Đang mang thai, vợ tôi vẫn còn thói bạo hành chồng
Nhiều gia đình, đàn ông là người bạo hành vợ con. Nhưng nhà tôi thì ngược lại. Vợ tôi rất bạo lực, thường xuyên bạo hành chồng về thể chất lẫn tinh thần khiến tôi vô cùng chán nản, muốn ly hôn.
Ảnh minh họa.
Đây là chuyện vô cùng tế nhị và khó nói, tôi thật sự không biết phải làm gì, tâm sự với ai. Tôi năm nay 35 tuổi và mới lấy vợ cách đây không lâu. Khi yêu và tìm hiểu nhau, vợ tôi có bướng bỉnh nhưng vẫn tỏ ra là người biết điều, chứ không phải hạng ngang ngược, đanh đá.
Tuy nhiên, khi cưới nhau về, tôi mới vỡ lẽ vợ mình có thói bạo lực. Chỉ cần cô ấy tức giận hay không hài lòng với tôi chuyện gì đó, cô ấy sẽ đấm đá, thậm chí tát vào mặt tôi. Có lần cô ấy đấm thẳng vào mắt tôi khiến một mắt tôi thâm đen. Đi làm, đồng nghiệp hỏi tôi bị làm sao, tôi phải viện hết lý do này đến lý do khác để giải thích.
Không chỉ đánh chồng, vợ tôi còn thường xuyên sỉ vả, làm nhục chồng. Cô ấy bảo cô ấy hối tiếc vì đã lấy tôi. Tôi xấu xí, không kiếm được nhiều tiền như những người đàn ông khác. Tôi cảm thấy rất chán nản và tuyệt vọng, cuộc sống gia đình đối với tôi như địa ngục. Tôi rất muốn ly hôn nhưng tôi sinh ra trong một gia đình truyền thống, chuyện đổ vỡ hôn nhân chắc chắn sẽ làm bố mẹ tôi rất buồn lòng. Hơn nữa, vợ tôi lại đang mang bầu 6 tháng và không có việc làm. Nếu tôi bỏ cô ấy lúc này, thì liệu tôi có phũ phàng, tàn nhẫn quá không?
Theo PNVN
Người phụ nữ bị bạo hành theo kiểu 'thời đại công nghệ số'
Tưởng chừng chỉ trong thời đại phong kiến, xã hội chưa phát triển những người phụ nữ mới phải chịu cảnh bạo hành.
Video đang HOT
Nhưng thực tế thì lại hoàn toàn khác, bởi hiện tại thời điểm này, nhiều chị em phụ nữ còn phải chịu cảnh bạo hành đáng sợ từ người chồng. Họ không chỉ phải chịu những cảnh đâu đớn về thể xác, mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần...
Bạo hành kiểu "công nghệ số"
Phụ nữ còn phải chịu cảnh bạo hành đáng sợ từ người chồng
Đối với những người phụ nữ phải dứt áo ra đi, từ bỏ gia đình tìm đến các nhà tạm lánh (nơi dành cho những phụ nữ, trẻ em bị bạo hành - p/v), có lẽ cuộc đời họ đã niếm trải đủ sự đắng cay, tủi nhục, thậm chí là cả sự uất hận chứa chất ở trong lòng. Bởi, những người phụ nữ đó, ngoài những màn tra tấn dã man bằng roi, gậy ngoài thân xác, thì họ còn phải chịu những tủi nhục, đau đớn từ tâm hồn.
Điển hình như trường hợp của chị Hoàng Thị Lành (sinh năm 1978, Hải Phòng). Theo đó, thời gian đầu mới lấy chồng sinh con, tuy nghèo khó những gia đình chị vẫn yên ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, từ khi chồng chị ra Quảng Ninh làm cai mỏ than, điều kiện kinh tế khá giả, cũng chính từ đó chị bắt đầu chịu những trận tra tấn như cực hình.
Chị Lành cho biết, có lẽ nếu chỉ nhìn từ phía ngoài, chắc hẳn chẳng ai biết chị đang bị bạo hành, vì chị đâu có bị trầy xước, thâm tím cơ thể...nhưng sâu thẳm trong cơ thể và tâm trí chị Lành đang chịu nhiều tổn thương đau đớn.
"Thời gian đầu, tôi bị bạo hành bằng các loại đồ chơi tình dục bằng điện, nó khiến tôi đau đớn vô cùng. Nhưng đó chẳng là gì, vì tôi hàng đêm vẫn cắn răng chịu đựng vì các con và rồi lâu dần nó cũng hóa chai sạn.
Nhưng từ khi hắn dùng những thước "phim đen" bắt tôi xem rồi thực hiện theo, sau đó hắn lại dùng điện thoại ghi lại hình cảnh ấy. Tôi phản đối kịch liệt thì hắn đánh và thậm chí là trói tay chân. Tôi cứ nghĩ hắn làm vậy nhằm thỏa thú tính "bệnh hoạn" của bản thân, ai ngờ hắn dùng những hình ảnh đó để làm trò mua vui cho những người khác ở công trường.
Uất ức, tôi chẳng biết phải làm sao, có lúc tôi nghĩ đến cái chết, nhưng vì thương con, tôi nghĩ mình phải sống và lẳng lặng bỏ lên Hà Nội tìm nơi tạm lánh", chị Lành chia sẻ.
