Đảng Pheu Thai bỏ rơi bà Yingluck?
Đảng Pheu Thai cầm quyền tại Thái Lan có thể buộc phải tìm một ứng viên thủ tướng khác cho một cuộc bầu cử mới thay cho bà Yingluck Shinawatra.
Báo Bangkok Post dẫn một nguồn tin từ Pheu Thai tiết lộ đảng này đang cố đấu đến cùng để thành lập một chính phủ mới sau bầu cử song bà Yingluck có thể không phải là một phần trong đó. Nguyên nhân do bà phải đối mặt với quá nhiều rắc rối, một số trong đó không thể thương lượng tháo gỡ và uy tín sụt giảm nghiêm trọng.
Bà là bị đơn trong nhiều vụ kiện mà bên nguyên là người biểu tình chống chính phủ và nông dân. Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) cũng triệu tập bà với cáo buộc lơ là trách nhiệm trong điều hành chương trình lúa gạo quốc gia.
Bà Yingluck tại một điểm bỏ phiếu ở Bangkok ngày 2/2. Ảnh: veooz.com
Nhiều khả năng Pheu Thai sẽ chọn một gương mặt bên ngoài gia tộc Shinawatra, như họ từng chọn ông Samak Sundaravej. “Chúng tôi cần một người có thể hợp tác với đảng và khép mình trong hệ thống chứ không phải người có ê kíp riêng” – nguồn tin nói.
Tuy nhiên, có vẻ nhà Shinawatra không ngồi yên chịu lép. Bà Yaowapa Wongsawat, chị gái của bà Yingluck và là thành viên cấp cao của Pheu Thai, đã bật đèn xanh cho phe ủng hộ chính phủ tuần hành chống lại Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) đối lập.
Ông Noppadon Pattama, cựu trợ lý thân cận của Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và hiện là nhà chiến lược của Pheu Thai, bác bỏ đồn đoán bà Yingluck sẽ bị bỏ rơi. Theo ông, một khi NACC chưa kết luận vụ bà Yingluck thì không nên loại bà ra khỏi cuộc chơi.
Trong khi đó, hàng ngàn nông dân đã hoãn kế hoạch đưa máy kéo tới sân bay Suvarnabhumi biểu tình hôm 21/2 sau khi chính phủ Thái Lan cam kết trả nợ tiền mua lúa gạo vào tuần tới.
Video đang HOT
Nông dân Thái Lan nghỉ ngơi trên đường cao tốc ở Ayutthaya ngày 21/2. Ảnh: Reuters
Họ quyết định quay về sau khi chính phủ hứa trả tiền vào tuần tới… Ảnh: Reuters
… nhưng cảnh báo sẽ quay lại nếu chính phủ thất hứa. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, khoảng 2.000 – 3.000 nông dân cùng 1.000 máy cày đã tập trung ở tỉnh Ayuttaya để mở cuộc diễu hành tới sân bay Suvarnabhumi. Tuy nhiên, cựu nghị sĩ Chada Thaiseth – người lãnh đạo đoàn biểu tình – cho biết: “Chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra khẳng định sẽ trả tiền vào tuần tới. Nông dân sẽ trở về nhà và chờ nhận tiền. Nếu chính phủ không thực hiện cam kết, chúng tôi sẽ quay lại biểu tình”.
Các nguồn tin của The Nation cho hay ông Chada đã gặp bà Yingluck, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Kittirat Na-Ranong vào tối 20/2.
Hiện dự trữ gạo của chính phủ Thái Lan đã lên đến 20 triệu tấn và họ nợ hơn 1 triệu nông dân khoảng 130 tỉ baht.
Ông Kittirat cho Reuters hay chính phủ có ý định bán trái phiếu để trả nợ cho nông dân. Tuy nhiên, phải mất 7-8 tuần chương trình này mới có thể bắt đầu.
Theo Hải Ngọc
Thủ tướng Thái Lan thừa nhận có thể mất chức
Trên Facebook của mình, bà Yingluck thừa nhận có thể bị mất chức, nhưng vẫn sẽ hợp tác với cơ quan điều tra chống tham nhũng Thái Lan.
Ngày 21/2, những người biểu tình tìm cách lật đổ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã quay sang sử dụng Facebook và các mạng xã hội khác để tấn công hoạt động làm ăn của các doanh nghiệp có liên quan đến gia tộc Shinawatra nhằm gia tăng sức ép đòi bà Yingluck từ chức.
