Đằng sau quyết định loại bỏ bộ sạc của các nhà sản xuất smartphone
Apple thông báo không bao gồm bộ sạc đi kèm trên các dòng iPhone 12 nhằm làm giảm lượng khí thải carbon và hạn chế việc sử dụng kim loại đất hiếm.
Hồi năm ngoái, Apple đã thay đổi chính sách bán hàng khi không bao gồm cục sạc đi kèm iPhone 12, đây là một động thái gây tranh cãi vào thời điểm đó và tạo ra xu hướng mới cho các nhà sản xuất điện thoại di động sau này.
Tuy nhiên, Apple liên tục vấp phải sự phản ứng của người dùng cũng như các nhà quản lý. Mới đây nhất, “nhà Táo” vừa bị cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở Sao Paulo (Procon-SP) áp đặt mức phạt 2 triệu USD tại bang Sao Paulo, Brazil, do vi phạm Đạo luật Người tiêu dùng vì không có bộ sạc trong hộp iPhone mới.
Procon-SP cho rằng họ chưa nhìn thấy bất kỳ lợi ích môi trường nào do Apple mang lại. Cơ quan này chỉ trích Apple với cáo buộc quảng cáo gây hiểu lầm, bán thiết bị không có bộ sạc và các điều khoản không công bằng, điều vốn được giám sát rất chặt chẽ tại nước này.
Giám đốc điều hành của Procon-SP, Capez, đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc sau khi phạt Apple, hy vọng rằng “nhà Táo” sẽ tuân thủ luật tiêu dùng của Brazil cũng như những quy định liên quan. Đồng thời, Apple có quyền phản đối hình phạt và yêu cầu các cơ quan pháp luật thẩm định lại.
Cụ thể, trên các mẫu iPhone 12, Apple thông báo sẽ không bao gồm bộ sạc đi kèm nhằm làm giảm lượng khí thải carbon và hạn chế việc sử dụng kim loại đất hiếm. Ngay khi iPhone 12 chính thức lên kệ và được mở bán tại Brazil, nhà chức trách nước này đã cảnh báo Apple đang vi phạm Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng khi bán iPhone không có bộ sạc trong hộp.
Video đang HOT
Apple đã phản hồi sau đó, khẳng định hầu hết khách hàng đều có thiết bị dự phòng và không cần thiết phải cung cấp bộ sạc khác trong hộp. Sự việc đã gây ra một vụ náo động vào thời điểm đó, nhất là với các tín đồ của iPhone, nhưng dường như không ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của dòng iPhone 12.
Ngoài Brazil, nhiều tín đồ iPhone tại Mỹ và một số khu vực khác như EU và châu Á phản ứng dữ dội với quyết định của Apple. Cách đây không lâu, một người đàn ông tại Vân Nam, Trung Quốc đã gửi đơn lên tòa án đòi khởi kiện “nhà Táo” vì bán iPhone không kèm bộ sạc. Vụ việc nhận được sự quan tâm của dư luận trong suốt thời gian dài. Tại Việt Nam, nhiều người dùng cũng lên tiếng chỉ trích Apple và cho rằng “tuyên bố bớt bán cục sạc nhằm hạn chế rác thải điện tử tiến tới bảo vệ môi trường của Apple là một sự chống chế khá vụng về”.
Với án phạt 2 triệu USD tại Sao Paulo, Brazil, cộng đồng mạng cho rằng con số này là không đủ “răn đe”, bởi sự thay đổi của Apple mặc dù vấp phải phản ứng trái chiều từ người dùng nhưng lại mở ra một hướng đi cho các nhà sản xuất smartphone Android. Một số nguồn tin chỉ ra rằng Samsung sẽ làm theo cách này trong tương lai, nhưng kế hoạch cụ thể chưa được công bố.
Thị trường thiết bị sạc đầy tiềm năng
Liệu bảo vệ môi trường có phải là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định loại bỏ bộ sạc đi kèm của các nhà sản xuất smartphone? Trên thực tế, các nhà phân tích nhận định, thị trường thiết bị sạc với lợi nhuận cao mới chính là lý do khiến Apple và các nhà sản xuất khác đưa ra quyết định đi ngược lại với mong muốn của người dùng.
Hiện nay, các thiết bị sạc có thể được chia thành sạc có dây, sạc không dây, sạc thường và sạc nhanh tùy theo tốc độ sạc và phương thức truyền dẫn năng lượng. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ sạc nhanh, nhiều hãng điện thoại cung cấp các loại sạc đa dạng.
Đáng chú ý, không phải bất cứ bộ sạc nhanh nào cũng tương thích với nhau tùy thuộc vào giao thức sạc. Giao thức sạc phổ biến nhất hiện nay là PD và QC, trong khi các nhà sản xuất lớn có số lượng người dùng phổ biến và rất khó để thống nhất tiêu chuẩn. Vì vậy, dù cho không có bộ sạc đi kèm với máy, người dùng vẫn có xu hướng mua và sử dụng bộ sạc chính hãng để đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Theo số liệu thị trường, ước tính đến năm 2022, thị trường sạc có dây toàn cầu sẽ đạt 11,431 tỷ USD; thị trường bộ sạc không dây đạt 1,564 tỷ USD; thị trường bộ sạc thông thường đạt 8,688 tỷ USD; bộ sạc nhanh thị trường sẽ đạt 2,743 tỷ USD. Với số liệu này, nếu các nhà sản xuất Android học theo Apple trong tương lai, thị trường cho bộ sạc của bên thứ 3 sẽ tiếp tục được mở rộng và dự kiến quy mô đạt tới 15 tỷ USD (dựa trên 1,4 tỷ smartphone bán mới hàng năm).
