Đăng hình thời còn sinh viên, Shark Hưng bị dân mạng đồn đoán là phẫu thuật thẩm mỹ chỉ vì “dậy thì quá thành công”!?
Đăng hình 30 năm trước thời còn là một sinh viên, Shark Hưng liên tục bị dân mạng đặt nghi vấn “ dao kéo” chỉ vì tăng cân gấp đôi ngày xưa.
Thành đạt và có địa vị trong xã hội, Shark Hưng liên tục được công chúng quan tâm đến từng nhất cử nhất động. Mới đây, khi “cá mập 7x” phấn khởi chia sẻ hình ảnh thời còn là sinh viên thì cộng mạng được phen hào hứng lây, thế nhưng không thoát khỏi sự đa nghi của hàng nghìn ánh mắt, Shark Hưng bị đặt nghi vấn “phẫu thuật thẩm mỹ”.
Nhìn bức ảnh trên, nếu tinh ý một chút có lẽ bạn sẽ nhận Shark Hưng là nhân vật nào. Khổ nổi, sự lên cân vùn vụt của Shark Hưng đã khiến dân mạng đặt ra những câu hỏi: “Liệu vị Shark này có dao kéo hay không?”.
Gương mặt góc cạnh có phần khó tính của Shark Hưng ngày xưa giờ đã đổi thành một vị doanh nhân đầy đặn, mang đến những ấn tượng cực kỳ tốt cho người hâm mộ.
Không những nghi ngờ, dân mạng còn tấm tắc khen sự “dậy thì thành công” của vị Shark 7x.
“Ngày xưa là cá khô, giờ thành cá mập rồi”, bạn U.Y bình luận.
“Nhìn Shark bây giờ phong độ nhỉ, ngày xưa dáng đứng này đã có cho thấy sẽ “làm nên chuyện” rồi”, tài khoản W.K viết.
“Có phẫu thuật thẩm mỹ không nhỉ sao giờ nhìn khác quá?”, bạn O.L bình luận.
Không những bị tình nghi phẫu thuật thẩm mỹ, Shark Hưng còn bị soi “để móng tay” điệu đà.
Theo đó, Shark Hưng tên thật là Phạm Thanh Hưng, sinh năm 1972 từng là cựu sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là Thạc sĩ Kinh doanh Trường Quản trị Kinh doanh, Viện Công nghệ châu Á. Shark Hưng còn là Cử nhân Ngôn ngữ – Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và là Kỹ sư Cơ khí Đại học Bách khoa Hà Nội. Tấm ảnh cũ mà Shark Hưng đăng tải đã được chụp cách đây 30 năm, và được vị này đăng lại nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày thành lập Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Video đang HOT
Founder thư viện mất trộm 1.000 cuốn sách: 'Trong cái rủi có cái may!'
Hoàng Quý Bình - nhà sáng lập của thư viện D Free Book cho rằng việc mất trộm sách là rất đáng tiếc, nhưng cần nhìn mọi thứ bằng góc độ tình thương.
Thư viện D Free Book được thành lập từ năm 2018 bắt nguồn từ ý tưởng và nhiệt huyết của một bạn sinh viên Trường ĐH Bách Khoa. Thư viện đã phục vụ nhiều bạn độc giả đến đọc sách và mượn về trong suốt 3 năm qua. Gần đây, do đóng cửa vì nghỉ dịch COVID-19, thư viện đã bị trộm mất hơn 1.000 cuốn sách, vụ việc đã nhận được nhiều quan tâm của dư luận.
Zing đã liên hệ với bạn Hoàng Quý Bình - nhà sáng lập của D Free Book để cùng chia sẻ về sự việc đáng tiếc này cũng như ý nghĩa của các dự án phi lợi nhuận góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Kẻ trộm sách chắc hẳn cũng có hoàn cảnh riêng
-Thư viện D Free Book đã thành lập được 3 năm với hơn 5.000 cuốn sách. Để có số lượng sách lớn như vậy, các bạn đã xây dựng tủ sách như thế nào?
- Số sách của thư viện được thu gom từ hoạt động Đổi giấy lấy cây của dự án Green Life. Cứ một đến hai tuần chúng mình lại có một sự kiện Đổi giấy lấy cây, thu về trung bình khoảng 1 - 2 tấn sách.
Số sách này sau khi được lọc và phân loại thì sẽ được tặng cho các đội tình nguyện, chia sẻ đến thư viện trong các trại giam, thư viện lớp học ở các tỉnh vùng núi, và số còn lại thì được bổ sung trên giá của thư viện.
Bạn Hoàng Quý Bình - nhà sáng lập của dự án thư viện cộng đồng D Free Book và dự án Green Life với hoạt động Đổi giấy lấy cây.