Chính phủ tạm quyền của bà Yingluck đang ngày càng bị đẩy vào thế khó trong "thế gọng kìm" của phe đối lập và hệ thống tư pháp, khi một tòa án hôm 19/2 ra phán quyết rằng chính phủ không được phép lợi dụng tình trạng khẩn cấp để sử dụng vũ lực giải tán biểu tình.
Thủ tướng Yingluck đang rơi vào thế gọng kìm của phe đối lập và tòa án
Hôm thứ Ba, những cuộc đụng độ đẫm máu đã diễn ra trên đường phố thủ đô Bangkok khi cảnh sát huy động lực lượng để tái chiếm các khu vực đang bị người biểu tình chiếm đóng khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát. Tuy nhiên, sau khi có phán quyết của tòa án, cảnh sát Thái Lan đã buộc phải án binh bất động và rút quân ra khỏi các khu vực người biểu tình chiếm giữ.
Hôm qua, khoảng 500 người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở tập đoàn SC Asset do gia tộc Shinawatra kiểm soát và hô vang khẩu hiểu phản đối bà Yingluck và người anh trai đang sống lưu vong Thaksin Shinawatra.
Hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm do các công ty của gia tộc Shinawatra cung cấp, nhiều người biểu tình đã đăng những lời kêu gọi đầy kích động của thủ lĩnh biểu tình Suthep lên mạng xã hội Facebook nhằm lôi kéo sự ủng hộ của đông đảo người dân Thái Lan.
Người biểu tình kêu gọi tẩy chay sản phẩm do gia tộc Shinawatra cung cấp
Trên mạng xã hội Facebook, phe đối lập kêu gọi người dân Thái Lan ngừng sử dụng mạng di động do tập đoàn Shin Corp do ông Thaksin thành lập cung cấp để "dạy cho Thaksin một bài học".
Cổ phiếu của SC Asset đã bị sụt giảm hai ngày liên tiếp, trong khi cổ phiếu của tập đoàn phân phối điện thoại di động M-Link Asia có liên quan tới nhà Shinawatra cũng đã giảm giá trị 10% trong 2 ngày qua. Bà Yingluck từng là Tổng giám đốc tập đoàn SC Asset trước khi trở thành Thủ tướng sau cuộc bầu cử năm 2011 bằng một chiến thắng vang dội.
Trong khi đó, hồi đầu tuần Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia đã đưa ra cáo trạng đòi truy tố bà Yingluck vì thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ giá gạo vốn đang gặp nhiều khó khăn và khiến hàng trăm nông dân nổi giận vì bị chính phủ nợ tiền bán gạo.
Tuy nhiên, chính Thủ tướng Yingluck cũng đã tận dụng lợi thế của mạng xã hội Facebook để kêu gọi mọi người bình tĩnh và có cái nhìn sáng suốt hơn về tình hình hiện nay. Trên tài khoản Facebook của mình, bà Yingluck cho rằng chính phủ tạm quyền của bà đang gặp nhiều khó khăn vì bị hạn chế về quyền lực để giải quyết khủng hoảng.
Bà Yingluck tuyên bố: "Tôi muốn khẳng định với các bạn là tôi đã thực hiện nghĩa vụ của mình một cách chính đáng và không hề làm điều gì sai trái. Mặc dù tôi có thể bị truy tố và có thể sẽ mất chức đúng như những gì mà những người đang tìm cách lật đổ chính phủ mong muốn, nhưng tôi vẫn sẽ hợp tác toàn diện và sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia."
Người phát ngôn đảng Pheu Thai cầm quyền Anusorn Iamsaard tuyên bố: "Thủ tướng Yingluck hiện không nắm giữ cổ phiếu nào của tập đoàn SC Asset. Chiến dịch chống lại hoạt động kinh doanh của gia tộc Shinawatra sẽ không làm suy giảm quyết tâm của Thủ tướng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay."
Theo Khampha
Thái Lan: Doanh nghiệp nhà Thủ tướng bị tẩy chay Lãnh đạo biểu tình kêu gọi người dân tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp thuộc sở hữu của dòng họ Shinawatra. Ngày 20/2, người biểu tình ở Thái Lan bắt đầu hướng sự giận dữ của mình vào các hoạt động kinh doanh có liên quan đến gia tộc của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra bằng cách tổ chức các cuộc...