Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia – Kỳ cuối:

Theo dõi VGT trên

“Cứ mỗi đội tuyển có 8-10 học sinh, 63 tỉnh, thành có khoảng 600 học sinh/môn thi. Trong khi đó theo quy định sẽ có 300 học sinh/môn thi đoạt giải. Giải nhiều như thế nên các tỉnh mới chạy đua để có thành tích”.

Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia - Kỳ cuối: - Hình 1

Một giờ tập huấn của học sinh đội tuyển địa lý với giáo viên của Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ – Ảnh: Ngọc hà

GS Lê Tuấn Hoa, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, Bộ GD-ĐT, một trong những người tâm huyết với việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đã nhận xét như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề thi học sinh giỏi quốc gia hiện nay.

* Theo ông, cơ cấu giải thế nào là hợp lý?

GS Văn Như Cương, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội: Cần phải dỡ ra sắp xếp lại Để có những kỳ thi học sinh giỏi các cấp thật sự lành mạnh là một điều khó. Trong nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT từng có những quy định loanh quanh luẩn quẩn cải tiến cải lui rất buồn cười, kỳ lạ, và đều xuất phát từ căn bệnh thành tích. Tôi cho rằng cần phải dỡ ra sắp xếp lại vấn đề này trên một tinh thần nghiêm túc, trên một tư duy mới: phấn đấu để con em chúng ta học tập tốt hơn, không vì bất kỳ một thành tích nào. Cần phải xác định lại mục đích khi tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi là gì? Phải trên cơ sở thực tế rồi tìm giải pháp. Trước hết, đã tổ chức thi chọn thì phải chọn đúng. Thứ hai phải làm thế nào để những em tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và vào học các đội tuyển là do thích thú thật sự. Khi bỏ chính sách tuyển thẳng vào ĐH, nhiều em cực chẳng đã phải vào đội tuyển. Khi khôi phục chính sách này, các em đổ xô chen nhau vào. Nhà quản lý làm thế nào phải cân bằng được điều đó. Tôi chỉ mong làm sao các em thấy mình thích là mình học, Nhiều nơi, mời các giáo sư như hiện nay thật ra chỉ thỏa mãn tâm lý “moi đề”, không phải để giúp học sinh của mình học giỏi hơn. Đăng Ngọc ghi

- Cơ cấu giải hiện nay có thể khuyến khích được các em, giúp nhiều em đi thi không thất bát. Nhưng cũng chính vì thế gây nên sức ép đoạt giải. Trước kia đi thi học sinh giỏi quốc gia mà không được giải là bình thường vì để có giải rất khó. Còn hiện nay trong một số đông học sinh đoạt giải, những em không có giải, những tỉnh ít giải sẽ thấy mình thua kém, đáng xấu hổ.

Điều này gây nên tâm lý cay cú, muốn bằng mọi cách để có giải. Nói như vậy không có nghĩa là quay lại cơ cấu 8-9 giải như trước đây. Việc quy định cơ cấu giải như thế nào cần phải nghiên cứu cẩn thận, thậm chí phải có đề tài nghiên cứu khoa học hẳn hoi về việc này.

* Nhưng theo những người soạn thảo quy chế thi học sinh giỏi quốc gia, việc quy định cơ cấu giải (số giải không quá 50% số thí sinh dự thi) là tương ứng với cơ cấu giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế, khu vực?

- Đúng là thi Olympic quốc tế cơ cấu giải là như thế. Nhưng ở “sân chơi” quốc tế khác các cuộc thi trong nước, những học sinh được chọn đến đều xuất sắc, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng thi. Và cơ cấu 50% giải cho số học sinh xuất sắc là hợp lý.

* Trở lại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nếu không coi kết quả thi là thành tích để đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, thành thì họ cũng không quan tâm, đầu tư nhiều cho việc này. Việc quan tâm nuôi dưỡng người tài là tốt chứ?

Video đang HOT

- Phát hiện, nuôi dưỡng những học sinh có năng khiếu là cần thiết. Nhưng nếu coi kết quả thi của cá nhân những học sinh là thành tích của địa phương, của nền giáo dục và chỉ khi đó là “bộ mặt của cả địa phương” thì mới đầu tư là sai lệch. Tôi cho rằng cần thay đổi quan niệm về việc này. Đối với các nước, người ta có thể khen “đội tuyển toán của các bạn khá lắm, chứ không ai nói “làng toán VN” khá lắm.

