Đằng sau thành công của iPhone là những ‘đại gia giấu mặt’ này
Đằng sau thành công của dòng sản phẩm iPhone trong hơn 10 năm qua là sự đóng góp của hàng loạt công ty gia công, sản xuất tới từ châu Á.
Ngay từ thế hệ đầu tiên, Apple đã lựa chọn sản xuất iPhone tại châu Á. Đối tác nổi tiếng nhất của họ là Foxconn, với hàng chục nhà máy tại Trung Quốc. Thực tế là có tới 4 công ty tham gia sản xuất iPhone, tất cả đều là những công ty châu Á.
Các công ty này còn được gọi là Nhà sản xuất thiết bị gốc (ODM), những người thay Apple ở công đoạn cuối để tạo ra chiếc iPhone. Với vai trò sản xuất, các công ty này cũng có thể vướng vào các rắc rối pháp lý của đối tác, như vụ kiện giữa Apple và Qualcomm trong thời gian qua.
Theo chia sẻ của ông Patrick Moorhead, nhà sáng lập công ty phân tích Moor Insights & Strategy, ODM là một lĩnh vực rất thú vị. Dưới đây là danh sách 4 công ty sản xuất (ODM) cho dòng sản phẩm iPhone.
Foxconn, doanh thu 2018: 152 tỷ USD
ODM lớn nhất của Apple là Foxconn, hay còn được biết đến với tên gọi chính thức là Hon Hai Precision Industry. Foxconn là công ty sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, với những nhà máy đặt tại Đài Bắc, Tô Châu, Mexico, Madrid… Tuy nhiên, phần lớn việc sản xuất được thực hiện tại các nhà máy ở Trung Quốc.
Người sáng lập Foxconn là ông Terry Gou. Ông thành lập công ty này năm 1974, với mục tiêu là “cung cấp những linh kiện và cơ khí giá rẻ để giảm giá thành sản xuất thiết bị điện tử trên toàn thế giới”.
Foxconn là đối tác gia công lớn nhất của Apple, với hàng chục nhà máy trên thế giới.
Nhiều năm trước, Foxconn được biết đến là công ty sản xuất mạch in (PCB) và cổng kết nối giá rẻ. Giờ đây họ đã trở thành một thế lực với doanh thu 152 tỷ USD trong năm vừa qua, và có tổng cộng 250.000 nhân công.
Foxconn tham gia sản xuất rất nhiều sản phẩm công nghệ, bao gồm điện thoại, máy tính, máy chủ, nguồn… Ngoài Apple, nhiều công ty lớn khác là khách hàng của Foxconn như Dell, HP, Samsung, LG. Công ty này không chỉ sản xuất iPhone mà còn làm iPod, iPad và cả Apple Watch cho Apple.
Là một công ty lớn với hàng trăm ngàn nhân công, Foxconn cũng đối mặt với nhiều cáo buộc về môi trường làm việc tệ hại. Năm 2010, 14 công nhân Foxconn đã tự tử vì áp lực công việc. Apple hứa hẹn sẽ điều tra môi trường làm việc của đối tác, nhưng cuối cùng vẫn đồng ý tiếp tục hợp tác với Foxconn.
Điều kiện làm việc tệ hại dẫn đến những cuộc biểu tình của công nhân Foxconn năm 2012.
Trong năm 2017, Foxconn cũng công bố xây dựng nhà máy ở bang Wisconsin, Mỹ có giá trị tới 4,5 tỷ USD. Công ty này dự tính sẽ tạo việc làm cho 13.000 người vào năm 2022. Tuy nhiên quá trình xây dựng ở nhà máy này liên tục bị gián đoạn vì Foxconn thay đổi mục tiêu.
Theo nhận định của ông Moorhead, Foxconn là gã khổng lồ trong ngành công nghiệp gia công, và thành công của họ phần lớn đến từ Apple.
Video đang HOT
Wistron, doanh thu 2018: 29 tỷ USD.
Nhà sản xuất iPhone lớn thứ 2 là Wistron, cũng là một công ty có trụ sở tại Đài Loan. Wistron ban đầu là công ty sản xuất của Acer, sau đó thương hiệu máy tính được tách ra vào năm 2000. Wistron sản xuất máy tính xách tay, máy tính bàn, máy chủ, các thiết bị di động và viễn thông.
Việc Wistron cùng Foxconn đều đầu tư vào những nhà máy mới ở Ấn Độ đem lại hi vọng iPhone cao cấp sẽ được sản xuất tại đất nước này.
Công ty này được biết đến như một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất. Khách hàng của Wistron bao gồm cả Apple, Microsoft, Dell, HP và Acer.
Theo số liệu năm 2018, Wistron có 83.000 nhân công, và các nhà máy đặt tại Trung Quốc, Malaysia, Mexico và cả Mỹ. Doanh thu của công ty năm 2018 là gần 29 tỷ USD.
