Đang đi học, bé trai ngất lịm vì xuất huyết não
Khi đang đi học bình thường bé trai bỗng tím tái, ngất lịm. Khi được đưa vào viện, bé được các bác sĩ chẩn đoán xuất huyết não.
Bệnh viện Nhi Thái Bình vừa tiếp nhận một bệnh nhi cấp cứu được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Nam Tiền Hải với chẩn đoán ban đầu là xuất huyết não. Sau khi xử trí ban đầu và tiến hành làm các xét nghiệm, chụp CT Scanner sọ não, bệnh nhi được chẩn đoán: Hôn mê, suy đa tạng, xuất huyết não.
Bệnh nhi được hội chẩn liên viện cùng với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và kết luận tình trạng bệnh nhi rất nặng, không thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, vận chuyển trên đường đi vì không an toàn, nguy cơ tử vong trên đường vận chuyển. Điều quan trọng nhất là bệnh nhi cần được phẫu thuật, dẫn lưu não thất ngay tại chỗ.
Để hỗ trợ Bệnh viện Nhi Thái Bình, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương đã cử ê kíp về địa phương phẫu thuật cho ca bệnh này ngay trong đêm.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã mở hộp sọ giảm áp vá chùng màng cứng cho bệnh nhi. Hiện tại sau phẫu thuật, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhi đã được ổn định và được chuyển về khoa Hồi sức tích cực để theo dõi và điều trị tiếp.
Bé trai ngất vì xuất huyết não đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình. Nguồn: VTV
Trước đó vào ngày 26/5, Bệnh viện Nhi đồngTP.HCM cũng vừa phẫu thuật thành công cho trường hợp bé gái 6 tuổi bị xuất huyết não.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, vật vã, yếu nửa người bên trái. Kết quả CT Scan cho thấy cháu bé bị xuất huyết não. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở sọ để giải áp cứu sống bệnh nhi trước.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhi tiếp tục được điều trị tại khoa Hồi sức. Đây là khoảng thời gian quyết định sự sống còn của bé. Sau khi hôn mê nửa tháng, bé hồi tỉnh và được chuyển về điều trị tại khoa Ngoại Thần kinh. Hiện bệnh nhi còn yếu nửa người do di chứng của xuất huyết não, nhưng các bác sĩ đánh giá đó là kết quả điều trị tốt nhất cho bé.
Theo các chuyên gia, xuất huyết não là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Bệnh nhân xuất huyết não nặng có tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng phụ thuộc chủ yếu vào kích thước khối máu tụ trong não. Kích thước này càng lớn thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong và tàn phế ngày càng cao.
Thông thường việc điều trị chỉ nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng. Số ít bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục và đi lại được, phần lớn bệnh nhân bị tàn phế vĩnh viễn.
Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ gia đình cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.
Bác sĩ chỉ cách phân biệt sốt, đau đầu thông thường và do viêm não
Triệu chứng ban đầu của viêm não là sốt, nôn, đau đầu. Đây là cũng biểu hiện của nhiều bệnh gặp trong mùa hè trong đó có sốt virus.
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết chẩn đoán viêm não không khó, triệu chứng của bệnh rất ít khi nhầm sang bệnh khác. Trẻ lớn có dấu hiệu sốt, nôn, đau đầu, khác với sốt nôn của virus khác.
Nếu là sốt do viêm não, trẻ thường sốt rất cao, kèm theo đau đầu nhiều, thường nôn vọt, nôn không liên quan đến bữa ăn.
Bên cạnh đó, khác với sốt, nôn, đau đầu do bệnh khác là trẻ mắc viêm não bao giờ cũng kèm theo loạn ý thức với nhiều mức độ: ngủ gà, lơ mơ, li bì, thậm chí hôn mê. Tùy mức độ rối loạn ý thức của bệnh nhân mà thể hiện bệnh nặng hay nhẹ. Đặc biệt với những trẻ có thêm biểu hiện co giật, liệt khu trú thì thường để lại di chứng nặng nề hơn.
Sau 10 ngày điều trị, bé trai mắc viêm não Nhật Bản đã hết triệu chứng cấp tính xong vẫn còn yếu nửa người, cần phục hồi chức năng.
"Viêm não thường diễn biến cấp tính, ngày thứ nhất, thứ hai triệu chứng đã rõ nên ít khi nhầm. Dù vậy, bệnh có thể nhầm ở trẻ nhỏ nhưng là nhầm trong các bệnh nhiễm trùng thần kinh với nhau, ít khi bỏ sót không chẩn đoán", TS Lâm nói.
Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ viêm não xác định được căn nguyên tại Việt Nam cao nhất khoảng 50-60%, còn lại hơn 40% không tìm được căn nguyên.
Khoảng 25-40% các trường hợp mắc viêm não để lại di chứng. Trong đó, viêm não Nhật Bản và do herpes để lại di chứng rất nặng nề. Theo TS Lâm, rất may là viêm não do herpes có thuốc kháng virus điều trị hiệu quả, trẻ đến viện sớm điều trị kịp thời thì hồi phục tốt, hạn chế tối đa biến chứng.
Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có vắc xin phòng bệnh. Quan trọng nhất là phòng ngừa bằng vắc xin. Trẻ cần tiêm đủ 3 mũi, sau 3-5 năm tiêm nhắc lại cho đến năm 15 tuổi. Điều này gần như bảo vệ trẻ không mắc viêm não Nhật Bản.
Trước đây, mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 300-500 ca viêm não nói chung, trong đó 1/5 là viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên những năm gần đây nhờ tiêm phòng, tỉ lệ viêm não Nhật Bản giảm nhiều, mỗi năm khoảng 250-300 ca viêm não. Từ đầu năm đến, Bệnh viện tiếp nhận 99 ca viêm não nhập viện, trong đó có 15 ca viêm não do herpes, 2 ca viêm não Nhật Bản...
Dù vậy, bác sĩ khuyến cáo hiện giờ mới bắt đầu vào mùa viêm não Nhật Bản. Vì thế, chúng ta cần đề cao cảnh giác, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Gia đình khi thấy con có triệu chứng bất thường cần đưa đi khám ngay.
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh chủ động, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất (tiêm đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại).
Ngoài ra, để phòng viêm não Nhật Bản cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè cần ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy.
Lịch tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em 1-5 tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng:
- Lần1: Khi trẻ đủ 1 tuổi
- Lần 2: 1-2 tuần sau lần 1
- Lần 3: 1 năm sau lần 2
Ngăn ngừa tử vong do sốc nhiệt Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đang điều trị một bệnh nhân bị sốc nhiệt nghiêm trọng khi lao động trong thời tiết nắng nóng. Các triệu chứng sốc nhiệt - ẢNH: SHUTTERSTOCK Có thể tử vong do suy đa tạng Đại diện Trung tâm chống độc - Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, bệnh nhân (BN)...