Đăng ký xét tuyển sinh ĐH: Mất cân đối giữa các ngành
Thống kê số liệu từ các trường ĐH cho thấy, có một số ngành, lượng nguyện vọng đăng ký của thí sinh tăng đột biến. Trong khi đó, có nhiều ngành trường lo không đủ thí sinh để mở lớp.
Ảnh minh họa
PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết từ số liệu trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT gửi về thì trường nhận được khoảng hơn 53.000 nguyện vọng đăng ký. Trong khi đó, chỉ tiêu của trường là 6.500. Trong đó, nguyện vọng 1 đạt khoảng 70% chỉ tiêu. Từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 3 đạt khoảng gần 140% chỉ tiêu.
PGS Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội cũng cho biết tổng số nguyện vọng thí sinh đăng ký về trường cao hơn năm 2017. Số nguyện vọng 1 ở cơ sở Hà Nội khoảng gần 2.000, nguyện vọng 2 khoảng 2.500, chỉ tiêu năm nay của trường là 3.500. Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Thanh Chương, con số này chưa nói lên được điều gì. Ông cho biết thêm, số thứ tự nguyện vọng đăng ký vào trường cũng rất phong phú. Từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng trên 10.
ĐH Công nghệ Giao thông vận tải cũng nhận được khoảng 6.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường. Trong đó, số lượng nguyện vọng 1 là khoảng 1.600. Còn tại ĐH Đà Nẵng, số lượng nguyện vọng 1 đăng ký vào trường cũng tăng hơn năm 2017 khoảng vài nghìn. Tuy nhiên, năm nay chỉ tiêu của trường có tăng hơn năm trước một chút vì có thêm một trường ĐH được thành lập từ trường CĐ là trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật.
Có ngành đăng ký vượt 200%
Video đang HOT
Khi nhận dữ liệu từ Bộ chuyển về, nhiều trường thấy “hoảng” vì mất cân đối số lượng hồ sơ đăng ký giữa các ngành. Đại diện trường ĐH Đà Nẵng cho biết, ngành Công nghệ thông tin và ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của trường có số lượng nguyện vọng đăng ký rất lớn. Thậm chí vị này còn hài hước khi nhận định: có lẽ do thí sinh ra đường thấy Việt Nam nhiều ô tô quá nên chọn ngành học này chăng?
Tương tự như ĐH Đà Nẵng, ngành công nghệ ô tô của trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đón nhận rất nhiều nguyện vọng đăng ký của thí sinh. Ước tính của trường nguyện vọng vào ngành này vượt khoảng 200% chỉ tiêu. Trong khi đó, một số ngành khác lại có số lượng nguyện vọng đăng ký không lớn.
Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. Trần Văn Tớp cho biết ngành công nghệ thông tin của trường vẫn giữ vị trí quán quân khi thu hút được lượng lớn nguyện vọng đăng ký. Một số ngành những năm trước tuyển sinh có khó hơn thì năm nay đã khởi sắc như Kỹ thuật thực phẩm, kỹ thuật sinh học. Nhưng ngành Kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật môi trường chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của thí sinh.
Theo nhận định của một chuyên gia việc mất cân đối số lượng thí sinh đăng ký vào các ngành trong trường sẽ khiến các trường rất khó khăn khi tuyển sinh. Cho đến giờ, việc ngành tuyển không hết, ngành tìm không ra vẫn là bài toán mà các trường ĐH vẫn chưa giải quyết được.
Một điểm mới của mùa tuyển sinh ĐH 2018 là các trường được quyết định điểm sàn riêng cho trường. Đại diện ĐH Đà Nẵng cho biết với các trường top trên, điểm sàn của Bộ GD&ĐT hàng năm không có ý nghĩa. Vì các trường lấy điểm chuẩn trên sàn rất nhiều. Nhưng việc năm nay các trường được tự công bố điểm sàn, theo vị đại diện này, sẽ có một số trường có thêm cơ hội để tuyển những thí sinh dưới sàn hàng năm của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, PGS Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng việc các trường “hạ sàn” sẽ chỉ giải quyết được bài toán trước mắt. Về lâu dài người học, phụ huynh sẽ quay lưng lại với trường.
Nghiêm Huê
Theo Tiền Phong
Tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Nhiều trường học sinh chưa thi đã chắc đậu?
Năm nay, số học sinh tốt nghiệp lớp 9 tại TPHCM cao hơn năm ngoái khoảng 20.000 em, trong khi nhiều trường THPT có lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (NV) thi tuyển vào lớp 10 tăng đột biến thì ngược lại cũng có hàng chục trường số đăng ký ít hơn chỉ tiêu phân nửa.
Công bố số liệu thống kê đăng ký NV 1 thi lớp 10 từ Sở GD-ĐT TPHCM cho thấy, đa phần tỉ lệ chọi tại các trường THPT đều tăng đột biến, đặc biệt là các trường tốp trên. Chẳng hạn như muốn vào THPT Nguyễn Thượng Hiền thì 1 thí sinh phải chọi gần 4; hay trường THPT Gia Định là 1 chọi 3,3; trường THPT Trưng Vương là 1 chọi 2,83... Tỉ lê choi vao nhiêu trương tăng khiên điêm chuân lơp 10 đươc dư bao biên đông manh và khiến cho việc điều chỉnh NV là bài toán căng não đối nhiều phụ huynh, học sinh.
