Đăng ký xét tuyển đại học bằng điểm học bạ 5 học kỳ
Với điểm trung bình học bạ 5 học kỳ, thí sinh đã có thể nộp đơn đăng ký xét tuyển đại học, nắm bắt cơ hội theo đuổi ngành học yêu thích trong môi trường quốc tế hiện đại.
Đây chính là một trong những phương thức tuyển sinh đáng chú ý trong năm nay của Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF). Trường dự kiến nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 từ 1/3/2020.
Những lợi thế khi xét tuyển bằng học bạ
Lựa chọn xét tuyển bằng học bạ vào đại học, các thí sinh sẽ chủ động hơn khi sử dụng thế mạnh học tập để xét tuyển, “dễ thở” hơn với điều kiện xét tuyển tương đối linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí,…
Hơn nữa, với kết quả học tập tốt, các bạn cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề xu hướng, sở hữu học bổng giá trị khi lựa chọn phương thức xét tuyển này.
Việc lựa chọn phương thức xét tuyển học bạ trước khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia, các thí sinh sẽ có thêm một lợi thế về tâm lý để có thể thực sự thoải mái và tự tin trước khi thử sức với các môn thi.
Đầu tháng 3, UEF bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ
Vào trường quốc tế với học bạ “đẹp”, tại sao không?
Video đang HOT
Nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ – quốc tế, phương pháp giảng dạy gắn thực tiễn, cơ sở vật chất, môi trường học tập đẳng cấp,…các trường đại học theo chuẩn quốc tế nói chung và UEF nói riêng đang là sự lựa chọn hàng đầu của các thí sinh. Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp các bạn hội nhập trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Với phương thức xét tuyển học bạ, ở mỗi ngành học, UEF đưa ra nhiều tổ hợp môn xét tuyển giúp cho các thí sinh có thể lựa chọn những môn học có kết quả học tập tốt nhất để xét tuyển, chủ động nắm bắt cơ hội trúng tuyển cho bản thân.
Tuy nhiên, ở mỗi ngành học, chỉ tiêu tuyển sinh là có giới hạn và tỉ lệ “chọi” đối với những ngành “hot” cũng khá cao, do đó việc sớm đăng ký xét tuyển bằng học bạ sẽ giúp tăng cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành học yêu thích mà thí sinh đã lựa chọn.
Cơ hội trải nghiệm môi trường học tập song ngữ – quốc tế
Nhiều suất học bổng hấp dẫn đang chờ bạn tại UEF
Thí sinh trúng tuyển vào UEF, dù bằng phương thức nào cũng đều được học chương trình đào tạo song ngữ, với 50% thời lượng học tập tiếng Anh, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế, mở rộng cơ hội nhận song bằng hoặc chuyển tiếp quốc tế sang các trường đối tác nước ngoài học tập và nhận bằng cấp quốc tế. Đặc biệt, chính sách học bổng tuyển sinh hàng năm với các suất từ 25%, 50% đến 100% học phí đã tạo nên “sức hút” cho ngôi trường này
Chính sách học bổng tuyển sinh hấp dẫn tại UEF
Thụ hưởng môi trường học tập tốt, chất lượng đào tạo nổi bật, sinh viên trong suốt thời gian học tập, rèn luyện, không chỉ được đào tạo chuyên môn mà còn tăng cường ngoại ngữ, trau dồi kỹ năng,… Tất cả mang đến cho sinh viên thế mạnh của một người trẻ hiện đại, tương lai thích ứng tốt với môi trường làm việc trong xu thế cạnh tranh.
Trong kỳ tuyển sinh năm 2020, UEF sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ đợt 1 từ ngày 1/3/2020 đến ngày 31/5/2020. Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; Tổng điểm trung bình 5 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10, học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ: Văn phòng tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), số 141 – 145 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh.
Theo Dân trí
Họp phụ huynh
Cuối tuần vừa rồi, tại Hà Nội có nhiều trường phổ thông tổ chức họp phụ huynh để nhà trường thông báo kết quả học tập của các cháu. Do biết trước lịch họp nên nhiều học sinh rất lo lắng.
Vô tình nghe được câu chuyện của những đứa trẻ đang học THPT cùng với con, mới thấy chúng áp lực trước cuộc họp ấy đến thế nào.
