Đằng sau việc Pháp và Moldova ký hiệp ước quốc phòng mới
Pháp sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Moldova trong việc tìm cách phát triển năng lực quân sự của mình, bao gồm cả việc có thể mua các vũ khí phòng không tương tự như hệ thống tên lửa Mistral của Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ nhấn mạnh “sự ủng hộ của mình đối với độc lập, chủ quyền và an ninh của Moldova, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine”, khi gặp người đồng cấp Moldova Maia Sandu. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters cho biết Moldova và Pháp sẽ ký hiệp định hợp tác quốc phòng vào ngày 7/3, theo giờ địa phương, như một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm tăng cường năng lực của quốc gia thuộc Liên Xô cũ trong bối cảnh họ lo ngại Nga đang gia tăng sự can dự vào Moldova.
Moldova, nước láng giềng phía Tây của Ukraine, có ngân sách quốc phòng rất nhỏ và từ lâu có mối quan hệ căng thẳng với Nga. Mối quan hệ này trở nên tồi tệ hơn khi Moldova ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.
Nga có quân đội và lực lượng gìn giữ hòa bình đóng tại Transdniestria, một khu vực trước đây thuộc Moldova và đã duy trì quyền tự chủ trong ba thập kỷ với sự hỗ trợ từ Moskva.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong một tuyên bố hôm 6/3 rằng các hiệp định hợp tác kinh tế và quốc phòng sẽ được ký kết khi ông gặp người đồng cấp Moldova Maia Sandu tại Paris.
Ông Macron sẽ nhấn mạnh “sự ủng hộ của mình đối với độc lập, chủ quyền và an ninh của Moldova, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine”, tuyên bố nêu rõ.
Video đang HOT
Pháp và Moldova đã đạt được thỏa thuận ban đầu vào tháng 9 năm ngoái, trong đó có đào tạo quân nhân, đối thoại quốc phòng thường niêm và chia sẻ thông tin tình báo.
Thỏa thuận cũng đề cập đến việc Pháp sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Moldova trong việc tìm cách phát triển năng lực quân sự của mình, bao gồm cả việc có thể mua các vũ khí phòng không tương tự như hệ thống Mistral của Pháp.
Vào thời điểm đó, Moldova tuyên bố đã mua radar GM200 do tập đoàn Thales của Pháp sản xuất để cải thiện khả năng giám sát trên không nhằm phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay từ độ cao trung binh đến rất cao.
Bộ Quốc phòng Pháp cho biết họ sẽ tiến hành kiểm tra các phương tiện phòng không của Moldova nhằm giúp tăng cường an ninh trên bầu trời Moldova.
Song song với chuyến thăm của bà Sandu, các quốc gia phương Tây sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến do Pháp chủ trì để thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine cũng như Moldova.
Khu vực Transdniestria hồi tháng 2 đã đề nghị Nga giúp nền kinh tế của họ chống lại “áp lực” từ Moldova.
Về phần mình, mạng tin eurasia.expert dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 6/3 cho biết nước này hướng tới phát triển mối quan hệ bình đẳng với Moldova, nhưng lưu ý rằng chính quyền Moldova đang theo đuổi chính sách “ tiêu chuẩn kép” đối với phía Nga.
Đề cập đến bình luận của Tổng thống Moldova Maia Sandu với tờ The Wall Street Journal (Mỹ) khi bày tỏ lo ngại rằng nếu Nga thắng ở Ukraine, “tiếng nói của Mỹ sẽ trở nên yếu hơn và lợi ích của nước này sẽ bị tổn hại”, bà Zakharova cho rằng, Mỹ không quan tâm đến quyền công dân, phúc lợi xã hội, tự do và dân chủ của các đối tác, và do đó Moldova sẽ không được hưởng lợi từ “trật tự dựa trên luật lệ do Mỹ chi phối”.
Tổng thống thân châu Âu của Moldova, Maia Sandu, sẽ tranh cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay khi bà tìm cách lèo lái quốc gia 2,6 triệu dân nằm giữa Ukraine và Romania vào khuôn khổ châu Âu và phá vỡ ảnh hưởng của Điện Kremlin.
Bà Sandu đã vạch ra kế hoạch chi tiết để Moldova gia nhập EU vào năm 2030. Các cuộc đàm phán gia nhập đã mở ra vào tháng 12 năm ngoái.
