Đang xét xử 2 bảo mẫu hành hạ dã man trẻ mầm non
Sáng nay 20/1, tại Nhà thiếu Nhi quận Thủ Đức, TP.HCM, TAND quận Thủ Đức đưa ra xét xử lưu động vụ án “hành hạ người khác” xảy ra tại nhà trẻ tư thục Phương Anh.
Mặc dù 8h sáng phiên xử mới bắt đầu, nhưng chỉ mới hơn 7h, hội trường Nhà thiếu nhi đã chật cứng người tới theo dõi. Bên ngoài hội trường, hàng trăm người cố gắng vào bên trong nhưng không được, đành phải theo dõi phiên xử từ xa.
7h30, xe đặc chủng chở hai bị cáo Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, ngụ quận 8) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, quê Kiên Giang) đến hội trường và nhanh chóng được lực lượng công an đưa vào bên trong phòng xử án.
7h30 sáng nay, hai bị cáo – bảo mẫu Phương, Lý được đưa đến hội trường xét xử trên xe đặc chủng.
Hai bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý bị truy tố, xét xử về tội “Hành hạ người khác” theo điểm a, b, khoản 2, điều 110 của Bộ luật Hình sự.
Theo quan sát, bị cáo Phương đến tòa với gương mặt khá bình thản còn bị cáo Lý tỏ vẻ xúc động, thỉnh thoảng lại đưa tay lên lau nước mắt trong lúc chờ phiên tòa khai mạc.
Trước lúc phiên tòa khai mạc, khác hẳn với sự bình thản của bị cáo Lê Thị Đông Phương, bị cáo Nguyễn Lê Thiên Lý thỉnh thoảng lại đưa tay lên lau nước mắt
8h15, phiên tòa bắt đầu với phần thẩm tra lý lịch, kiểm tra danh sách nhân chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
Video đang HOT
Hội trường Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức chật kín người từ sáng sớm.
8g30, Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Vũ Tất Trình tuyên bố khai mạc phiên tòa.
Tiếp đó, vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức giữ quyền công tố tại phiên tòa công bố bản cáo trạng truy tố hai bị cáo Phương, Linh.
Hai bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý trả lời phần thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa
Theo bản cáo trạng: Khoảng tháng 9/2012, Lê Thị Đông Phương thuê nhà tại khu phố 8, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức để mở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, nhận giữ trẻ từ 1 đến 4 tuổi mà không có giấy phép kinh doanh.
Trong tháng 11/2013, UBND phường Hiệp Bình Phước kiểm tra và nhắc nhở trường mầm non tư thục Phương Anh về việc hoạt động không có giấy phép.
Ngày 6/12/2013, UBND phường Hiệp Bình Phước tiếp tục kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính. Đến ngày 11/12/2013, UBND phường Hiệp Bình Phước ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh không phép và yêu cầu trong thời hạn 30 ngày phải làm thủ tục đăng ký hoạt động.
Cũng theo cáo trạng, thời gian đầu, Phương tự mình chăm sóc các trẻ. Đến tháng 3/2013, Phương thuê Nguyễn Thị Điều vào làm bảo mẫu. Đến tháng 9/2013, nhận thêm Nguyễn Lê Thiên Lý vào làm. Trong quá trình làm việc, một số bé có tình trạng biếng ăn nên Phương và Lý đã đưa các cháu ra khu đất trống sau nhà để cho ăn. Tại đây, hai bảo mẫu đã có nhiều hành vi hành hạ các bé như dùng tay ấn mạnh cháu Nguyễn Tấn Khang vào đùi mình, đánh mạnh lên lưng bé hay bế bổng các cháu cho vào thùng nước phía sau bếp.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức đã đưa 16 trẻ tại nhóm trẻ mầm non tư thục Phương Anh đi giám định sang chấn tâm lý. Kết quả cho thấy trẻ không có dấu hiệu di chứng của vụ án. Tuy nhiên, nhận thấy các hành vi của Phương, Lý đã phạm vào tội “Hành hạ người khác” nên phải bị truy tố, xét xử.
Trong vụ án này, các cơ quan tố tụng quận Thủ Đức xác định có 4 bị hại gồm các bé B.Ng.C (2011), T.T.L (2013), L.T.K (2012), Ng.T.H (2011).
9h15, HĐXX bắt đầu phần thẩm vấn các bị cáo.