7 điều các nhà sản xuất smartphone cần phải dừng lại ngay trong năm 2021
2020 là năm có rất nhiều biến động trên thị trường smartphone. Tuy nhiên, có những xu hướng mà các nhà sản xuất cần phải dừng lại để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Đặt tên kèm hậu tố 5G - 5G là tính năng nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng trong năm qua. Chính vì thế, các nhà sản xuất smartphone luôn cố gắng đưa thêm hậu tố 5G vào tên gọi sản phẩm nhằm nhấn mạnh cho người dùng biết về tính năng mới này. Tuy nhiên, khi công nghệ 5G trở nên phổ biến trong năm 2021, cách đặt tên này sẽ khiến tên gọi của smartphone trở nên dài dòng một cách không cần thiết.
Sử dụng nhựa trên smartphone giá hơn 1.000 USD - Khi ra mắt, chiếc Galaxy Note20 đã nhận phải rất nhiều ý kiến trái chiều do mặt lưng của nó chỉ được hoàn thiện từ chất liệu nhựa. Với mức giá khởi điểm từ 1.000 USD, điều này hoàn toàn không hợp lý. Nó khiến cho thiết kế tổng thể của thiết bị trở nên kém cao cấp, không xứng đáng với mức giá được đưa ra.
Camera 2 MP - Đa số smartphone ra mắt trong năm 2020 đều được trang bị hệ thống 3-4 camera sau. Tuy nhiên, rất nhiều ống kính trong đó chỉ có độ phân giải 2 MP, mang lại trải nghiệm tương đối kém. Những ống kính đó chỉ phục vụ cho mục đích marketing, không thực sự hữu ích trong quá trình sử dụng thực tế. Điều các hãng cần thực hiện không phải là tăng số lượng ống kính, thay vào đó là nâng cấp chất lượng của camera.
Sạc nhanh nhưng vẫn chậm - Trong năm 2020, nhiều mẫu smartphone cao cấp đã được trang bị sạc nhanh 65 W như OnePlus 8T hay thậm chí lên tới 120 W như chiếc Mi 10 Ultra. Trong khi đó, rất nhiều smartphone cao cấp của các hãng khác vẫn chỉ hỗ trợ sạc với công suất 18-20 W như Motorola Edge Plus, Google Pixel 5 và cả thế hệ iPhone 12. Các chuyên gia mong đợi rằng smartphone cao cấp ra mắt năm 2021 sẽ có sạc nhanh với công suất 30W trở lên.
Cập nhật phần mềm chậm - Google đã cam kết hỗ trợ thời gian 3 năm cập nhật phần mềm cho dòng điện thoại Pixel. Samsung cũng làm điều tương tự với một số thiết bị của họ. Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào cũng làm được điều này. OnePlus xác nhận chỉ cung cấp một bản cập nhật cho chiếc Nord N10 và N100. Thậm chí, Motorola ban đầu không cam kết một phiên bản cập nhật nào cho mẫu Edge Plus có giá 1.000 USD. Sau đó, hãng này lại thay đổi và cam kết 2 năm. Mới đây, Google đã hợp tác với Qualcomm để đảm bảo việc cập nhật Android cho smartphone chạy chip Snapdragon ít nhất 4 năm, bắt đầu từ 2021. Việc thường xuyên được cập nhật sẽ giúp smartphone Android trở nên hấp dẫn hơn do liên tục được bổ sung tính năng mới cũng như các bản vá bảo mật.
Smartphone cao cấp tăng giá không phanh - Trong năm 2020, smartphone cao cấp của các thương hiệu như Xiaomi, Realme và OnePlus đều tăng cao so với thế hệ tiền nhiệm. Một trong những nguyên nhân được cho là do giá chip Snapdragon bị đẩy lên cao. Hy vọng rằng trong năm 2021, sẽ có nhiều smartphone cao cấp sở hữu giá bán hợp lý hơn để người dùng có được nhiều lựa chọn.
Chất lượng hơn số lượng - Trong năm qua, một số nhà sản xuất như Xiaomi hay OnePlus ra mắt rất nhiều mẫu smartphone, nhưng điểm khác biệt giữa chúng rất ít. Việc có quá nhiều sản phẩm có thể khiến cho người dùng khó chọn mua máy hơn. Thêm vào đó, chúng cũng không mang lại nhiều giá trị cũng như trải nghiệm khác biệt với người dùng.
Đã có ngày ra mắt một loạt smartphone hot của Nokia HMD Global được cho là đang chuẩn bị trình làng smartphone hàng đầu tiếp theo của mình trong tương lai không xa. Được dự đoán với tên Nokia 9.1 PureView cách đây hơn một năm, chiếc smartphone này liên tục bị trì hoãn và đổi thương hiệu, sửa đổi tính năng và nâng cấp phần cứng trước khi được xác định sẽ mang...