Đằng sau việc Saudi Arabia bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Syria sau hơn một thập kỷ
Đây động thái mới nhất trong quá trình bình thường hóa giữa Saudi Arabia với Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) gặp Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammad bin Salman Al Saud. Ảnh: SANA
Saudi Arabia đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Syria vào ngày 26/5, động thái mới nhất trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Riyadh với Damascus vốn đang gặp nhiều trở ngại.
Hãng thông tấn chính thức của Saudi Arabia là SPA cho biết đại sứ mới tại Syria sẽ là Faisal Al Mujfel. Ông Mujfel hy vọng sẽ củng cố mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Riyadh đã đi đầu trong nỗ lực của thế giới Arab vào năm ngoái nhằm xây dựng lại mối quan hệ với Tổng thống Syria Bashar Al Assad, vốn hầu như đã bị cắt đứt sau cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Saudi Arabia đã đóng cửa đại sứ quán ở Damascus vào năm 2012 và mở cửa trở lại vào năm nay.
Việc Saudi Arabia xích lại gần Syria được Nga hậu thuẫn nhưng không có sự ủng hộ của Mỹ.
Một vấn đề lớn đặt ra cho mối quan hệ giữa hai nước là dòng ma túy chảy từ các khu vực biên giới.
Video đang HOT
Trong sáu năm qua, Jordan đã trở thành trung gian chính cho ma túy chảy vào Saudi Arabia, đặc biệt là amphetamine Captagon ( chất kích thích amphetamine gây nghiện được sản xuất hàng loạt ở Syria). Các quan chức Saudi Arabia cho biết Captagon chủ yếu có nguồn gốc từ các khu vực ở miền nam Syria.
Do đó, việc ngăn chặn dòng chảy “ ma dược” này là một trong những mục tiêu chính của nỗ lực bình thường hóa toàn khu vực với Tổng thống Assad, người được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab ở Jeddah vào tháng 5 năm ngoái.
Nhưng không có dòng tài chính đáng kể nào của vùng Vịnh đổ vào việc tái thiết đất nước bị xung đột tàn phá này.
Ông Assad đã phủ nhận chính quyền Syria có liên quan đến việc kinh doanh ma túy và đổ lỗi cho các quốc gia láng giềng.
Jordan đã tăng cường an ninh và giám sát ở biên giới với miền nam Syria, với sự giúp đỡ của Mỹ và các đồng minh phương Tây khác liên quan đến vấn đề trên.
Các nhà chức trách ở Amman chưa đưa ra bất kỳ số liệu nào về khối lượng ma túy nhập khẩu hoặc chi tiết số lượng ma túy được vận chuyển đến Saudi Arabia, nơi được nhiều người coi là thị trường chính của Captagon.
Mục đích và thông điệp từ chuyến thăm Trung Quốc hiếm hoi của Tổng thống Syria
Tổng thống Syria Bashar Al-Assad sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hàng Châu, lần đầu tiên sau gần 2 thập kỷ.
Tổng thống Syria Bashar Assad thăm Trung Quốc trong tuần này. Ảnh: AP
Theo hãng tin AFP, Tổng thống Syria Bashar Al-Assad ngày 21/9 bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc sau gần hai thập kỷ, nơi ông Assad được cho là sẽ đề nghị đối tác lâu năm của mình hỗ trợ tài chính để giúp xây dựng lại đất nước bị tàn phá sau nội chiến và xung đột.
Trung Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia bên ngoài Trung Đông mà Tổng thống Assad đã đến thăm kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến năm 2011 khiến hơn nửa triệu người thiệt mạng, hàng triệu người phải di tản và tàn phá cơ sở hạ tầng cũng như ngành công nghiệp của Syria.
Ông Assad cũng trở thành nhân vật mới nhất trong chuỗi các nhà lãnh đạo được Bắc Kinh chào đón, trong đó có nhà lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduro và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đến thăm trong năm nay, cũng như các quan chức hàng đầu của Nga.
Nhà lãnh đạo Syria đã đến thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 21/9 để tham dự lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á (Asiad 19) vào ngày 23/9. Theo kế hoạch, Tổng thống Syria cũng sẽ tới Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Assad tới Trung Quốc kể từ năm 2004.
Bắc Kinh từ lâu đã hỗ trợ Damascus về mặt ngoại giao, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nơi Trung Quốc là thành viên thường trực. Trung Quốc đã 8 lần sử dụng quyền phủ quyết tại Liên hợp quốc để ngăn chặn các nghị quyết chống lại chính quyền Syria, lần gần đây nhất là vào tháng 7/2020. Các quan chức của cả hai nước cũng đã có chuyến thăm lẫn nhau trong nhiều năm qua.
Nhà khoa học chính trị Oussama Dannoura ở Damascus nói với AFP: "Chuyến thăm này thể hiện sự phá vỡ quan trọng trong sự cô lập ngoại giao và cuộc bao vây chính trị áp đặt lên Syria".
Ông Dannoura nói thêm: "Trung Quốc đã và đang phá vỡ những điều cấm kỵ của phương Tây khi tìm cách ngăn cản một số nước giao dịch với các quốc gia mà Mỹ coi là bị cô lập".
Hỗ trợ phục hồi kinh tế
Về phần mình, Lina Khatib, Giám đốc Viện Trung Đông tại trường đại học SOAS ở London, cho biết: "Ông Assad dự định thông qua chuyến đi tới Trung Quốc để truyền tải thông điệp về tính hợp pháp quốc tế cho chế độ Syria và mở ra một bức tranh về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với việc tái thiết ở Syria".
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng can dự vào Trung Đông. Năm nay, Bắc Kinh đã môi giới một thỏa thuận trong đó các đối thủ lâu năm trong khu vực là Saudi Arabia và Iran ủng hộ Damascus đồng ý khôi phục quan hệ và mở lại đại sứ quán tương ứng của họ.
Sự hòa dịu được theo sau bởi việc Syria quay trở lại thế giới Arập tại hội nghị thượng đỉnh ở Saudi Arabia hồi tháng 5 năm nay, chấm dứt hơn một thập kỷ cô lập trong khu vực.
Năm 2019, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng nước này lúc đó là Walid Muallem rằng Bắc Kinh "ủng hộ mạnh mẽ việc tái thiết kinh tế của Syria" và những nỗ lực của nước này nhằm "chống khủng bố".
Các nhà phân tích khác cũng dự báo chuyến thăm của ông Assad tới Trung Quốc sẽ tập trung một phần vào nguồn vốn tái thiết. Haid Haid, một nhà tư vấn tại Chatham House ở London, bình luận rằng "trọng tâm của cuộc họp giữa ông Assad và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần này dự kiến sẽ xoay quanh việc thuyết phục Bắc Kinh hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của Syria".
Chuyên gia Haid lưu ý rằng Trung Quốc đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào Syria vào năm 2017 - số tiền này "vẫn chưa thành hiện thực". Syria đã đăng ký tham gia sáng kiến cơ sở hạ tầng và thương mại Vành đai, Con đường rộng lớn của Trung Quốc vào tháng 1/2022.
Syria quay trở lại Liên đoàn Arab - đôi bên cùng có lợi? Nhiều quốc gia Arab đã công nhận chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria và muốn các mối quan hệ trở lại bình thường. Tổng thống Syria Bashar al-Assad (thứ 3, trái) tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh AL ở Jeddah, Saudi Arabia, ngày 18/5. Ảnh: AFP/TTXVN Cuộc nội chiến Syria bùng phát từ năm 2011 khiến nước này bị...