Bé N.T.H. ngủ thiếp đi trong vòng tay của cha tại phiên tòa
Trước đó, qua sự phát hiện, quay video clip tố cáo của một người thợ xây dựng, cơ quan chức năng đã phát hiện tại cơ sở trông trẻ tư thục Phương Anh (đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) thường xuyên diễn ra cảnh bạo hành trẻ em như đánh trẻ liên tiếp vào mông, tay, đầu, lưng, đút thức ăn vào miệng bé lia lịa, bé nào ói thức ăn ra ngoài sẽ được hốt lại để đút tiếp. Thậm chí còn nhấn đầu trẻ vào thùng nước.
Từ những hình ảnh trên, ngày 17/12/2013, Cơ quan CSĐT, Công an quận Thủ Đức đã bắt khẩn cấp đối với Phương và Lý. Đây là một vụ án được dư luận rất quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con bị hai bảo mẫu hành hạ.
Việc tổ chức xét xử lưu động là nhằm răn đe các bảo mẫu dạy tại các trường mầm non. Quận Thủ Đức đã mời tất cả bảo mẫu giữ trẻ trên địa bàn quận đến xem phiên xét xử nhằm giáo dục.
Vụ hai bảo mẫu hành hạ trẻ em: Có nên xét xử lưu động?
Việc hai bảo mẫu ở quận Thủ Đức (TP.HCM) hành hạ trẻ dã man không chỉ khiến dư luận bức xúc mà đáng ngại hơn cả là khiến các bé bị sang chấn tâm lý.
Chân dung 2 bảo mẫu đày đọa trẻ gây phẫn nộ dư luận
Khi clip hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý hành hạ trẻ mầm non bị phanh phui, ông Trương Văn Thống - Bí thư Quận ủy Thủ Đức (TP.HCM) thông tin trên tờ Tuổi trẻ, sẽ cho xét xử lưu động vụ hành hạ trẻ em và dự kiến sẽ tổ chức tại Trung tâm Nhà thiếu nhi Q.Thủ Đức. Buổi xét xử sẽ mời hết các nhóm trẻ gia đình có phép tham dự để răn đe, giáo dục.
Thế nhưng, cũng theo nguồn trên, ông Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu quan điểm, phải hạn chế và cân nhắc kỹ khi quyết định xét xử lưu động và phải lường hết các tác động nhiều chiều của biện pháp này.
Ông Nghĩa cho biết sẽ chuyển ý kiến này đến những người có trách nhiệm ở TAND TP.HCM và TAND quận Thủ Đức để họ xem xét kỹ hơn.
Theo ông Nghĩa, để việc xét xử có tác dụng giáo dục và răn đe phải chú ý và tôn trọng ý kiến của đa số nhân dân. Nhưng cũng không nên vì vậy mà bị dư luận chi phối hay xử theo dư luận. Việc xét xử phải dựa vào chứng cứ và pháp luật hiện hành.
Có thể thấy, clip 2 bảo mẫu này hành xác trẻ đã khiến hầu hết những ai xem đều rớt nước mắt và thắt lòng vì thương xót các bé. Tuy nhiên, về việc xét xử lưu động 2 bảo mẫu, có cả ý kiến đồng tình và chưa đồng tình. Chia sẻ với chúng tôi, độc giả Nguyễn Hoàng Hải (Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Việc định tội nghiêm sẽ răn đe các bảo mẫu "ác thú" này. Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên đưa ra xét xử lưu động. Dù sao họ cũng đã nhận ra sai lầm, hãy để cho họ và người thân một con đướng để sống".
Tuy nhiên, cùng trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) đưa ra quan điểm khác. Theo ông Bình, vụ hai bảo mẫu đày đọa trẻ em nên xét xử lưu động. Nhìn rộng ra, việc này sẽ có ý nghĩa với cộng đồng. Xét xử lưu động không phải là chấm hết cuộc đời của hai bảo mẫu, bởi cùng với thời gian, tên tuổi con người sẽ mờ nhạt đi. Chỉ một thời gian ngắn, sẽ chẳng ai quan tâm cặn kẽ về hai bảo mẫu. Còn sang chấn mà các cháu bé phải chịu đựng mới là đáng lo.
"Chừng nào chúng ta không xét xử lưu động thì khi đó sự công bằng trong xã hội vẫn còn tù mù, các vụ bạo hành trẻ tương tự sẽ còn xảy ra", ông Bình nhấn mạnh.
Theo Khampha
Sắp xét xử lưu động 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em Sau gần 1 tháng khẩn trương điều tra, cơ quan tố tụng quận Thủ Đức, TPHCM vừa có thông báo mở phiên tòa xét xử lưu động vụ 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em gây chấn động dư luận. Ngày 15/1, ông Lê Văn Chiến, Chánh văn phòng UBND quận Thủ Đức cho biết, vào 8h ngày 20/1, Tòa án Nhân dân...