Đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng 2014: Sóng gió cho một lựa chọn
Ngày 17-4 là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại các trường THPT và thí sinh tự do nộp theo hệ thống các sở GD&ĐT, nhưng hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi trực tiếp tại trường ĐH đến hết ngày 29-4. Năm nay có khá nhiều thông tin mới liên quan tới kì thi đòi hỏi thí sinh cần tỉnh táo để khỏi lạc đường.
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 nhiều thông tin mới Ám ảnh thất nghiệp Nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp cung cấp thông tin về nghề nghiệp và việc làm cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT đã diễn ra ở mọi miền, mong giúp các em tránh những lựa chọn sai gây lãng phí thời gian và công sức khi chọn ngành học và trường học. Tuy nhiên con số 72.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp tạo áp lực lớn vì không phải số người thất nghiệp này chưa từng được tư vấn hướng nghiệp trước đó. Cho rằng hiện tượng thất nghiệp lớn và quá lãng phí này là “lỗi do đào tạo” không sai nhưng căn bản, lỗi do hướng nghiệp, khi nhu cầu thị trường lao động hiện nay không Bộ ngành nào chịu trách nhiệm thống kê, quy hoạch các bậc đào tạo, dự báo cụ thể nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn. Quy hoạch nhân lực quốc gia cho thấy tới năm 2015 Việt Nam cần khoảng 3,5 triệu lao động trình độ đại học trở lên, nhưng thực tế cuối năm 2013 đã có hơn 3,7 triệu lao động có trình độ này, không thất nghiệp mới lạ.
Theo TS.Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, một khi quy chế thi ĐH, CĐ ban hành trước quy chế thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải làm hồ sơ dự thi ĐH xong rồi mới làm thủ tục thi tốt nghiệp thì học sinh lớp 12 chưa kịp tốt nghiệp đã chuẩn bị sẵn tâm lý lao vào các kỳ thi ĐH, CĐ. Đây là một lý do để hầu hết bị “lùa vào ĐH”. TS Nguyễn Văn Thuật, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia cho rằng cần chú trọng phát triển, giải quyết và tạo ra việc làm công ăn lương ngày càng nhiều. “Ở các nước phát triển, giới làm công ăn lương dao động từ 85 đến 90% dân số trong độ tuổi lao động, trong khi nước ta là một quốc gia phát triển thì số đó chỉ chiếm 35%”. Biết mình biết đời Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM, hiện nay “hầu hết các em học sinh, khi chọn ngành học cho mình đều hết sức cảm tính. Để tránh sự định hướng sai trong việc chọn nghề, theo các chuyên gia hướng nghiệp, học sinh phải xác định được sở thích và thế mạnh của mình, hãy tự đặt và trả lời hai câu hỏi là công việc nào khiến bạn thích làm nhất trong cuộc sống? Bạn thường làm những công việc nào tốt hơn người khác? Chọn ra đáp án chung cho cả hai câu hỏi là đã xác định được mình thích và làm tốt được việc gì. Song để không lúng túng và có sự đầu tư tốt cho nghề nghiệp trong tương lai, còn cần tìm hiểu để có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, về nhu cầu, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo, tuyển dụng….
