Đằng sau nỗ lực gửi quân ra nước ngoài của Thủ tướng Abe
Trên con đường biến việc mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản thành hiện thực, ông Shinzo Abe đã có những bước đi thận trọng và chính xác, The Wall Street Journal nhận xét.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) đã thành công bước đầu trong việc cho phép quân Nhật mở rộng phạm vi chiến đấu ra nước ngoài – Ảnh: AFP
Thực tế vào năm 2012, chính quyền của cựu Thủ tướng Naoto Kan và sau đó là Yoshihiko Noda cũng đã ủng hộ việc bình thường hóa vai trò của quân đội Nhật trong việc hoạch định chính sách, cải thiện ngành công nghiệp quốc phòng, phát triển một lực lượng liên quân năng động và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của khu vực, theo The Wall Street Journal.
Điều này cho thấy nếu ông Abe thành công trong việc ký thành luật cho phép quân đội Nhật ra nước ngoài chiến đấu, tức làm được điều các “tiền bối” chưa hoàn thành, uy tín của ông sẽ tăng lên đáng kể.
The Wall Street Journal nhận xét rằng ông Abe đã có những con tính khôn ngoan hơn, dựa vào tình hình thực tế để đưa ra những điều chỉnh được chấp nhận nhiều hơn so với ông Kan và ông Noda.
Theo đó, sở dĩ ông Abe bị các đảng đối lập trong nước chỉ trích rằng đã cố thúc đẩy một “dự luật chiến tranh”, vì ông đã im lặng thay vì giải thích. Sự im lặng này theo The Wall Street Journal chẳng qua vì ông Abe vẫn phải cẩn trọng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đặc biệt khi ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tới.
Trong khi đó, ông đã thuyết phục những thành viên Hạ viện về việc thông qua dự luật bằng cách làm bật lên nỗi bức xúc từ những hành động hung hăng của Trung Quốc về mặt quân sự trong khu vực, kể cả những lời lẽ không tốt của Tân Hoa xã về chủ nghĩa hòa bình của Nhật.
Video đang HOT
Ông Abe khôn khéo lồng ghép ý định đưa quân ra nước ngoài bằng những cam kết phối hợp chặt chẽ hơn với các đồng minh như Mỹ, Philippines hay Hàn Quốc. Như vậy, việc đưa quân ra nước ngoài là một sự phòng vệ chủ động, không phải cố tình gây căng thẳng hay chuẩn bị cho chiến tranh…
Dù vậy, nhiều người dân Nhật Bản biểu tình phản đối dự luật này. Theo ghi nhận của hãng tin Al Jazeera, hàng ngàn người Nhật đã xuống đường giăng biểu ngữ có nội dung “Abe từ chức”, “Không chiến tranh, không chết chóc”…
Một cuộc thăm dò công bố hôm 17.7 của báo Asahi Shimbun cho thấy 56% số người được hỏi phản đối các dự án luật, so với 26% ủng hộ.
Trong chuyến thăm Washington hồi tháng 4, ông Abe đã thống nhất với Mỹ về việc nâng cao các thỏa thuận trong hiệp ước an ninh của hai nước. Theo đó, Thủ tướng Abe đã có lời hứa với các nhà lập pháp Mỹ trong việc đưa dự luật cho phép gửi quân ra nước ngoài “trong mùa hè này”, theo The Wall Street Journal.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin thất vọng vì Nga khó hiện đại hóa quân đội
Tổng thống Nga thất vọng vì mục tiêu hiện đại hóa quân sự của nước này khó đạt được như kỳ vọng của người đứng đầu điện Kremlin, Business Insider ngày 18.7 cho hay.
Khí tài quân sự Nga tại một triển lãm quốc phòng - Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin đầu năm nay tuyên bố một chiến lược hiện đại hóa quân đội được xem là hoành tráng nhất từ trước đến nay của Nga. Đó là chính phủ sẽ chi 20.000 tỉ rúp (tương đương 351 tỉ USD) để trang bị thiết bị, vũ khí tối tân nhất và hùng mạnh nhất cho quân đội trong vòng 5 năm tới, trong đó 80% nguồn tài chính này dùng để trang bị vũ khí công nghệ cao.