Trong thời đại hiện nay, những trường hợp như chị Lành không phải là hiếm, thậm chí nhiều người khi bị chồng hành hạ, bỏ nhà ra đi rồi nhưng người chồng vẫn dùng đủ mọi chiêu trò để tìm ra nơi họ tạm lánh.
Bà Lê Thị Phương Thúy - Trưởng phòng Tư vấn và Phát triển phụ nữ (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển) cho biết, thực tế ở trung tâm đã tiếp nhận không ít trường hợp tương tự. Ví dụ như trường hợp một người vợ bị chồng bạo hành dã man rất nhiều năm. Đến khi không thể chịu đựng được người vợ đã bỏ đi tìm nơi tạm lánh.
Tưởng vậy là xong, ai ngờ vừa sáng bỏ nhà ra đi, chiều chồng đã tìm đến nơi người vợ tạm trú để kiếm chuyện, hành hung. Sau tìm hiểu ra mới biết, người chồng đã cài định vị trong điện thoại người vợ, bởi vậy dù vợ đi đến đâu, người chồng cũng sẽ tìm thấy.
Vì sao người phụ nữ luôn cam chịu bạo hành?
Từ những trường hợp người phụ nữ luôn cam chịu bạo hành, thậm chí có người cam chịu cả đời nhưng không báo chính quyền địa phương. Bà Phạm Thị Hương Giang (Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) chia sẻ, bản thân bà đã gặp từng gặp một người phụ nữ 76 tuổi bị chồng, sau này là chính con mình hành hạ suốt mấy chục năm trời nhưng vẫn cam chịu, không hề đi khai báo chính quyền.
"Qua thực tế các nạn nhân và quá trình nghiên cứu, chúng tôi cho rằng một số quy định chưa thật sự chặt trẽ, một số nơi chính quyền chưa quyết liệt...chính là rào cản đối với những người phụ nữ bị bạo hành", bà Giang cho hay.
Lý giải luận điểm trên bà Giang cho biết, những người phụ nữ khi bị chồng bạo hành, họ ra chính quyền tố cáo hành vi của chồng. Nhưng về phía chính quyền, đa số cho rằng "chuyện ra đình về nhà đóng cửa bảo nhau". Còn những trường hợp nặng, họ đến giải quyết và phương án thường thấy là phạt hành chính bằng tiền mặt.
"Khi ra quyết định xử phạt hành chính, người đi nộp tiền là ai? Chính là người vợ (người bị bạo hành), cứ như vậy người phụ nữ vừa bị đánh, vừa phải móc tiền ra nộp phạt thì lần sau họ có bị bạo hành, họ cũng không dám ra trình báo nữa, vì trình báo không những không được giúp đỡ, mà lại mất thêm tiền", bà Giang phân tích.
Riêng những trường hợp bị bạo lực tình dục như đã nói ở trên, bà Giang cho rằng, đôi khi những người thực thi công vụ còn quá cứng nhắc trong việc xử lý. "Tôi ví dụ như những người bị bạo hành tình dục, hay bạo hành về kinh tế khi đi trình báo, người thực thi công vụ yêu cầu phải đưa bằng chứng, như vậy quá bằng đánh đố những nạn nhân", bà Giang cho hay.
Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình, bà Giang cho rằng phải có sự tham gia của cả xã hội, cả hệ thống chính trị và tăng cường hơn nữa truyền thông trong giới trẻ từ nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội. Quan trọng nhất là phải làm sao cho người bị bạo hành hiểu được, họ đang được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, những người tư vấn cũng cần nhấn mạnh vào việc hướng dẫn họ khi bị bạo hành thì phải làm gì để tự bảo vệ mình.
"Muốn giải quyết được bạo lực gia đình cần phải thay đổi những định kiến giới đang ngầm cho phép bạo lực xảy ra, điển hình như việc đàn ông luôn cho mình quyền được ra quyết định, kể cả quyền được đánh người khác...
Tuy nhiên, để làm được điều này thì cần phải có thời gian và phải có nhiều hoạt động kết hợp với nhau từ cá nhân - gia đình, cộng đồng và xã hội. Nếu duy trì bạo lực trong nuôi dạy trẻ em chúng ta sẽ tiếp tục tạo dựng những thế hệ coi ứng xử bằng bạo lực là bình thường. Vì vậy cần xây dựng những cộng đồng không bạo lực.
Đồng thời, thực hiện đổi mới pháp luật và chính sách đảm bảo quyền cho người phụ nữ như quyền an toàn, quyền học hành, quyền thừa kế, quyền có việc làm... đảm bảo cho người phụ nữ có vị thế và độc lập về kinh tế. Cần có sự phối hợp liên ngành chia sẻ thông tin về nạn nhân và xử lý người gây bạo lực giữa: Công an; chính quyền; Hội Phụ nữ; tòa án; y tế; giáo dục; truyền thông...", bà Phạm Thị Hương Giang đưa ra giải pháp.
Theo GĐVN
Vì sao con gái dữ tính lại dễ làm đàn ông điêu đứng? Theo các nhà tâm lý, sự dữ dằn, nóng tính và bướng bỉnh thường đi cùng với những cô gái cực kỳ tự tin và cá tính. Vì sao phụ nữ lại dữ dằn? Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ dữ dằn chủ yếu là do gene. Người ta phát hiện ra rằng một số cô gái bẩm sinh đã mang trong...