Tóm lại, chúng ta cần có sự phân biệt cho đúng để hành xử cho đúng ở kỳ thi chọn học sinh giỏi. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia là kết quả của cá nhân, của đội tuyển nhưng nên đặt ra ngoài vấn đề thành tích chung của địa phương. Không phải tỉnh có nhiều học sinh giỏi quốc gia thì ở đó giáo dục đã tốt nhất. Có thay đổi được quan niệm thì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia mới thật sự là một sân chơi trí tuệ chứ không phải cuộc chạy đua giành thành tích bằng mọi giá, khiến mọi người đều bị áp lực, căng thẳng.

* Nhưng cũng có một số người cho rằng việc đội tuyển của các địa phương đua nhau ra Hà Nội để luyện thi với các thầy ở trường đại học, viện nghiên cứu sẽ nâng chất lượng học sinh giỏi lên?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ luyện thi quá nhiều là tốt, ở kỳ thi nào cũng thế và nhất là ở kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu là gợi mở, bồi dưỡng cho các em năng lực tư duy, sáng tạo chứ không phải nhồi thêm nhiều kiến thức giống như cái máy tính nhồi dữ liệu.

Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia - Kỳ cuối: - Hình 2

Giáo sư Lê Tuấn Hoa – Ảnh: V.HÀ

Luyện thi kiểu hiện nay sẽ làm hỏng học sinh. Không có nước nào khen kiểu luyện đó. Có lần chúng tôi đến thăm Viện Nghiên cứu KAIST (Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc), họ cho biết khi phỏng vấn học sinh cho mục tiêu ươm mầm tài năng, họ có những câu hỏi nhằm phát hiện thí sinh đó có luyện thi hay không. Nếu có luyện thi thì bị trừ rất nhiều điểm. Vì họ cần người thông minh chứ không cần người được nhồi nhét nhiều thứ trong đầu.

Về thực tế đưa quân đến Hà Nội luyện thi hiện nay, tôi nghĩ học sinh giỏi mà luyện 1-2 tuần thì chẳng có lợi lộc gì trong việc nâng cao trí tuệ cho các em, có chăng là chỉ để “trấn an tinh thần”.

* Một thực tế khác là nhiều đội tuyển ra Hà Nội mời thầy với mức thù lao rất cao là hi vọng được định hướng đề thi. Theo ông, khâu ra đề thi có cần phải điều chỉnh?

- Theo tôi, phải thường xuyên thay đổi người ra đề thi. Một người ra đề thi cho năm nay thì nên 5-7 năm sau mới mời họ tham gia tiếp. Như vậy sẽ không có chuyện đoán đề, luyện tủ. Người đã ra đề thì không nên luyện thi với bất cứ hình thức nào. Hơn nữa, đánh giá học sinh giỏi nên phát huy sáng tạo của học sinh. Mà muốn thế đề thi càng lạ càng tốt. Muốn có đề lạ phải thay người ra đề thường xuyên. Nếu làm được như vậy sẽ không có chuyện các tỉnh ra sức luyện thi theo “gu” người ra đề.

Theo TTO

Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia (Kỳ 2)

Tiền bạc được huy động từ nhiều nguồn khác nhau cuối cùng chảy vào túi một số ít người. Trong khi đó, những học sinh đã vào đội tuyển có nghĩa là phải chấp nhận hi sinh rất nhiều thứ.

Khoảng một tháng trước kỳ thi có thể xem là giai đoạn "luyện thi cấp tốc" của tất cả đội tuyển học sinh giỏi quốc gia trên cả nước. Nếu như các năm trước việc "rước thầy từ Hà Nội về" hay di chuyển cả đội tuyển lên Hà Nội luyện thi không phải tỉnh nào, đội tuyển nào cũng làm, thì năm nay rất nhiều đội tuyển đã lao vào cuộc chạy đua để "xin thầy trung ương chỉ giáo". Và việc tập huấn trở thành một cuộc đua để giành giật thầy giỏi, thầy tham gia ra đề thi, thầy có thể định hướng đề thi, truyền kinh nghiệm để có giải...