Học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM
Thế nhưng trái ngược với tình hình căng thẳng có gần 30 trường số học sinh đăng ký NV1 thấp hơn chỉ tiêu rất nhiều, tỉ lệ chọi gần như dưới 1. Đáng nói không ít trường hồ sơ chỉ chiếm 1/3 chỉ tiêu như trường THPT Tân Phong (quận 7) năm nay có tới 630 chỉ tiêu nhưng chỉ có 199 NV1 đăng ký vào; hay trường THPT Nguyễn Văn Linh có 720 chỉ tiêu nhưng cũng chỉ có 230 NV1 đăng ký. Tương tự, trường THPT Nguyễn Văn Tăng (quận 9) có tỉ lệ chọi 0,37 vì chỉ 252 hồ sơ đăng ký NV1 trong khi chỉ tiêu tuyển tới 675. Còn trường THPT Phước Kiển (Nhà Bè) cũng chỉ có 178 NV đăng ký trong khi tuyển 450 chỉ tiêu.
Hàng loạt trường như THPT Thủ Thiêm, THPT Dương Văn Dương; THPT Trung Lập; trường Linh Trung; trường Hàn Thuyên; Nguyễn Trãi; Ngô Gia Tự; Lê Thị Hồng Gấm... có số NV1 đăng ký chỉ chiếm phân nửa chỉ tiêu.
Theo một chuyên gia về tuyển sinh lớp 10, căn cứ vào số liệu NV1 đăng ký thì có thể tính được tỉ lệ chọi vào các trường. Nếu tỉ lệ chọi càng cao và tăng so với năm rồi thì tính cạnh tranh càng cao có thể dẫn đến điểm chuẩn sẽ tăng; còn ngược lại thì sẽ thuận lợi hơn, tỉ lệ chọi nhỏ hơn 1 thì đương nhiên đậu.
Như vậy, về mặt lý thuyết nếu dựa vào số liệu số đăng ký ít hơn chỉ tiêu thì hiển nhiên học sinh nắm chắc trúng tuyển. Tuy nhiên, nhưng cần lưu ý nguyên tắc xét tuyển lớp 10 là xét điểm thí sinh từ cao đến thấp và chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, thi đủ các bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh. Đặc biệt các bài thi phải đạt điểm lớn hơn 2.
Trước đó vài năm, những trường này nằm trong số không ít trường THPT có mức điểm chuẩn vào lớp 10 thấp đến nỗi không thể thấp hơn. Học sinh chỉ cần đạt mỗi môn thi ở mức 2 - 3 điểm đã đỗ. Chẳng hạn có năm trường THPT Phước Kiển có điểm đầu vào là 13,5 cho cả nguyện vọng 1, 2 và 3; trường THPT Long Thới cũng ở mức điểm chuẩn là 15. Trường Cần Thạnh, trường Bình Khánh, trường Trung Lập cũng từng có điểm chuẩn là 13,25; ở Bình Chánh, 13,5 điểm đã đổ vào Trường THTP Đa Phước. Điểm đầu quá thấp gây ra áp lực rất lớn cho giáo viên ở bậc THPT và cho cả chính các em học sinh.
Được biết, hiện tại các trường THCS tại TPHCM đã hoàn thiện danh sách học sinh lớp 9 đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 THPT công lập, sau một tuần thí sinh điều chỉnh nguyện vọng (từ ngày 4 đến 10/5).
Theo số liệu do Sở GD-ĐT TPHCM công bố, năm nay có gần 90.000 học sinh đăng ký thi vào lớp 10. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu 103 trường THPT công lập là 67.000 nên sau kỳ thi này, hơn 22.000 thí sinh sẽ không trúng tuyển. Những thí sinh rớt có thể chuyển sang học trường quốc tế, trường ngoài công lập hoặc giáo dục thường xuyên, trường nghề.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập diễn ra ngày 2-3/6 với ba môn thi bắt buộc Toán, Văn và Ngoại ngữ.
Năm ngoái, số học sinh tham gia thi tuyển sinh lớp 10 là 73.000 trong khi chỉ tiêu các trường THPT là 65.000 (gồm cả trường, lớp chuyên).
Lan Phương
Theo Dân trí
Tỉ lệ chọi căng thẳng, nhiều học sinh hạ nguyện vọng lớp 10 Trước tỉ lệ chọi vào lớp 10 tăng đột biến, nhiều học sinh ở TP.HCM đã hạ nguyện vọng cho 'chắc ăn', cũng có em hạ nguyện vọng vì nghe theo bạn bè. Học sinh lớp 9/1 Trường THCS Colette (Q.3, TP.HCM) ký xác nhận sau khi chỉnh sửa nguyện vọng lớp 10 trong ngày 10-5 - Ảnh: NHƯ HÙNG Năm nay sẽ...