Đằng sau mối quan hệ 17.000 tỷ của Masan và Techcombank
Năm 2019, Masan đã rót thêm hơn 2.000 tỷ đồng vào Techcombank để tăng sở hữu lên 20% vốn. Không chỉ vậy, hai tổ chức này còn có mối quan hệ qua lại trong cho vay và tiền gửi cũng như đầu tư trái phiếu trong thời gian qua.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, TCB) và CTCP Masan (HoSE: MSN) có mối liên quan đặc biệt với nhau. Nhất là trong năm 2019, Masan đã rót thêm 2.164 tỷ đồng, tăng lên 17.492 tỷ đồng vào Techcombank và trở thành cổ đông lớn nhất sở hữu 20% vốn điều lệ nhà băng này.
Đây là khoản đầu tư vào liên doanh liên kết lớn nhất của Masan. Do đó, phần lợi nhuận từ liên doanh liên kết mà Masan nhận được trong năm 2019 là 2.182 tỷ đồng, tăng 268 tỷ đồng so với đầu kỳ.
Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Chủ tịch thứ nhất tại Techcombank hiện là Chủ tịch HĐQT Masan.
Trước đó, tháng 4/2018 ông Hồ Hùng Anh đã rút khỏi vị trí Phó Chủ tịch Masan Group để đáp ứng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng mới.
Với mối quan hệ đó, giữa Techcombank và Masan cũng có loạt giao dịch liên quan và ghi nhận tăng rất mạnh so với đầu kỳ.
Masan và Techcombank có mối quan hệ đặc biệt với nhau.
Thứ nhất về trái phiếu, trong năm 2019, tổng mệnh giá trái phiếu mà Techcombank đã đầu tư vào 3 đơn vị có liên quan là 4.561 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so mức 867 tỷ của đầu kỳ.
Trong đó, Techcombank đã đầu tư vào Masan 1.088 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu, tương ứng lãi phải thu về 567 triệu đồng.
Đối với Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo thì Techcombank đã đầu từ 2.651 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu, tương ứng lãi phải thu là 1,2 tỷ đồng.
Techcombank cũng đầu tư 822 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Tài nguyên Masan, tương ứng lãi phải thu 767 triệu đồng.
Thứ hai, ở giao dịch cho vay, tổng cộng Techcombank đã cho vay các bên liên quan là 2.178 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,96% tổng mức cho vay khách hàng của nhà băng này (227.885 tỷ đồng).
Video đang HOT
Trong đó, Techcombank cho Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo vay 1.012,5 tỷ đồng, và lãi thu về 858 triệu đồng.
Ngoài ra, CTCP Cửa sổ nhựa châu Âu cũng vay 510 tỷ đồng, tương ứng lãi phải thu 2,2 tỷ đồng. Techcombank còn cho CTCP Đầu tư T&M Việt Nam vay 656 tỷ đồng với lãi phải thu tới 2,7 tỷ đồng.
Thứ ba, về giao dịch tiền gửi, tổng tiền gửi của các đơn vị liên quan là 2.820 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,22% tổng tiền gửi của khách hàng năm 2019 của Techcombank (231.297 tỷ đồng).
Cụ thể, Masan và nhóm các công ty liên quan cũng đã tăng hơn gấp đôi tiền gửi có kỳ hạn tại Techcombank lên 1.410 tỷ đồng với lãi suất được hưởng là 1,69 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các cá nhân liên quan khác cũng đã gửi 544 tỷ đồng tại Techcombank, tương ứng lãi tiền gửi là 11,9 tỷ đồng.
Còn tiền gửi không kỳ hạn thì có CTCP Cửa sổ nhựa châu Âu với 11 tỷ đồng; Masan và nhóm các công ty liên quan là 752 tỷ đồng; Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các cá nhân liên quan khác là hơn 103 tỷ đồng.
HĐQT, Ban kiểm soát, ban điều hành của Techcombank có gửi tiền tại nhà băng này
Về tình hình kinh doanh trong năm 2019, Masan thực hiện được 37.354 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 2% so với năm 2018. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại tăng 13% khi đạt 5.557 tỷ đồng. Còn Techcombank báo lãi ròng 10.075 tỷ đồng, tăng khá so mức 8.485 tỷ đồng của năm trước.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Cuối năm biến động, điểm lại khối tiền của tỷ phú USD Việt Nam
Ông Nguyễn Đăng Quang lấy lại danh hiệu tỷ phú đô-la, trong khi ông Phạm Nhật Vượng giữ được khối tài sản nằm top 250 thế giới sau những thương vụ tỷ USD bất ngờ trong những tuần cuối cùng của năm 2019.
Theo Forbes, tính đến 16/12/2019 ông Nguyễn Đăng Quang có khối tài sản quy ra từ cổ phiếu đạt tròn 1 tỷ USD, xếp vị trí 2.143 trên thế giới, trong khi đó ông Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam với 7,7 tỷ USD, xếp 232 trên thế giới.
Như vậy, danh sách các tỷ phú USD Việt Nam vẫn có 5 người, gồm: ông Phạm Nhật Vượng (7,7 tỷ USD), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (2,7 tỷ USD), ông Trần Bá Dương và gia đình (1,7 tỷ USD) và ông Hồ Hùng Anh (1,4 tỷ USD).