Ảnh minh họa
Một đứa già dặn nhất trong đám lên tiếng: Sau cuộc họp bố tớ sẽ làm ầm lên cho mà xem vì điểm Toán của tớ năm nay hơi thấp. Một đứa khác nói: Tớ mới lo này, hôm trước có bày tỏ quan điểm trước lớp với cô dạy Văn là không đồng ý làm bài theo mẫu, bị cô ghi vào sổ đầu bài và đề nghị cô chủ nhiệm trao đổi lại với phụ huynh... Đến lượt con nhà tôi lo lắng: Điểm môn Quốc phòng của tớ thấp quá, tớ cũng trót cãi thầy là không phải ai cũng giỏi tháo lắp súng, thày có thể không bắt các học sinh phải đạt đến một chuẩn giống nhau được không...?
Thực ra chuyện chưa hài lòng với kết quả học tập của con, âu cũng là tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng rõ ràng, nếu sự kỳ vọng càng lớn, trong khi con không chạm tới ngưỡng như mong đợi, sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực.
Nhiều thày cô giáo chia sẻ, do xu hướng xét tuyển ĐH bằng học bạ ngày càng phổ biến, giờ đây nhiều trường THPT cũng đã siết chặt hơn kết quả thực học của học sinh. Dẫu thế "bệnh thành tích" trong học đường và ngoài xã hội không giảm, có nguyên nhân từ chính nhiều phụ huynh, bởi họ luôn đòi hỏi kết quả, thứ hạng học tập của con. Không phải ai cũng đạt đến độ dũng cảm đề nghị với giáo viên chủ nhiệm rằng không cho con đạt học sinh giỏi nếu điểm môn này, môn kia còn chưa đủ. Ngược lại, đa phần đều muốn các thày cô vớt vát, nương tay trong chấm điểm với con mình.
Sự ám ảnh về điểm số khiến nhiều phụ huynh không có nhu cầu nghe con em của họ giãi bày, rằng vì sao chúng chỉ đạt được kết quả như thế. Đôi khi kết quả học tập của học sinh sa sút đến từ những lý do khách quan, nghe có vẻ không liên quan, nhưng lại rất có lý. Đơn cử như việc giữa học kỳ I nhà trường thay cô giáo dạy Toán, cô rất khó tính, cách dạy của cô không dễ hiểu như thày giáo cũ. Hoặc do giáo viên chủ nhiệm sắp xếp lại chỗ ngồi, học sinh phải ngồi cạnh một bạn học không thiện chí, rất khó tập trung trong việc tiếp thu bài...
Những ngày qua, mạng xã hội cũng đang lan truyền những đoạn tin nhắn giữa giáo viên chủ nhiệm ở một trường THPT tại Hà Nội tới các giáo viên. Cuộc nói chuyện xảy ra sau khi buổi họp phụ huynh kết thúc. Vì không hài lòng với kết quả học tập của con em mình mà nhiều phụ huynh về nhà đã quát mắng, chì chiết con. Nhiều em vì không chịu được đã nhắn tin tâm sự với cô giáo. Sau khi biết được tình trạng của học trò, cô giáo chủ nhiệm đã quyết định gửi "tâm thư" của mình đến các bậc phụ huynh và đề nghị các ông bố bà mẹ không nên chì chiết, gây áp lực lên con em mình.
Những phản ứng thái quá từ phụ huynh có thể làm hỏng tinh thần của một cuộc họp phụ huynh. Giờ đây mô hình học sinh được làm chủ trong các cuộc họp phụ huynh đã được nhiều trường tư thục tại Hà Nội áp dụng. Các em tự mình tổ chức, báo cáo kết quả học tập và nói lên suy nghĩ của mình với bố mẹ, thày cô.
Có lẽ đây cũng nên là xu hướng cần được áp dụng, nhân rộng ở cả các trường công lập. Họp phụ huynh nên là một buổi đối thoại, trong đó lấy học sinh làm trung tâm, các em ở đó để được tự tin, tự khẳng định mình khi dám nói lên suy nghĩ, mong muốn của mình trước đám đông; làm chủ bản thân khi biết mình cần gì, muốn gì thông qua hệ thống các kỹ năng, giá trị đã được học; kế hoạch cụ thể do chính mình đề ra.
Vi Cầm
Theo daidoanket
Bùng nổ phương án tuyển sinh Mặc dù chỉ có một kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích là để các sở GDĐT địa phương xét tuyển tốt nghiệp THPT và các trường ĐH, CĐ xét tuyển đại học, nhưng hiện nay các trường ĐH lại có rất nhiều phương án khác nhau để xét tuyển. Thậm chí có hàng chục phương thức xét tuyển khác như...