Hiện tại Wistron đã có nhà máy tại Ấn Độ, và đang sản xuất các mẫu iPhone SE, iPhone 6s và iPhone 7 cho Apple.
Pegatron, doanh thu 2018: 44 tỷ USD
Cái tên tiếp theo cũng là một nhà sản xuất đến từ Đài Loan. Nếu như Wistron là công ty sản xuất của Acer, thì Pegatron lại là công ty sản xuất của ASUSTek Computer hay ASUS. Pegatron tách khỏi ASUS từ năm 2008, nhưng ASUS vẫn giữ khoảng 17% cổ phần của công ty này.
Pegatron cũng là một nhà sản xuất máy tính, thiết bị không dây, bo mạch chủ, máy chơi game, smartphone và TV. Trong quá khứ, Pegatron từng được Apple tin tưởng là đối tác chính để sản xuất iPhone 4 và iPhone 5c.
iPhone 5c là chiếc iPhone đầu tiên mà Pegatron đóng vai trò nhà sản xuất chính, và chiếc máy này mang đến thành công lớn cho công ty Đài Loan.
Tới năm 2018, Pegatron có 90.000 nhân công trên toàn cầu, đạt doanh thu 44,43 tỷ USD. Công ty này cũng từng chịu áp lực tương tự Foxconn về môi trường làm việc của côn gnhaan tại các nhà máy gần Thượng Hải. Đến năm 2016, một bài báo của Bloomberg cho biết Pegatron và Apple đã thay đổi quy trình để giảm giờ làm thêm của công nhân.
Compal, doanh thu 2018: 32 tỷ USD
Compal hoàn thành danh sách 4 nhà sản xuất có trụ sở tại Đài Loan của Apple. Đây là công ty nhỏ nhất trong danh sách, với khoảng 64.000 công nhân. Compal được thành lập năm 1984 và cũng là một công ty sản xuất máy tính, ngoài ra còn sản xuất điện thoại, các thiết bị kết nối mạng, màn hình và thiết bị chăm sóc sức khỏe.
Compal là công ty sản xuất máy tính cho một loạt thương hiệu nổi tiếng: Dell, Lenovo. Ngoài ra, nhiều thiết bị khác như loa thông minh Amazon Alexa, iPad, smartphone HTC, Sony cũng do Compal sản xuất. Doanh thu của họ trong năm 2018 là 32 tỷ USD, nhưng lợi nhuận thì thấp hơn hẳn các công ty nói trên.
Mặc dù không hề sở hữu một nhà máy sản xuất iPhone nào, Apple vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của hàng triệu người châu Á. Các công ty ODM của họ có tổng doanh thu tới 260 triệu USD trong năm 2018 và tổng cộng hơn nửa triệu công nhân.
Theo Zing
5 sai lầm mà người dùng iPhone vẫn hay làm chỉ khiến điện thoại nhanh hỏng hơn
Hầu như, ai dùng iPhone cũng mắc phải những sai lầm này!
Ra mắt năm 2007, cho đến nay những chiếc iPhone của Apple đã trở nên quá quen thuộc với người dùng trên thế giới khi mà có hơn 1 tỷ thiết bị được bán ra và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Dù vậy, để có thể sử dụng một chiếc iPhone một cách tối ưu nhất, không phải là điều mà ai cũng biết.
Theo iDropnews, đây là 5 sai lầm mà người dùng thường xuyên gặp phải khi sử dụng chiếc iPhone của mình.
1. Sử dụng mật khẩu quá dễ đoán
Như chúng ta đã biết, bảo mật là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của đa số người sử dụng smartphone. Điều này đồng nghĩa, tất cả thông tin quan trọng của bạn, bao gồm: danh bạ, thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu, hình ảnh, tài liệu, ghi chú, tin nhắn,... đều đang nằm trong túi bạn.
Do đó, hãy sử dụng các phương thức bảo mật cần thiết cho chiếc iPhone của mình, vì nếu chẳng may điện thoại của bạn bì mất thì mọi thông tin trên điện thoại sẽ bị người khác lợi dụng cho các mục đích xấu.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên đặt những mật khẩu "dễ ẹc" như kiểu 000000, 123456, hay 202020. Tốt nhất là bạn hãy sử dụng mật khẩu bao gồm cả chữ và số.
Để thay đổi mật mã, bạn chỉ cần vào Settings (cài đặt)> Touch ID & Passcode (Touch ID & mật mã)> Change Passcode (thay đổi mật mã), nhập lại mật mã cũ khi được yêu cầu. Lúc này, hãy nhấp vào tùy chọn Passcode Options (tùy chọn mật mã) để có thể đặt mật mã gồm số và chữ.