Ông Trần Đình Long, chủ tịch tập đoàn Hòa Phát chưa trở lại danh sách tỷ phú USD cho dù cổ phiếu HPG gần đây hồi phục khá ấn tượng. Ông Long được xếp hạng tỷ phú hồi tháng 3/2018 với giá cổ phiếu đạt khoảng 40.000 đồng/cp (giá điều chỉnh), so với mức 24.000 đồng như hiện tại.
Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD.
Hàng loạt phiên giảm liên tiếp đã kéo giá cổ phiếu Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang từ mức đỉnh cao của năm là 91.000 đồng/cp (hồi tháng 5) xuống còn 55.700 đồng/cp hôm 11/12 đã khiến tài sản của ông Đăng Quang có lúc xuống chỉ còn 970 triệu USD, thấp hơn khá nhiều so với mức 1,3 tỷ USD thời điểm hồi tháng 3/2019 khi ông Quang được Forbes công nhận là tỷ phú USD.
Ông Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam với tài sản ở mức 7,7 tỷ USD. Tuy nhiên, với mức độ giàu có gia tăng của các tỷ phú trên thế giới, ông Vượng rớt khỏi top 200 người giàu nhất hành tinh.
Gần đây, chia sẻ trên Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng cho biết sẽ chi 2 tỷ USD từ khối tài sản cá nhân của mình, qua dự kiến bán 10% cổ phần tại Vingroup, để nuôi tham vọng bán xe thương hiệu VinFast tại thị trường Mỹ.
Ông Phạm Nhật Vượng rớt khỏi top 200 do tài sản bốc hơi 700 triệu USD.
Ông Hồ Hùng Anh trong khi đó chứng kiến tài sản tăng từ 1,3 tỷ USD lên 1,4 tỷ USD và xếp thứ 1.749 trên thế giới.
Ông Hồ Hùng Anh cùng ông Nguyễn Đăng Quang cùng lọt top danh sách tỷ phú USD của Forbes từ tháng 3/2018 với mức tài sản khi đó là 1,7 tỷ USD. Cả Masan và Techcombank đều là các định chế lớn tại Việt Nam, lọt top 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 22% cổ phần Masan.
Bên cạnh đó, vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN. Ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)...
Ông Hồ Hùng Anh có thêm 100 triệu USD.
Ông Nguyên Đăng Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân nhưng thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương,...
Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh cũng được xem cùng với ông Nguyễn Đăng Quang là cặp bài trùng, cũng từng tham gia ở cả trong 2 đế chế Masan và Techcombank. Nhưng gần đây, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành ngân hàng.
Trong năm vừa qua, Techcombank của ông Hồ Hùng Anh bứt phá ngoạn mục, với lợi nhuận đứng số 1 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần, vượt qua cả 2 ngân hàng quốc doanh vốn thống trị trong top 3 nhiều năm qua là BIDV và Vietinbank. Trong năm 2018, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 10,7 ngàn tỷ đồng (tăng 31%), chỉ thua ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh Vietcombank (VCB).
Ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu TCB, gián tiếp sở hữu gần 250 triệu cổ phiếu Masan (MSN) với tổng cộng tài sản quy từ cổ phiếu trị giá hơn 31 ngàn tỷ đồng.
Tỷ phú Việt không còn ông Trần Đình Long.
Bên cạnh đó, vợ và mẹ ông Hùng Anh mỗi người nắm giữ một hơn 174 triệu cổ phiếu TCB, tương đương mỗi người khoảng 5%. Em gái của ông Hùng Anh sở hữu gần 115 triệu TCB; con trai sở hữu hơn 93 triệu. Đó là chưa kể số cổ phiếu Masan (MSN) mà nhà ông Hùng Anh nắm giữ.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 16/12 chỉ số VN-Index giảm nhẹ. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup chịu áp lực khá lớn. Cổ phiếu ngành tiêu dùng MSN giảm nhẹ. Diễn biến này có thể khiến vị trí tỷ phú USD của ông Quang bị đe dọa.
VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Techcombank của ông Hồ Hùng Anh đều giảm.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.
Theo Chứng khoán Rồng Việt, nhịp tăng điểm đang gặp khó khăn tại ngưỡng kháng cự ngắn hạn. Các cổ phiếu lớn tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong khi dòng tiền vẫn tiếp tục hiện diện ở nhóm các cổ phiếu nhỏ hơn. Nhà đầu tư tiếp tục chú trọng việc quản trị rủi ro danh mục trong những tuần cuối năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/12, VN-Index giảm 1,99 điểm xuống 966,18 điểm; HNX-Index tăng 0,23 điểm lên 102,94 điểm. Upcom-Index tăng 0,21 điểm lên 55,73 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 4,6 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Công ty thịt mát của Masan mất gần 3.300 tỷ vốn hóa Trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu MML của Công ty CP Masan MEATLife đã giảm 12,6% so với giá tham chiếu, khiến vốn hóa công ty giảm gần 3.300 tỷ so với định giá ban đầu. Hơn 324,33 triệu cổ phiếu MML của Công ty CP Masan MEATLife chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM phiên hôm nay (9/12)...