà và lên kế hoạch cho cuộc sống hưu trí của mình, phát triển một số sở thích và tìm những người bạn có cùng chí hướng.
Tôi không còn phải suy nghĩ phải làm gì để làm hài lòng các con, cùng lắm, nếu sau này tôi thay đổi quyết định, tôi sẽ mua một căn nhà ở gần con trai.
Vì muốn chứng tỏ quyền của con trưởng, anh trai chồng ép chúng tôi hiến đất làm nhà từ đường Không ngờ có ngày anh em mâu thuẫn nhau vì mảnh đất của bố mẹ chưa sang tên sổ đỏ. Ngày bố mẹ chồng còn sống, ông bà sang tên mảnh đất bên cạnh cho vợ chồng anh cả nhưng phần đất ông bà đang ở thì chưa cho chúng tôi. Bởi ông là người khá chắc chắn, sợ về già các con...