Tuy nhiên, theo thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, khó có thể thực hiện được mục tiêu này, thậm chí cả mục tiêu trang bị cho quân đội vũ khí hiện đại của năm 2015 cũng khó hoàn thành. Thứ trưởng Borisov cho rằng, nguyên nhân là do ngành công nghiệp quân sự của Nga đang bị ảnh hưởng nặng nề từ chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây và sự sụt giảm của các nền công nghiệp phụ trợ trong nước.
Thứ trưởng Borisov đã nói với Tổng thống Putin trong một cuộc họp trực tuyến qua video ngày 16.7 rằng hợp đồng quốc phòng của chính phủ sẽ khó hoàn thành trong vòng 5 năm tới. Hợp đồng đó bao gồm đóng mới tàu hộ vệ, thủy phi cơ Beriyev Be-200, tên lửa chống tăng Vikhr, thiết bị theo dõi bằng sóng radio và điều khiển từ xa cho tên lửa đất đối không Igla và máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160.
Ông Borisov cho biết thêm, đơn hàng của chính phủ trong năm nay chỉ mới đáp ứng được 38% tính đến thời điểm này, dù nhiều công ty lớn của Nga có đủ khả năng làm đơn hàng cho chính phủ.
Tiêu gần hết ngân sách quốc phòng
Công nghiệp quốc phòng được chọn làm ngành công nghiệp chủ đạo của nước Nga trong thời kỳ kinh tế sụt giảm, cộng thêm các cấm vận mà Mỹ và phương Tây áp đặt từ năm 2014 sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukaine và cáo buộc Nga chống lưng cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khó đạt mục tiêu hiện đại hoá quân đội? - Ảnh: AFP
Tổng thống Putin kỳ vọng công nghiệp quốc phòng mang lại lợi ích cho Nga và công ăn việc làm cho người dân nước này. Tuy nhiên, cấm vận đang làm ngành này chao đảo, khiến người đứng đầu Kremlin tỏ ra thất vọng.
Hiện đại hóa quân đội là dự án đầy tham vọng của &'người hùng nước Nga'. Tổng thống Putin cho rằng nước Nga phải vượt qua thách thức này bằng mọi giá và cảnh cáo bất kỳ ai làm sai, hoặc ảnh hưởng đến chiến lược này. "Tôi đặc biệt nhấn mạnh rằng nếu ai đó đang trì hoãn qui trình sản xuất, cung cấp công nghệ hoặc làm ảnh hưởng đến ngành phụ trợ liên quan, thì phải sửa chữa nó ngay trong thời gian ngắn", ông Putin nói.
"Nếu làm ngược lại (điều ông Putin chỉ đạo) sẽ phải đối mặt với hậu quả thích đáng, kể cả thay đổi nhân sự, công nghệ và tổ chức", ông Putin răn đe.
Tổng thống Putin cho biết, mục tiêu của Nga là đảm bảo đến năm 2020, lượng vũ khí mới và công nghệ quân sự trong lực lượng vũ trang phải đạt không dưới 70%, theo Moscow Times. Tỉ lệ các loại vũ khí hiện đại đang phục vụ quân đội của Nga, tùy vào các lực lượng vũ trang, chiếm từ 30,5% đến gần 78%, theo số liệu quân sự được ông Putin trích dẫn trong hội nghị trực tuyến.
Business Insider nói rằng Moscow đã chi gần 30 tỉ USD cho năm 2015, trong đó gồm 4,4 - 4,7 tỉ USD cho công tác nghiên cứu và phát triển. "Nga đã chi tiêu gần một nửa ngân sách quốc phòng cho năm 2015 và dự định sẽ tiêu hết trước khi năm 2015 kết thúc", nhà kinh tế Nga Sergei Guriev cũng là cựu Hiệu trưởng Trường Kinh tế mới ở Moscow, nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc phản ứng việc Nhật có thể đưa quân ra nước ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói với người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản rằng dự luật an ninh mới của Nhật, cho phép Nhật đưa quân ra nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, có thể làm phức tạp an ninh khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Ảnh: NBC)...