Tiền thầy bỏ túi

Tr. - một giáo viên dẫn đội vật lý của Nam Định đang "đóng quân" tại khách sạn Sơn La, cho biết: "Chúng tôi mới mời được hai thầy, chi phí 1-1,5 triệu đồng/thầy/ca học. Thường phải điện thoại trước liên hệ hoặc lãnh đội phải tìm cách gặp thầy mình cần mời, sau đó mới đưa đội tuyển lên". Tại khách sạn Sơn La thời điểm này còn có nhiều đoàn các tỉnh khác lên thuê chỗ, vừa làm nơi ở vừa là lớp học. Theo một giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đã nhận lời đến dạy, đoàn Thái Nguyên lần lượt đưa tất cả các đội tuyển đi Hà Nội. Khách sạn Sơn La như một "lò luyện thi", cả những tỉnh vùng miền núi phía Bắc cũng lặn lội đưa học sinh đến luyện.

Tại một khách sạn tư nhân khác ở 25 phố Doãn Kế Thiện, Hà Nội, đội tuyển toán của Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng thuê trọ để tiện mời thầy dạy tại chỗ. Tại đây, theo các học sinh, có 4-5 thầy được mời dạy trong 10 ngày. Đây là đợt lên Hà Nội lâu nhất. Trước đó, các bạn có lên vài đợt nhưng mỗi đợt chỉ hai ngày. Việc phải đi nhiều đợt là do không kết nối được với thầy trên Hà Nội.

Theo một số giáo viên của Trường chuyên Hùng Vương- Phú Thọ, giá thuê thầy phổ biến 2-3 triệu đồng/ca học (hai đến hai giờ rưỡi). Tiền trả cho thầy dạy tại Hà Nội ít hơn so với mời về tỉnh. Để tiết kiệm, trước khi đưa cả đội tuyển lên Hà Nội, một số đội tuyển của Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã được ghép với nhau (tại Phú Thọ hoặc tại Vĩnh Phúc) để cùng học, chi phí trả cho thầy 4 triệu đồng/ca, mỗi bên chịu 50%.

Bạn M., học sinh đội tuyển Hà Nam, cho biết: "Nếu thầy chỉ dạy một buổi, tiền cho thầy 5 triệu đồng/buổi, chưa kể tiền ăn, ở vì phải mời thầy về tỉnh. Còn thầy dạy hai buổi chi phí sẽ đỡ hơn, 7-8 triệu đồng/cả đợt. M. cho biết: "Đội tuyển địa còn phải trả 6 triệu đồng/buổi".

Theo một giáo viên phụ trách đội tuyển ở Hải Phòng, "mời được thầy về tận nơi vẫn là phương án tốt nhất". Để được như thế có khi phải cho xe lên Hà Nội đón. Do lịch của thầy đã kín nên có khi đón buổi sáng, chiều phải đưa thầy về để vài ngày sau lại đón. Hải Phòng có đội tuyển đã hẹn hò cẩn thận, đưa quân lên Hà Nội, nhưng thầy bận đột xuất, học sinh lại nằm khách sạn chờ được "xếp lịch". Những đội không đón được thầy thì phải cho đội tuyển lên Hà Nội.

Theo học sinh và giáo viên ở nhiều tỉnh, mỗi môn chỉ có 5-7 thầy chuyên luyện "gà chọi". Trong khi tỉnh nào cũng muốn đón thầy. Thế là có tỉnh cạnh tranh bằng mối quan hệ, thái độ phục vụ, có tỉnh nâng giá thuê thầy. Một giáo viên phụ trách đội tuyển ở Phú Thọ tâm sự: "Đội nào may thì có giáo viên có quan hệ tốt với các "thầy trung ương". Cũng có thầy về đây kể: "Vì quý nên chỉ nhận 2 triệu đồng/buổi, trên Hà Nội có nơi đã trả thầy 3 triệu dạy tại chỗ".

Ông Hoàng Văn Cường - hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương - phân trần: "Nếu không cho phép thu của phụ huynh, chúng tôi không biết lấy tiền đâu ra. Hiện nay chúng tôi đang cố gắng kêu gọi các mạnh thường quân và xin thêm quỹ khuyến học của tỉnh".

Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia (Kỳ 2) - Hình 1

Trong các đội tuyển của Phú Thọ, đội tuyển toán được kỳ vọng nhiều nhất. Trong ảnh: học sinh trong đội tuyển toán trao đổi sau đợt ôn luyện tại khách sạn ở 25 Doãn Kế Thiện, Hà Nội

Bị biến thành "gà chọi"

M., thành viên đội tuyển Hà Nam, cho biết: "Từ một tháng nay chúng em không phải học chính khóa. Sáng từ 7g-10g30 và chiều 2g-4g, chúng em chỉ học tại đội tuyển. Rất mệt vì phải học suốt, lại lo lắng nữa. Dù thế, buổi tối vẫn phải đi học thêm bên ngoài để dự phòng phương án phải thi đại học nếu không có giải".

Theo một số học sinh đội tuyển Phú Thọ, "nhà trường đã miễn học một số môn nhưng vẫn rất lo". Có bạn than: "Giờ phải tập trung luyện thi học sinh giỏi, em lo không biết thi tốt nghiệp THPT có lấy được bằng trung bình không". Lo lắng này không phải không có cơ sở khi học sinh đội tuyển phải dồn gần như tối đa thời gian cho kỳ thi của những "chú gà chọi". Tại Hải Phòng, các học sinh trong đội tuyển văn cũng cho biết "đã được miễn học các môn phụ". Thời điểm này, theo giáo viên phụ trách đội tuyển: "Các em chủ yếu chỉ học môn chuyên để đi thi".

Gặp những "chú gà chọi" trong các "lớp học" ở nhà trọ, khách sạn tại Hà Nội, chúng tôi chứng kiến các bạn đang phải chịu một áp lực quá lớn, một áp lực về thành tích, áp lực phải chiến thắng sau khi đã đầu tư quá nhiều tiền bạc, công sức, thời gian. Các bạn phải ngồi chen chúc trên giường khách sạn để học và học. Phòng không có bàn, giấy vở để trên đùi mà viết hoặc nằm bò ra giường, phòng thiếu khí, thiếu sáng. Nhưng các bạn không thể đòi hỏi hơn khi phần lớn chi phí đã dùng vào việc trả cho thầy.

Với quy định phải thi thực hành (môn vật lý, hóa học, sinh học) và thi nói (ngoại ngữ), nhiều đội tuyển phải quen với việc "đột xuất lên đường" bất cứ lúc nào khi thầy, cô thuê được phòng thí nghiệm, bố trí được thầy truyền kinh nghiệm thi thực hành, thi nói.

Một thực tế mà nhiều học sinh đội tuyển quốc gia cũng phần nào nhận thấy là nếu đoạt giải, con đường của các em rộng mở, nhưng không có giải, các em sẽ là những học sinh phổ thông tốt nghiệp với sự thiếu hụt nghiêm trọng những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết. Bởi vì đơn giản các bạn là những "chú gà" được luyện riêng cho một trường đấu.

Mời "người của bộ" tập huấn Theo quy định của Bộ GD-ĐT, bộ phận ra đề thi, ngoài thành viên là người của Bộ GD-ĐT còn có các chuyên gia ở trường đại học, giáo viên phổ thông... Không biết từ nguồn nào mà nhiều đội tuyển đều cho rằng nhóm ra đề tập trung ở các trường: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Viện Khoa học giáo dục. Và không phải ngẫu nhiên mà danh sách các thầy giáo đang "đắt sô" trong việc luyện "gà chọi" hiện nay đều ở những trường, viện kể trên. Không những thế, trao đổi với chúng tôi, đại diện một số trường chuyên trần tình: "Các năm trước thấy tỉnh bạn mời, chúng tôi cũng mời các chuyên gia của Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT). Khi đó, Vụ Giáo dục trung học lo khâu ra đề thi. Nhưng từ khi kỳ thi chuyển giao cho Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) thì thôi không mời chuyên viên vụ nữa". Giải thích về chuyện "mời người của bộ tập huấn" một số lãnh đội cho biết: "Vì hi vọng có thể được định hướng ra đề thi". Năm nay, khi trao đổi về hướng mời thầy "trung ương" tập huấn, một số lãnh đội vẫn úp mở việc "mời người của bộ nhưng đang chờ trả lời để xếp lịch".

