Đảng viên học sinh yêu màu xanh tình nguyện và màu xanh quân ngũ
Là người con của miền sơn cước Tây Bắc Nghệ An, thấu hiểu cuộc sống nơi đây nên từ nhỏ, tôi đã mong muốn được học tập, trưởng thành để sớm trở về xây dựng quê hương.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Quế Phong, vùng biên cương của Tổ quốc, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều vất vả. Hình ảnh những em học sinh nhỏ được người chiến sĩ biên phòng dạy học, những người mẹ cõng con trên lưng làm rẫy,… đã làm cho tôi nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân là một ngày sẽ trở về để cùng với đồng bào xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Sau khi học xong cấp 2, tôi đã chọn rời quê hương để đến học tại Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An ở thành Vinh. Bản thân vốn đã sớm có cuộc sống tự lập, nên tôi không có nhiều bỡ ngỡ khi phải đi học xa nhà và luôn cố gắng học tốt để có thể thực hiện ước mơ của mình.
Quãng thời gian học tại trường nội trú tỉnh, tôi luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cha mẹ mong đợi. Ngay từ nhỏ, tôi đã rất thích các anh chị trong màu áo xanh tình nguyện tổ chức các hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên, nên khi lên cấp 3, tôi tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn của nhà trường.
Được sự tin tưởng của bạn bè, thầy cô, tôi được bầu làm Bí thư Chi đoàn, Ủy viên BCH Đoàn trường trong suốt 3 năm học, và phong trào Đoàn đã nuôi tôi lớn từng ngày, cho tôi một tuổi trẻ đầy ý nghĩa.
Qua thực tiễn học tập, tham gia các hoạt động tại trường, tôi lại càng thích thú với công tác đoàn và phong trào thanh niên. Là Bí thư Chi đoàn, đoàn viên ưu tú, tôi luôn xung phong tham gia các hoạt động tình nguyện của nhà trường, xung kích, tham mưu hiến kế những cách làm hay, sáng tạo cho Đoàn để tổ chức và hoạt động, nhằm đạt hiệu quả cao.
Niềm vinh dự, tự hào đến với tôi khi tôi sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây có lẽ là món quà ý nghĩa nhất trước kỳ THPT năm đó và cũng là món quà mà tôi dành tặng đến bố mẹ – những người đã sớm nắng chiều mưa vất vả nuôi tôi lớn từng ngày để có được như ngày hôm nay.
Video đang HOT
Kết thúc quãng thời gian tươi đẹp tại trường THPT, tôi tiếp tục muốn khoác lên mình một màu xanh, nhưng không phải là màu xanh tình nguyện nữa, mà đó là màu xanh áo lính, tôi quyết định chọn con đường binh nghiệp cho bản thân. Năm đó, được sự động viên của bạn bè và gia đình, tôi quyết định thi vào Trường Sĩ quan Chính trị và may mắn đã mìm cười với tôi khi tôi trúng tuyển vào trường.
Thời gian học tập tại trường cấp 3 với môi trường “ kỷ luật quân đội” không khiến tôi quá bỡ ngỡ khi bước chân vào cánh cổng đại học. Phát huy những gì đã đạt được, tôi tiếp tục xung kích tham gia vào các phong trào đoàn tại trường và đã đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động, các cuộc thi, vinh dự được thủ trưởng nhà trường 3 lần tặng danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến, 2 lần tặng giấy khen Đoàn viên xuất sắc tiêu biểu. Đó là động lực cho tôi để tôi tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành người đảng viên, đoàn viên ưu tú.
Hiện nay, tôi đang theo học chuyên ngành giáo viên khoa học xã hội và nhân văn với ước mơ trở thành người sĩ quan biên phòng, trở về quê hương, bảo vệ miền biên cương của Tổ quốc, để đưa con chữ về bản, giúp đỡ đồng bào, chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu đẹp thêm.
Mỗi người chúng ta ai cũng có thời thanh xuân, hãy để cho tuổi trẻ dầy nhiệt huyết! Tuổi trẻ hãy cống hiến hết mình, để ta không nuối tiếc khi những tháng năm rực rỡ đã qua… Khát vọng lớn nhất của cuộc đời tôi là được cống hiến, được sẻ chia, được sống với những hoài bão, khát vọng để mỗi ngày trôi đi không phải là những ngày vô vị, mà là những ngày thực sự có ý nghĩa, có ích cho xã hội!
