Đằng sau cảnh báo của Thổ đóng cửa căn cứ chứa vũ khí hạt nhân Mỹ
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan được cho là không hề đùa khi dọa đóng cửa một căn cứ quân sự sống còn trên đất Thổ Nhĩ Kỳ mà quân đội Mỹ đang sử dụng.
Giới phân tích cho rằng, ông Erdogan không nói suông và Washington cần đánh giá nghiêm túc tuyên bố này, nếu không sẽ mất đi một đồng minh trong NATO.
Một máy bay Mỹ -17A Globemaster III cất cánh từ căn cứ Incirlik. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thông báo hôm 15/12 rằng, Incirlik – căn cứ có ý nghĩa sống còn đối với các lực lượng Mỹ và NATO đóng ở Trung Đông – có thể bị đóng cửa nếu các nhà lập pháp Mỹ thúc đẩy cấm vận Ankara vì mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.
Incirlik là một căn cứ rộng lớn ở Adana, thành phố 1,7 triệu dân. Nơi đây chỉ cách biên giới Syria khoảng 250km, có gần 5.000 phi công Mỹ đóng quân cùng hàng trăm phi công Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài hơn 50 nhà kiên cố chứa các chiến cơ Mỹ, căn cứ còn chứa ước tính 50 vũ khí hạt nhân Mỹ.
Tổng thống Erdogan cũng dọa sẽ đóng cửa Trạm Radar Kurecik – một căn cứ tách biệt nằm trên đồi ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là giữ vai trò quan trọng như một điểm cảnh báo sớm trước các vụ tấn công tên lửa đạn đạo.
Video đang HOT
Những lời đe dọa kể trên của ông Erdogan thực sự nghiêm trọng nhưng không bất ngờ, theo giới phân tích. Thay vào đó, chúng là diễn biến mới nhất trong một trận đấu ngoại giao đang diễn ra giữa Washington và Ankara. Mỹ không nên xem thường, bởi nếu Quốc hội đẩy mạnh trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ vì thương vụ S-400 thì Mỹ có nguy cơ phá sập các cầu nối giữa nước này với một đồng minh trong NATO và đẩy chính quyền Erdogan tiến gần hơn đến các chủ thể trong khu vực như Nga và Iran.
Yusuf Erim, một nhà phân tích chính trị tại TRT World bình luận với báo Nga RT rằng dù Washington chọn cách nào thì cũng sẽ không khôn ngoan nếu cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ dừng lại ở lời nói. Ông Erim nhận định, nếu Mỹ áp cấm vận thì đẩy quan hệ hai bên xuống vực sâu.
Các quyết định trước đó của Tổng thống Erdogan cho thấy ông này không đùa với những lời cảnh báo.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã bị nhiều thành viên NATO phản đối khi mua hệ thống S-400 và thách thức đe dọa của Mỹ khi tiếp nhận các tên lửa của Nga vào tháng 7 vừa qua. Thương vụ này đã khiến Ankara bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35 tối tân của Mỹ.
Thanh Hảo
Theo vietnamnet.vn
Nga cảnh báo Mỹ sẽ nhận "đòn đau" nếu tăng cường máy bay trinh sát gần biên giới
Trong bối cảnh Nga - Mỹ đang tiến hành "trò chơi" quân sự mới sau khi INF hết hạn, Nga coi việc Mỹ và NATO không ngừng trinh sát bí mật tên lửa nước này là hành động khiêu khích "trắng trợn" và cảnh báo sẽ phải nhận "đòn đau" nếu xâm phạm không phận.
Do ảnh hưởng bởi môi trường chiến lược toàn cầu, cạnh tranh giữa Nga và Mỹ không ngừng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực quân sự. Đặc biệt, sau khi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) hết hiệu lực hồi đầu năm nay, hai nước đã ngay lập tức tiến hành hàng loạt các vụ thử nghiệm tên lửa "vi phạm" điều ước của INF, đồng thời hai bên cũng nhiều lần cảnh cáo lẫn nhau, điều này cho thấy, "trò chơi" quân sự mới giữa Mỹ và Nga đang từng bước gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, ổn định khu vực.
Để kiềm chế Nga một cách toàn diện, không chỉ huy động lực lượng quân sự của mình, Mỹ còn tăng cường sử dụng lực lượng quân sự NATO như một "công cụ" để không ngừng gây áp lực lên Moscow. Về phía Nga, Quân đội Nga cũng tiến hành đáp trả bằng những tuyên bố, biện pháp cứng rắn, và đã liên tục cảnh cáo Lầu Năm Góc Mỹ. Mới đây nhất, 5 máy bay của Mỹ và NATO đã xâm nhập biên giới Nga để tiến hành trinh sát hoạt động thử tên lửa của Nga.
Tần suất và lực lượng trinh sát của Mỹ và NATO ở khu vực biên giới Nga ngày càng gia tăng. Nguồn: Sohu.