Nhưng chính quyền Moldova từ lâu đã cảnh báo về những nỗ lực của Nga nhằm “gây bất ổn cho hệ thống chính trị, ví dụ khuếch đại thông điệp qua các kênh truyền thông xã hội như Telegram và TikTok, tăng cường các cuộc tấn công bằng cách ủng hộ các cuộc biểu tình thân Nga, kích động bạo lực và ủng hộ khu vực ly khai Transnistria”.
Nga đã nhiều lần phủ nhận việc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao Nga tuần trước cáo buộc NATO đang cố gắng biến Moldova thành một “Ukraine thứ hai” chống lại lập trường đa số ở nước này.
Tranh cãi mới bùng phát giữa Pháp và Đức về vấn đề Ukraine
Căng thẳng Pháp - Đức về cuộc xung đột ở Ukraine đang gia tăng sau một số bình luận gây tranh cãi của Tổng thống Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo ở Paris ngày 26/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico, tranh cãi giữa Berlin và Paris bùng phát ngày 5/3 khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi kêu gọi châu Âu đừng trở thành "những kẻ hèn nhát" trong việc bảo vệ Ukraine.
Tổng thống Macron đã đưa ra những nhận xét gay gắt ở Praha (CH Séc), nơi ông cũng ủng hộ quan điểm của mình từ tuần trước rằng phương Tây không nên loại trừ việc triển khai lực lượng đến hỗ trợ Ukraine.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Pistorius phản bác rằng nhận xét trên của nhà lãnh đạo Pháp là "phản tác dụng". Ông Pistorius nói với các phóng viên trong cuộc họp báo với người đồng cấp Thụy Điển Pl Jonson: "Ít nhất là theo quan điểm của tôi, chúng ta thực sự không cần nói về việc triển khai lực lượng trên thực địa". Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức, đây là điều không thực sự giúp giải quyết các vấn đề mà phương Tây gặp phải khi giúp đỡ Ukraine.
Phát biểu với các phóng viên bên lề chuyến thăm Praha, Tổng thống Macron sau đó nói rằng Đức không phải là mục tiêu trong những bình luận của ông nhưng việc kích động để các đồng minh của Pháp "thức tỉnh" là cần thiết.
Căng thẳng Pháp - Đức về cuộc xung đột ở Ukraine đang gia tăng. Pháp từ lâu đã cảm thấy thất vọng khi Đức coi quan hệ với Mỹ là nền tảng của an ninh châu Âu, trong khi Đức chỉ trích việc nhà lãnh đạo Pháp thay đổi lập trường về cuộc xung đột ở Ukraine quá muộn, đặc biệt là khi Berlin đã cung cấp cho Kiev nhiều vũ khí hơn Paris.
Tuần trước, ông Macron đã gây ra tranh cãi khi tuyên bố rằng không thể loại trừ khả năng đưa lực lượng trên bộ của phương Tây tới Ukraine.
Tuy nhiên, bất chấp quan điểm cứng rắn của Tổng thống Macron, ông không đưa ra cam kết tài chính nào về việc hỗ trợ sáng kiến của CH Séc.
Chính phủ Séc đang dẫn đầu một chiến dịch tài trợ cho việc mua 800.000 quả đạn pháo cho Ukraine từ các nhà cung cấp ngoài EU nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về đạn dược của quốc gia đang có xung đột này. Các quan chức châu Âu ước tính Nga đang bắn số lượng đạn dược nhiều gấp 10 lần Ukraine ở tiền tuyến.
Tuần trước, ông Macron cho biết Pháp ủng hộ sáng kiến của CH Séc, mặc dù rõ ràng là Paris không muốn từ bỏ nỗ lực "Mua hàng châu Âu" liên quan đến đạn pháo.
Cách Ukraine vượt qua sự phong tỏa ngũ cốc của Nga Bất chấp sự phong tỏa của Nga, Ukraine vẫn tìm ra cách xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường thế giới. Dòng ngũ cốc Ukraine tràn vào đã đẩy cảng Constanta của Romania đạt mức nhập khẩu kỷ lục. Ảnh: CFR Theo nhận định của các chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) có trụ sở ở Mỹ mới đây,...