Cuộc đối thoại 'sòng phẳng' giữa học sinh và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuộc gặp mặt, đối thoại định hướng nghề nghiệp lần đầu tiên giữa lãnh đạo tỉnh và những người có trách nhiệm tại Thừa Thiên -Huế với gần 500 học sinh diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, sòng phẳng và hết sức thiết thực .
Học sinh nêu ra nhiều câu hỏi thẳng thắn với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế - ẢNH: CTV
Sáng 6.6 tại hội trường Đại học Huế, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, đã gặp mặt, đối thoại với gần 500 học sinh trên địa bàn tỉnh để định hướng nghề nghiệp trên lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).
Giáo trình "quá lạc hậu", Huế sẽ thay đổi
Ngoài đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham dự buổi gặt mặt có lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh, Đại học Huế, một số doanh nghiệp và nhiều đơn vị liên quan trên lĩnh vực CNTT.
Chúng tôi hiểu và lo lắng rằng, 5 - 10 năm nữa các em ra trường mà thất nghiệp thì đấy là tội, lỗi của lãnh đạo chính quyền. Và điều đó chắc chắn nó không thể xảy ra
Ông Phan Thiên Định - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
Sau phần phát biểu gợi mở vấn đề, nêu định hướng, khái quát và dự báo tình hình chung ngành CNTTcủa Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Phan Ngọc Thọ, lãnh đạo trường ĐH, doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ..., buổi gặp mặt nhanh chóng trở thành buổi đối thoại với nhiều câu hỏi hay, thực tế, như tỷ lệ sinh viên ngành CNTT ra trường có việc làm của ĐH Huế; lợi thế cạnh tranh trong xin việc, phương hướng nâng cao đầu vào và đảm bảo việc làm đầu ra cho nhân lực ngành CNTT tại Huế. Hay việc lãnh đạo tỉnh, trường ĐH làm sao thay đổi nhận thức và hiểu biết, niềm tin về học ngành CNTT tại Huế của chính phụ huynh các em, khi mà Huế không phải là ưu tiên của bố mẹ khi định hướng ngành học cho con em, mà họ chọn nơi khác, tỉnh thành khác?
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cung cấp những thông tin cụ thể về chiến lược phát triển CNTT, đặc biệt có những trao đổi cởi mở, thẳng thắn và "sòng phẳng" với học sinh - ẢNH: Đ.T
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh nhân loại đang ở trong kỷ nguyên số, CNTT đã tác động trong mọi mặt của đời sống. Ông Thọ khuyên học sinh khi chọn ngành CNTT cần có thái độ học tập nghiêm túc, trong đó xây dựng tốt kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ CNTT. Đối với tỉnh, "việc hình thành một đội ngũ mạnh về CNTT là vô cùng cấp bách". Đặc biệt, Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa Huế và di sản cố đô Huế. Để thực hiện được điều đó, một trong những chiến lược phát triển của tỉnh là lấy CNTT làm nền tảng. UBND tỉnh cũng đã có đề án xây dựng nguồn nhân lực 10.000 nhân viên cho ngành CNTT đến năm 2025.
Học sinh chăm chú theo giỏi định hướng, lời khuyên và những phúc đáp về phát triển ngành CNTT từ những người có trách nhiệm - ẢNH BTC
"Giáo dục IT trong trường phổ thông cần đổi mới mạnh mẽ. Bộ GD-ĐT dù mới cho khởi động thay đổi giáo trình lớp 1, nhưng tỉnh có chủ trương giao cho Sở GD-ĐT nghiên cứu cho thay đổi giáo trình tất cả 12 lớp. Bởi lẽ, hiện nay giáo trình giảng dạy CNTT trong trường học phổ thông quá lạc hậu, không còn phù hợp. Nếu chúng ta đợi quốc gia thì mất 5 - 6 năm nữa mới đổi mới 12 lớp học, nhưng thấy cần thiết thì Thừa Thiên- Huế sẽ đi đầu", ông Thọ nói.
"Em thấy hứa nhiều, chưa thấy cách làm cụ thể"
PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế, có vẻ đã không làm thỏa mãn học sinh ở một số câu trả lời, khi mà ông luôn nhắc đến những thành tích của ĐH Huế như bề dày lịch sử 63 năm, nguồn nhân lực CNTT hiện nay rất khan hiếm, là trường ĐH lọt tốp 200 của châu Á... Nhưng thực tế rất nhiều trường ĐH đầu vào thấp, sinh viên Huế mất lợi thế cạnh tranh với sinh viên những tỉnh, thành phố lớn khác khi xin việc, ra trường không xin được việc... Ông Chương nói sinh viên ngành CNTT hầu như các doanh nghiệp tuyển dụng hết, nhưng nhìn nhận nguồn làm việc ở Huế chưa nhiều, phần vì học sinh của Huế học CNTT chưa nhiều. Để làm tốt điều đó cần có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng về tiếng Anh và thái độ ứng xử trong CNTT. Ba tiêu chí ấy hiện nay ĐH Huế đang tập trung cải tiến.
PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế định hướng, giải đáp những thắc mắc của học sinh - ẢNH: Đ.T
Về cuối buổi đối thoại, một nam sinh đặt hàng loạt câu hỏi khiến cả hội trường xôn xao, thậm chí em tỏ ra "sòng phẳng" khi nêu quan điểm thực trạng ngành CNTT cũng như tình hình giáo dục chung của Huế: Trong 5 năm tới liệu có còn công việc của ngành CNTT hay không, bởi vì tỉnh, thành nào cũng chú trọng đào tạo CNTT?
Ở ngành CNTT, khi tuyển dụng, doanh nghiệp chọn sinh viên của Đà Nẵng hơn của Huế. Điều này khiến học sinh Huế thường chọn Đà Nẵng để học, thay vì học ở Huế, điều đó dẫn đến điểm đầu vào tuyển sinh ở Huế rất thấp. Nam sinh này gọi đó chính là "cái vòng luẩn quẩn không thể dứt ra". Cuối cùng, nam sinh nêu: "Em thấy các chú các bác hứa nhiều quá nhưng chưa thấy cách các chú các bác làm. Em muốn hỏi là các bác cụ thể sẽ làm những gì cái mà các bác hứa hẹn? Em mong các bác trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của em".
Lãnh đạo tỉnh, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, ĐH Huế cùng các ban ngành, doanh nghiệp chụp hình lưu niệm với học sinh - ẢNH: BTC
Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng làm sao để giữ được chân các em lại để cống hiến cho quê hương là vấn đề trăn trở của lãnh đạo tỉnh. UBND tỉnh chọn CNTT làm đột phá, bởi tỉnh có điều kiện. Hiện đã có một số doanh nghiệp, tập đoàn CNTT mạnh, mang tầm quốc tế "đặt chân" ở Huế, nên việc làm, thu nhập không phải là vấn đề mà còn phụ thuộc vào năng lực học tập, làm việc của chính các em. Ông Thọ cho biết sẽ có những điều chỉnh cơ cấu ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp cho phù hợp và mong muốn chất lượng học tập từ phía học sinh- sinh viên; các trường ĐH, cơ sở đào tạo cần nâng cao uy tín, thương hiệu của mình hơn qua đó nâng cao chất lượng đầu vào, phải đưa CNTT sánh với nhiều ngành học đầu vào cao điểm khác. "Đầu vào mà phải vớt, vét thì không có đầu ra tốt được", ông Thọ nhấn mạnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định (hàng đầu bên trái) có những trả lời thẳng thắn với học sinh - ẢNH: Đ.T
Tiếp lời Chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định nhìn nhận điều mà học sinh và phụ huynh đang thiếu là định hướng nghề nghiệp, nhận thức rõ ngành nghề mà mình học. Ông cho rằng khoảng trống này có "lỗi của chính quyền. Vị Phó chủ tịch cho biết thêm khi làm đề án (phát triển nhân lực ngành CNTT-PV) UBND tỉnh đã khảo sát rất kỹ nhu cầu của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà những doanh nghiệp lớn về CNTT chọn Huế để đặt chân đến, vì Huế có những điều kiện phù hợp Chính những điều đó tỉnh mới chọn CNTT là ngành mũi nhọn.
Kết thúc phần đối thoại, giải đáp thông tin với học sinh , ông Định nói: "Chúng tôi hiểu và lo lắng rằng, 5 - 10 năm nữa các em ra trường mà thất nghiệp thì đấy là tội, lỗi của lãnh đạo chính quyền. Và điều đó chắc chắn nó không thể xảy ra".
Sở GD-ĐT: Có hiện tượng chống phá kỳ khảo sát trực tuyến lần 1 Theo như thông tin của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, kỳ khảo sát bằng hình thức trực tuyến diễn ra với quy mô lớn, với hơn 74.000 thí sinh tham gia khảo sát. Được biết, đây là lần đầu tiên kỳ khảo sát bằng hình thức trực tuyến diễn ra với quy mô lớn, với hơn 74.000 thí sinh tham gia khảo...