Theo công bố của truyền thông Nga, hôm 12/12 vừa qua, 5 máy bay của Mỹ và Anh đã trinh sát nhiều giờ đồng hồ ở biên giới phía Tây của Nga, bao gồm máy bay trinh sát radar E-8C, máy bay trinh sát RC-135V, máy bay trinh sát RC-135W và máy bay tuần tra trên biển P-8A. Theo dữ liệu hành trình, 5 máy bay này đã trinh sát dọc biên giới Nga từ khu vực Kaliningrad, đến Crimea và Krasnodar. Trong đó, máy bay của Mỹ còn tiến hành trinh sát căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở Syria. Do 5 máy bay này chưa xâm phạm không phận Nga nên Không quân Nga chỉ tiến hành theo dõi và cảnh báo xua đuổi các máy bay này.
Đây không phải là lần đầu tiên các máy bay của Mỹ và NATO tiếp cận biên giới phía tây của Nga để trinh sát, ngay sau khi căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang, máy bay không người lái (UAV) Global Hawk của Mỹ đã nhiều lần xuất phát từ các căn cứ ở châu Âu tiến hành trinh sát ở biên giới Nga. Vấn đề ở đây là, với phạm vi trinh sát rộng của các máy bay Mỹ và NATO, thì không chỉ những "bí mật" của Nga ở khu vực biên giới bị dò xét mà còn bao gồm cả các bí mật quân sự ở sâu trong nội địa Nga.
Những bí mật tên lửa Nga đang là mục tiêu trinh sát hàng đầu của Mỹ và NATO sau khi INF hết hạn. Nguồn: Sohu.
Mối quan tâm hàng đầu của Mỹ là lực lượng tên lửa chiến lược Nga, hiện Mỹ cũng đã thừa nhận tên lửa Mỹ tụt hậu 10 năm so với tên lửa Nga. Do vậy, mục tiêu chính trong hoạt động trinh sát của Mỹ và NATO chính là lực lượng tên lửa chiến lược Nga, trong đó chủ yếu theo dõi việc Nga có thành lập cứ điểm tên lửa mới hay không để từ đó đưa ra biện pháp đối phó kịp thời.
Trong các lần trinh sát trước đây, Mỹ đã nhiều lần bị Nga cảnh báo, lực lượng Không quân Nga đã căn cứ theo các quy định quốc tế để điều động máy bay xua đuổi lực lượng Mỹ ra khỏi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Nga, nhằm duy trì an ninh khu vực biên giới Nga. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cố tình vi phạm, không chỉ vậy còn điều động ngày càng nhiều lực lượng tiến hành trinh sát.
Đây là một hành động khiêu khích "trắng trợn" của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã từng đưa ra một mệnh lệnh cứng rắn: "Máy bay Mỹ và NATO đã nhiều lần xâm phạm ADIZ của Nga, đây là hành động khiêu khích Nga, Quân đội Nga một lần nữa cảnh cáo Mỹ và NATO ngay lập tức chấm dứt các hành vi khiêu khích này, trong thời gian tới, đối với các máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu vượt biên giới Nga, phía Nga sẽ trực tiếp tiến hành bắn hạ mà không cần báo trước".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã từng đưa ra cảnh báo cứng rắn về việc máy bay Mỹ "có đi không có về" ở biên giới Nga. Nguồn: Sohu.
Lời cảnh báo này không chỉ xuất hiện một lần, Tổng thống Nga Putin trong cuộc kiểm tra khu vực phòng thủ tên lửa ở Goryachy Klyuch đã nhấn mạnh rằng, Không quân Nga sẽ sử dụng tất cả các phương tiện có thể để duy trì không phận quốc gia.
Giới quan sát cho rằng, hiện Mỹ và Nga đang ở thế "đối đầu" không ngừng, thời gian tới, Lầu Năm Góc vẫn sẽ bất chấp cảnh báo của Nga và tiếp tục điều động máy bay đến trinh sát khu vực biên giới Nga. Về phía Nga, với những biểu hiện cứng rắn của Nga thời gian qua, nhiều khả năng, khi các máy bay Mỹ xâm phạm không phận Nga, Không quân Nga sẽ trực tiếp bắn hạ các máy bay này đúng như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ đang điều động hàng chục nghìn quân và nhiều vũ khí trang bị hiện đại đến châu Âu để cùng NATO tiến hành cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất trong lịch sử NATO nhằm vào Nga vào đầu năm 2020, thì việc Nga bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm không phận Nga để cảnh cáo Mỹ là điều hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó, cuộc "đối đầu" Nga - Mỹ sẽ nâng lên một cấp độ mới, nghiêm trọng hơn và trực diện hơn.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Biến đồng minh thành đối thủ! Vốn là đồng minh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, song cựu Thủ tướng Ahmet Davutoglu và cựu Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính Ali Babacan sắp trở thành đối thủ của ông Erdogan sau khi họ đều có kế hoạch thành lập...