Bên cạnh đó, chúng mình có kêu gọi quyên góp sách từ các bạn đọc, sách của cộng tác viên, thậm chí là từ chính tủ sách của mình. Mình mong muốn những cuốn sách sẽ không bao giờ phải nằm im phủi bụi trên giá mà luôn có người đến lấy xuống, để đọc và để mượn.
- Thư viện cho các bạn độc giả đọc sách và mượn sách hoàn toàn miễn phí, đồng thời mở các lớp dạy kỹ năng miễn phí cho mọi người. Vậy D Free Book lấy chi phi ở đâu để chi trả tiền thuê mặt bằng, tiền cơ sở vật chất hay thậm chí là nhân lực của thư viện?
- Ngay từ ban đầu cũng có rất nhiều người hỏi mình là tại sao không mở quán cafe để có thể có thêm thu nhập điều hành và duy trì thư viện. Nhưng mình nghĩ hiện tại chúng mình vẫn lo được cho thư viện, nguồn thu lớn nhất là từ hoạt động bán cây, đấu giá cây và các sản phẩm xanh. Ngoài ra chúng mình có khoảng 100 bạn cộng tác viên tự đóng góp với nhau và kêu gọi bạn đọc ủng hộ để có nguồn quỹ hàng tháng.
Cứ ba tháng, chúng mình sẽ đóng khoảng 20 triệu tiền chi phí mặt bằng và cơ sở vật chất. Rất may mắn là sau ba năm, chúng mình vẫn duy trì tốt được hoạt động của thư viện.
Đợt nghỉ dịch và cách ly xã hội vừa rồi quả là có khó khăn một chút với chúng mình, không có nguồn thu bán cây và vẫn phải chi trả chi phí thuê, các bạn cộng tác viên nghỉ về quê để học online và tránh tập trung đông người tại trường học... nhưng bằng số quỹ đã có, chúng mình vẫn đã vượt qua được.
- Về vụ mất sách tại thư viện có thể coi là một sự việc đáng tiếc không chỉ với những độc giả thường xuyên của D Free Book mà còn dấy lên trong dư luận về ý thức kém của một số người đọc sách trong cộng đồng, đặc biệt là đối với các dự án phi lợi nhuận. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
- Mình mong muốn những cuốn sách luôn phải được trao tay, chuyền tay đến người mới, nhưng lại chưa từng nghĩ đến việc có đến hơn 1.000 cuốn được lấy xuống như thế.
Thư viện D Free Book trước và sau khi bị mất cắp gần 1.000 cuốn sách sau khi nghỉ dịch COVID - 19.
Mình thường được nghe nói rằng: Người đọc sách, thích sách thì sẽ không trộm sách. Nhưng mình nghĩ dù là ai trộm sách đi chăng nữa, họ cũng có lý do riêng, hoàn cảnh riêng. Có thể họ cũng đang gặp khó khăn, vì lấy một số lượng sách lớn như vậy của một thư viện cộng đồng cũng không phải đơn giản.
Chúng mình đã nhờ đến công an để tìm hiểu cũng như giải quyết sự việc này. Nhiều người cũng hỏi chúng mình liệu có công khai hình ảnh của kẻ trộm sách hay không, mình nghĩ thì không cần thiết phải làm như vậy.
Mỗi người có một câu chuyện riêng, khi mà chúng ta hiểu về đời sống nhân sinh thì chúng ta sẽ có cái nhìn khác về mọi việc. Dù có chuyện gì xảy ra thì đầu tiên hãy nhìn mọi thứ bằng con mắt thương trước đã!
- Tình trạng này có xảy ra thường xuyên tại D Free Book cũng như các dự án khác không?
- Khi đăng tải bài viết về sự việc mất sách trên các trang mạng xã hội, mình cũng thấy một số thư viện sách khác cũng chia sẻ rằng thường xuyên bị mất sách. Đây là việc khó tránh khỏi, bởi các thư viện cộng đồng thường miễn phí, số lượng người đến thì rất đông, số sách thất thoát, bị rách hỏng, hoặc mượn không trả cũng vào khoảng 5 - 10%.
Nhưng mình nghĩ quan trọng nhất là vẫn có người đến với thư viện, trân quý những cuốn sách và chia sẻ, lan tỏa hình ảnh của thư viện, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Văn hóa đọc của người Việt đang có chuyển biến tốt
-Suốt 3 năm duy trì và điều hành thư viện, bạn đánh giá thế nào về văn hóa đọc của người Việt, đặc biệt là của những người trẻ?
- Trong 3 năm, chỉ tính riêng tại thư viện D Free Book thì đã có đến hơn 50.000 lượt bạn đọc đến mượn sách, chưa kể nhiều bạn đọc đến đọc tại chỗ, trải nghiệm về không gian của thư viện. Đối tượng của thư viện chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên, các bạn trẻ, số bạn đọc nhỏ tuổi hoặc các bác các cụ ít hơn nhưng không phải là không có.
