Đăng ký, thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học: Những điều cần lưu ý
Bộ GD&ĐT quy định, từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh (TS) đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần.
Vì thế, TS cần lưu ý một số điểm để tăng khả năng trúng tuyển.
Đăng ký xét tuyển trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT
Theo hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, từ nay đến 17 giờ ngày 20/8, TS đăng ký nguyện vọng xét tuyển đối với các phương thức phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ http://thisinh.ththptquocgia.edu.vn hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để nhập, sửa, xem thông tin nguyện vọng trên hệ thống. Bộ GD&ĐT lưu ý TS cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Dựa trên đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo và thực hiện các quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình, thời gian dự tuyển. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện. Như vậy, TS không phải mang hồ sơ đến nộp tại các trường để đăng ký xét tuyển.
Trường THPT Chu Văn An (Tư Nghĩa) cử cán bộ, giáo viên trực hỗ trợ thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng. Ảnh: TR.PHƯƠNG
Video đang HOT
Thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8 có thể xác nhận nhập học trên hệ thống. Trong trường hợp chưa xác định nhập học, TS có thể tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các TS khác để các cơ sở đào tạo xét tuyển. Nếu trúng tuyển, TS sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung.
Trước 17 giờ ngày 30/9, tất cả TS trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Từ tháng 10 – 12/2022, TS có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của cơ sở đào tạo, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo (nếu cơ sở đào tạo xét tuyển bổ sung, TS đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng cơ sở đào tạo cho phép không nhập học).
Không giới hạn số lần điều chỉnh nguyện vọng
Năm nay, Bộ GD&ĐT không giới hạn số lần đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển. Đây là thay đổi theo hướng có lợi cho TS. “Các nguyện vọng của TS đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các cơ sở đào tạo được xếp thứ tự từ 1 đến hết chỉ tiêu. Mỗi TS chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển. Các em hãy đăng ký theo thứ tự ngành mà mình yêu thích nhất đến các ngành, các trường có cơ hội trúng tuyển cao. Ngoài ra, TS cần xem lợi thế để xét tuyển, chẳng hạn như tổ hợp môn có điểm cao nhất, chỉ tiêu; đồng thời lưu ý phương thức xét tuyển ưu tiên”, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục (Trường Đại học Phạm Văn Đồng) Huỳnh Triệu Vỹ chia sẻ.
Theo Trưởng phòng Giáo vụ và Công tác sinh viên (Phân hiệu Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi) Nguyễn Văn Cường, thì TS chọn nguyện vọng dựa trên các tiêu chí nhất định. Trước tiên, các em phải tham chiếu điểm xét tuyển với các ngành, trường yêu thích. Sau đó, chọn trường phù hợp và xếp thứ tự nguyện vọng ưu tiên từ trên xuống. Nguyện vọng yêu thích nhất phải đặt lên hàng đầu (nguyện vọng 1). Các em có thể chọn trường có điểm chuẩn năm trước cao hơn điểm thi năm nay. Kế tiếp, có thể chọn trường có điểm chuẩn ngang với điểm thi đến trường có điểm chuẩn năm trước thấp hơn điểm xét tuyển. Ngoài việc chọn ngành, trường theo sở thích và năng lực (điểm xét tuyển), TS phải dựa vào điều kiện kinh tế gia đình và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp…
Thầy Nguyễn Văn Cường cũng lưu ý, Bộ GD&ĐT quy định TS đã hoàn thành việc dự tuyển vào cơ sở đào tạo theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo, nếu đủ điều kiện trúng tuyển phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Từ ngày 21/8 đến 17 giờ ngày 28/8, TS phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống; đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Trường hợp TS chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển, thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển của TS.
Đến 17 giờ ngày 17/8, cả nước có trên 940.800 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển
Theo thông tin từ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), tính đến 17 giờ, ngày 17/8, cả nước có trên 940.800 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển (NVXT).
Ảnh minh họa/internet
Tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng là hơn 577.000. Tổng số lượng nguyện vọng là trên 2,7 triệu. Trung bình mỗi thí sinh có 4,7 nguyện vọng.
Đến thời điểm này, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT hoạt động tốt, không có sự cố bất thường xảy ra. Các hướng dẫn trên hệ thống tường minh, mạch lạc nên thí sinh thao tác thuận lợi.
Theo PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, ở giai đoạn "nước rút", thí sinh cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển càng sớm càng tốt, đề phòng hệ thống bị nghẽn. Hơn nữa, việc đăng ký ở thời điểm này sẽ tạo tâm lý yên tâm, tránh những sơ sẩy không đáng có.
Theo quy định, sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh vẫn được điều chỉnh nguyện vọng, không giới hạn số lần đến trước 17 giờ ngày 20/8. PGS.TS Trần Quang Tiến lưu ý, ngoài việc chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích, thí sinh cần nghiên cứu kỹ từ tổ hợp xét tuyển cho đến mã ngành, mã trường để việc đăng ký được chính xác, không có sai sót.
"Ngoài ra, mỗi phương thức xét tuyển có tỷ lệ chỉ tiêu tuyển nhất định, nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mình thích nhất bằng phương thức xét tuyển sớm thì nên đăng ký ngành đó là nguyện vọng 1" - PGS.TS Trần Quang Tiến tư vấn.
Nhấn mạnh các mốc thời gian quan trọng, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam lưu ý: Hạn cuối đăng ký xét tuyển trước 17 giờ ngày 20/8. Tiếp đó, từ ngày 21/8 đến 17 giờ 00 ngày 28/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển đối với các nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Đối với các nguyện vọng theo phương thức xét tuyển khác, thí sinh thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo (CSĐT). Trước 17 giờ 00 ngày 30/9, tất cả thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống.
Thí sinh cần lưu ý, sau 17 giờ 00 ngày 20/8, Hệ thống sẽ tự động khóa chức năng ĐKXT để chuyển sang các quy trình tiếp theo. Khi đó thí sinh sẽ không còn quyền đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) khuyến cáo, năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức thu lệ phí xét tuyển trực tuyến. Để tránh các rủi ro về kỹ thuật (nếu có), thí sinh không để đến sát thời gian hết hạn (28/8) mới thực hiện nộp lệ phí.
Bộ yêu cầu, các cơ sở đào tạo không được quy định, thông báo hoặc yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 trên Hệ thống mới được xét tuyển (trừ trường hợp thí sinh đăng ký vào các trường công an, quân đội).
Xét tuyển Đại học 2022: Còn gần 40% thí sinh chưa đăng ký nguyện vọng Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 12 giờ ngày 17/8, tổng số có 940.714 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022; trong đó, 574.416 thí sinh đã nhập nguyện vọng. Tổng số có 2.690.335 nguyện vọng. Số lượng nguyện vọng trung bình theo thí sinh là 4,68. Ảnh minh họa. Như vậy, đến...