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia công bố tại hội thảo đầu tháng 4.2014, sự gia tăng lực lượng lao động nước ta nhanh hơn tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khiến áp lực tạo việc làm mới khá cao. Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2002-2012 là 1,05%, trong khi tốc độ tăng lực lượng lao động 2,64% – cao hơn 2 lần. Tuy vậy vẫn thiếu lao động chất lượng cao ở mọi bậc đào tạo, từ trung cấp tới cao đẳng. Không dễ mắc lừa Kỳ tuyển sinh ĐH năm nay Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia HN) công bố mức thưởng 30 triệu đồng/ thí sinh thi vào trường đạt điểm tuyệt đối 30/30. Nếu đạt 29,5/30 điểm được thưởng 10 triệu đồng, 29/30 điểm được thưởng 5 triệu đồng. Đây là chính sách ưu đãi của nhà trường để thu hút nhân tài và nâng cao thương hiệu trường. Các trường ĐH Giáo dục, ĐH Công nghệ, chương trình chất lượng cao của ĐH Quốc gia HN cũng có nhiều ưu tiên tuyển sinh và thưởng nóng cho thí sinh điểm thi cao. Ngoài những học bổng kiểu truyền thống dành cho những thủ khoa, á khoa, học sinh giỏi… năm nay, nhiều hình thức học bổng bị biến tướng thành các chiêu đánh bóng tên tuổi, quảng bá và thu hút thí sinh, cần tỉnh táo cân nhắc, nhất là học bổng dành cho thí sinh… nhập học sớm nhất.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng vừa cảnh báo tình trạng thu nhận hồ sơ thi ĐH, CĐ “chui” khi thời gian qua, một số trường ĐH, CĐ đã đến các đơn vị đăng ký dự thi như trường THPT, Trung tâm GDTX ở thành phố để “tư vấn, hướng nghiệp” cho học sinh lớp 12 rồi cung cấp hồ sơ miễn phí cho thí sinh và đề nghị lãnh đạo và cán bộ tuyển sinh của các đơn vị thu hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh và bàn giao trực tiếp cho các tổ chức cá nhân này không thông qua hệ thống tuyển sinh của thành phố.
Việc làm trên là trái với quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hải Phòng không chịu trách nhiệm với các hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh không nộp qua hệ thống tuyển sinh của thành phố. Cân nhắc chọn trường, ngành xét tuyển, ngành thi
Kỳ tuyển sinh 2014 có nhiều thay đổi. Ngoài đợt thi 3chung thí sinh có thêm cơ hội thử sức ở hơn 60 trường tuyển sinh riêng, dù thông tin ban đầu cho thấy thí sinh chưa mặn mà với các trường thi riêng này.
Các trường ĐH vùng như ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đồng Tháp, ĐH Vinh… đăng ký tuyển sinh theo phương án “3 chung”, nhưng có một số ngành tuyển sinh riêng. “Những trường khác đã đăng ký tuyển sinh riêng với Bộ hoặc có trường tới 75% chỉ tiêu tuyển sinh “3 chung”, còn lại là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT hay xét kết quả thi tốt nghiệp”, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT lưu ý. “Các em không nên vội vàng nộp hồ sơ đăng ký dự thi bởi ngoài việc nộp trực tiếp tại các trường THPT theo tuyến các Sở GD&ĐT, vẫn còn thời gian để nộp tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi tuyển đến hết ngày 24-4″, ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) nói. Hôm nay 15-4 là hạn cuối đăng ký sơ tuyển vào khối trường Quân đội. Đối với hệ dân sự của các trường quân đội thì thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) giống như các trường ngoài quân đội tham gia kì thi “3 chung” của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không phải tham gia sơ tuyển khi đăng ký theo học các ngành hệ dân sự.
Theo VNE
Đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014: Bất cập trong quy định về đối tượng ưu tiên
Những ngày qua, đường dây nóng Báo Công an TP Đà Nẵng tiếp nhận phản ánh của một số phụ huynh (PH) từng tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia có con em đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 bức xúc về việc, khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), con em họ đã bị trả lại hồ sơ với lý do thiếu "Quyết định trợ cấp, hỗ trợ đối với người có công của cơ quan có thẩm quyền" (dành cho đối tượng ưu tiên thuộc diện 06). Qua tìm hiểu vấn đề này, P.V Báo Công an TP ĐN nhận định...
Theo phản ánh của các PH trên, Quyết định (QĐ) số 62 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 9-11-2011 quy định về chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế... chỉ áp dụng đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế Campuchia, giúp bạn Lào (gọi chung là đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế) sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1-4-2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 1-1-1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng...