Bên cạnh đó, hãy sử dụng Touch ID hoặc Face ID nếu điện thoại bạn đang sử dụng có những tính năng này. Theo đó, bạn sẽ không phải điền mật khẩu của bạn nhiều lần, đặc biệt là nếu nó quá dài, để mở khóa iPhone.
2. Đăng xuất khỏi mọi tài khoản khi bản thân không sử dụng
Có không ít người dùng iPhone vẫn thường hay đăng xuất khỏi các ứng dụng của mình, như Facebook, Instagram, ngân hàng,... khi bản thân không dùng đến. Mặc dù, đây là một hành động xuất phát từ lo lắng, kẻ nào đó có thể truy cập tài khoản của bạn, nhưng rõ ràng đây là việc quá mức "lo xa".
Thực tế thì iPhone của bạn đã quá ư bảo mật với các tùy chọn khá an toàn như Touch ID, Face ID hay Passcode (nếu bạn dùng những mật khẩu khó đoán). Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng hiện nay cũng đã bổ sung thêm các yếu tố bảo mật bằng sinh trắc học, điều này đảm bảo sẽ chỉ có bạn mới truy cập được các ứng dụng cá nhân. Do đó, việc đăng xuất khỏi một thiết bị khi không sử dụng là một điều không cần thiết.
Chưa kể, ứng dụng của hầu hết các ngân hàng sẽ tự động đăng xuất khi người dùng đóng ứng dụng hoặc không phản hồi trong thời gian nhất định.
3. Không bao giờ tắt nguồn iPhone
Cũng giống như con người, bất cứ máy móc nào cũng cần "nghỉ ngơi". Nhiều người lầm tưởng rằng, khi bản thân không sử dụng iPhone thì thiết bị của mình đang ở chế độ nghỉ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm, dù không dùng chiếc iPhone song thiết bị của bạn vẫn đang hoạt động bình thường.
Do đó, hãy định kỳ tắt nguồn chiếc iPhone (khoảng 1 hoặc 2 tháng), điều này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho thiết bị của bạn được nghỉ ngơi, qua đó giảm bớt áp lực cho hệ thống pin.
4. Cấp quyền cho mọi ứng dụng
Khi cài đặt một ứng dụng mới về sử dụng, bạn sẽ được yêu cầu cấp một số quyền cho ứng dụng như "Camera", "Vị trí", "Dữ liệu sức khỏe", "Micro",... Thông thường, đa số chúng ta thường dễ dãi bấm OK để nhanh chóng sử dụng ứng dụng mà không lưu ý đến những yêu cầu này.
Tuy nhiên, việc bạn cấp phép mọi quyền cho tất cả các ứng dụng có thể dẫn đến việc nó có thể khai thác dữ liệu trên thiết bị của bạn "hết công suất". Do đó, bạn hãy chỉ cấp những quyền cảm thấy cần thiết và hợp lý như, ứng chỉnh ảnh mới cần truy cập "Camera", hay ứng dụng bản đồ mới cần truy cập "Vị trí",...
Đối với những yêu cầu không hợp lý, bạn có thể bấm "Không đồng ý" (Don't Allow) để tránh ứng dụng có thể khai thác dễ liệu từ thiết bị.
5. Ép đóng các ứng dụng chạy ngầm
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, ứng dụng chạy ngầm là một trong những tác nhân tiêu tốn tài nguyên của máy, nhất là về RAM và pin. Nó có thể làm cho máy chạy chậm và pin mau hết hơn bình thường. Tuy nhiên, thực tế thì điều này không làm cho smartphone của bạn chạy nhanh hơn.
Nếu bạn không tin, Giám đốc Kỹ thuật Phần mềm của Apple, ông Craig Federighi đã từng nói rằng việc đóng ứng dụng trên iOS không giúp gì cho điện thoại và cũng chẳng giúp tăng được thời lượng pin. Trang hỗ trợ của Apple cũng đưa ra một lưu ý với người dùng là chỉ nên buộc các app ngừng hoạt động khi chúng bị treo hoặc gặp lỗi.
Không chỉ Apple, Phó Chủ tịch Nền tảng và Hệ sinh thái Google, ông Hiroshi Lockheimer cũng khuyên mọi người sử dụng điện thoại Android ngừng ép đóng các ứng dụng vì nó là một hành động vô bổ.
Theo Sao Star
Rò rỉ bằng sáng chế iPhone có màn hình gập của Apple Không chỉ có Samsung, Huawei hay OPPO mà ngay cả Apple cũng hứng thú với smartphone màn hình gập. Samsung được cho là đang gấp rút để chuẩn bị cho việc ra mắt chiếc smartphone có màn hình gập đầu tiên của hãng vào đầu năm sau. Chiếc smartphone Galaxy F này hứa hẹn sẽ có một thiết kế khác biệt, đem lại...