Những cuốn sách được tìm đọc và mượn về nhiều nhất là sách tư duy, sách phát triển bản thân, tiếp sau đó là sách văn học, sách trinh thám, sách thiếu nhi, sách kiến thức - khoa học... Mình nghĩ là mọi người khi đến với thư viện, thông qua những cuốn sách cũng mong muốn phát triển hơn cả về tri thức và tâm hồn. Đó là một tín hiệu rất vui.
- Sự việc trên có khiến các bạn nản chí và dừng hoạt động của thư viện không?
- Việc mất sách quả là đáng tiếc, nhưng mình nghĩ trong cái rủi có cái may, sau những lượt comment, lượt share trên facebook, chúng mình nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người hơn, sẵn sàng quyên góp và ủng hộ sách cho thư viện. Chúng mình chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của thư viện để không phụ tấm lòng và sự yêu mến của các bạn độc giả.
Đến với thư viện, các bạn độc giả được đọc sách miễn phí, học cách xa rời điện thoại, trò chuyện và kết nối với nhau.
Thư viện D Free Book ngoài hoạt động cho mượn sách còn là một không gian để kết nối giữa người và người. Các bạn đến để đọc sách, ngắm cây, cùng trò chuyện, cùng ca hát, chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn và tìm thấy an yên trong tâm hồn.
- Có rất nhiều người đã chia sẻ thông tin, kêu gọi quyên góp sách cho D Free Book như vậy thì các bạn có biện pháp nào để giữ gìn sách cho thư viện nói riêng và giữ được niềm tin của mọi người về cách hoạt động của thư viện nói chung?
- Cũng có nhiều người hỏi mình câu hỏi như vậy, làm sao để không mất sách nữa. Thật ra thì mình không dám hứa là sẽ không có lần mất nào trong tương lai, nhưng có một điều mình có thể đảm bảo được rằng, chúng mình đang và sẽ cố gắng để bảo quản, giữ gìn những cuốn sách mà các bạn đã tặng lại cho chúng mình.
Từ việc ghi chép việc mượn sách của bạn đọc, từ việc khóa cửa hay có người ở lại trông coi thư viện, thậm chí là công tác quản lý sách làm sao cho hiệu quả hơn nữa, chúng mình đều sẽ làm hết sức có thể.
Mình tin rằng khi thư viện được biết đến, những câu chuyện tốt được lan tỏa thì ý thức của bạn đọc cũng sẽ được nâng cao hơn và tình trạng mất sách sẽ không còn không chỉ ở D Free Book mà ở tất cả những thư viện cộng đồng khác.
- Thời gian tới, D Free Book có chỉnh sửa, thay đổi gì thêm so với dự án ban đầu không?
- Hiện D Free Book có hai cơ sở ở Lê Thanh Nghị và Cầu Giấy, cứ sau 3 tháng chúng mình sẽ có một chuyến đi lên vùng cao để tặng sách cho các em nhỏ chưa có cơ hội được tiếp xúc với sách vở. Đây là một cách luân chuyển, làm mới sách của thư viện, cũng như lan tỏa được ý nghĩa thư viện đến với cộng đồng.
Thời gian tới, chúng mình sẽ truyền thông thư viện sâu rộng hơn đến các trường đại học, đến các giảng đường để càng nhiều bạn học sinh, sinh viên cũng như đông đảo độc giả yêu thích sách khác đến với thư viện. Đó cũng là một trong những nỗ lực nho nhỏ của chúng mình góp phần nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam.
Ngày 8/5/2020, trên trang fanpage của D Free Book - một thư viện cộng đồng tại Hà Nội có đăng tải thông tin bị mất gần 1.000 cuốn sách sau cách ly xã hội.
Qua camera, thư viện đã tìm được manh mối, ban đầu xác định người lấy trộm là bạn đọc thường xuyên qua thư viện. Gần 1.000 cuốn sách đã bị đưa đi trong mấy ngày liền. Không chỉ lấy sách, người này con lấy tiền quỹ của thư viện.
Người quản lý thư viện cho biết sự việc đã được trình báo công an, tuy nhiên trong bối cảnh dịch như hiện nay, thư viện vẫn đang chờ hướng xử lý và hiện tại vẫn chưa tìm lại được số sách đã mất.
Ảnh: D Free Book
Học sinh lười viết bài nên đã chế tạo ra một chiếc máy, ai nhìn thấy cũng nhao nhao hỏi địa chỉ để mua Các em học sinh, sinh viên còn đùa nhau rằng có máy này thì chép phạt 100 lần cũng chẳng sao. Chép bài từ trên file mềm của thầy cô gửi hoặc từ trên mạng xuống vở hay khi bị chép phạt chắc hẳn luôn là "cơn ác mộng" đối với tất cả các học sinh. Bởi những "tài liệu" này thường rất...