Chiếu theo QĐ số 62 của Thủ tướng Chính phủ thì những người từng tham gia chiến trường K. đang hưởng chế độ hưu trí hoặc đang công tác và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia BHXH bắt buộc hoặc đang hưởng chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng thì làm gì có quyết định trợ cấp, phụ cấp?
Trong khi đó, nhiều người cho biết có đầy đủ giấy tờ chứng minh đã trực tiếp tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường K... Một PH bức xúc: "Tại Điều 7 điểm b, khoản 1 Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 quy định về đối tượng ưu tiên 06 có ghi "Con của người hoạt động giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế". Chiếu theo quy chế này, rõ ràng, con tôi thuộc diện đối tượng ưu tiên 06.
Thế nhưng, trong thủ tục ĐKDT lại yêu cầu phải có QĐ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của cơ quan có thẩm quyền, nhưng trường hợp của tôi theo QĐ 62 thì không có QĐ. Cùng là đối tượng thuộc diện trực tiếp tham gia chiến trường K. nhưng lại có sự đối xử khác nhau như vậy, có bất cập không, có thiệt thòi cho con cái chúng tôi không?". Nhiều PH cho rằng, việc không tiếp nhận hồ sơ của con em họ là quá máy móc, cứng nhắc, trong khi đó thời hạn kết thúc nhận hồ sơ ngày 17-4 là quá gấp, họ không thể bổ sung kịp các giấy tờ liên quan...
Các TS đến nộp hồ sơ ĐKDT trong mùa tuyển sinh 2013. Ảnh: P.T
Qua trao đổi, ông Nguyễn Văn Dũng-Trưởng Phòng GDCN-GDTX Sở GD-ĐT TPĐN cho biết vấn đề này vượt chức năng của Sở. Vì vậy, Sở sẽ làm công văn trình Bộ GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo. Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn của Bộ, việc thu nhận hồ sơ vẫn phải thực hiện theo đúng quy chế Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn. Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Việt- Trưởng ban Đào tạo ĐHĐN- cũng trả lời tương tự.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Việt cho biết thêm, đây là vấn đề đã được các trường phản ánh nhiều trong hội nghị tuyển sinh, tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng đã trả lời cứ theo quy chế thực hiện. Nếu chiếu theo quy chế thì khi tiếp nhận hồ sơ ĐKDT, nếu hồ sơ nào không có bản sao hợp lệ QĐ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của cơ quan có thẩm quyền, sẽ không được xem là đối tượng ưu tiên 06...
Là người trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh của Sở GD-ĐT TPĐN, ông Nguyễn Phan Duy Vũ, chuyên viên Phòng GDCN-GDTX trăn trở: "Khi có ý kiến phản hồi từ PHHS, chúng tôi cũng đã hỏi ý kiến Bộ và được hướng dẫn cứ theo quy chế mà làm. Chúng tôi cũng hiểu và thông cảm trước những bức xúc của PHHS thuộc diện đối tượng ưu tiên này. Nhưng quy chế đã quy định như vậy, chúng tôi không thể làm khác được".
Rõ ràng, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 dù đã có sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn thể hiện một số bất cập, chưa rõ ràng, gây khó khăn, lúng túng cho các trường học, các Sở trong quá trình tiếp nhận hồ sơ ĐKDT. Thông qua vấn đề này, Bộ GD-ĐT nên có bổ sung, hướng dẫn rõ ràng hơn, tránh gây thiệt thòi cho TS...
Theo TNO
Hà Tĩnh hướng 15% học sinh đăng ký học nghề Sở GD&ĐT Hà Tĩnh yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức tuyên truyền, tư vấn lựa chọn nghề cho phụ huynh, học sinh lớp 9 và lớp 12. Theo đó, đảm bảo có 15% học sinh tốt nghiệp THCS, THPT đăng ký vào học các nghề phù hợp. Các trường THCS, THPT...