Kỳ tới: Đừng biến thành cuộc đua thành tích

Theo TTO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp TếtMC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết
23:49:58 26/01/2025
Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80
23:26:19 26/01/2025
Vũ Mạnh Cường nói gì khi 'đối đầu' NSƯT Hạnh Thúy trong phim tết?Vũ Mạnh Cường nói gì khi 'đối đầu' NSƯT Hạnh Thúy trong phim tết?
23:10:32 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?

Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?

Tin nổi bật

06:25:24 27/01/2025
Theo Nghị định 168, mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện sẽ bị phạt 400.000-600.000 đồng, áp dụng cho ô tô không kinh doanh.
Mâm cỗ cúng tất niên Tết Ất Tỵ 2025 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng tất niên Tết Ất Tỵ 2025 gồm những gì?

Ẩm thực

06:14:13 27/01/2025
Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng cuối cùng trong năm cũ, sau đó mọi người sẽ chuẩn bị lễ cúng giao thừa - khoảnh khắc bước sang năm mới.
'Trấn lột' 2 tỉ đồng của người bán đào, quất

'Trấn lột' 2 tỉ đồng của người bán đào, quất

Pháp luật

06:12:04 27/01/2025
Chỉ trong ít ngày gần đây, nhóm 7 nghi phạm ở Thanh Hóa đã cưỡng đoạt 2 tỉ đồng của những người dân mang đào, quất đến bán dọc đại lộ CSEDP (TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa).
Mỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trang

Mỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trang

Hậu trường phim

05:58:30 27/01/2025
Tính đến thời điểm hiện tại, Nguyệt Lân Ỷ Kỷ đã quay được một thời gian và Cúc Tịnh Y có không ít khung hình đẹp đến phong thần.
Quyền Linh hoang mang chàng trai đến show hẹn hò nhưng không có cảm xúc yêu đương

Quyền Linh hoang mang chàng trai đến show hẹn hò nhưng không có cảm xúc yêu đương

Tv show

05:57:58 27/01/2025
Trong tập mới nhất chương trình Bạn muốn hẹn hò , màn mai mối giữa nhà sáng tạo nội dung Vũ Khanh và nữ nhân viên kho dược Thu Huyền đem đến cho người xem nhiều bất ngờ, thú vị.
'Nụ hôn bạc tỷ' ra mắt định dạng IMAX tại phòng vé dịp Tết năm 2025

'Nụ hôn bạc tỷ' ra mắt định dạng IMAX tại phòng vé dịp Tết năm 2025

Phim việt

05:56:26 27/01/2025
Với mong muốn nâng tầm trải nghiệm điện ảnh cho khán giả dịp Tết 2025, Nụ hôn bạc tỷ quyết định chơi lớn khi trở thành phim Việt đầu tiên có phiên bản IMAX.
Phát hiện linh cẩu đốm ở Ai Cập sau 5.000 năm

Phát hiện linh cẩu đốm ở Ai Cập sau 5.000 năm

Thế giới

05:46:07 27/01/2025
Một con linh cẩu đốm đã được phát hiện ở khu vực Đông Nam Ai Cập, lần đầu tiên sau khoảng 5.000 năm, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử động vật hoang dã của khu vực này.
Marmoush đứng đâu trong top tân binh đắt nhất lịch sử Man City?

Marmoush đứng đâu trong top tân binh đắt nhất lịch sử Man City?

Sao thể thao

05:41:15 27/01/2025
Với mức phí 75 triệu euro, chân sút tân binh Omar Marmoush đã trở thành một trong những thương vụ tốn kém nhất lịch sử CLB Man City.
Tác hại của dưa muối nếu ăn hàng ngày

Tác hại của dưa muối nếu ăn hàng ngày

Sức khỏe

05:34:23 27/01/2025
Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.
"Mẹ chồng" Lan Hương dậy từ 5h sáng, đi xe máy cùng ông xã mua hoa ngày Tết

"Mẹ chồng" Lan Hương dậy từ 5h sáng, đi xe máy cùng ông xã mua hoa ngày Tết

Sao việt

23:48:31 26/01/2025
Những ngày sát Tết, trong căn nhà trên phố Tây Sơn (Hà Nội), NSND Lan Hương cùng chồng là NSƯT Đỗ Kỷ tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.