Đang đi chăn bò, tình cờ phát hiện hóa thạch ‘quái vật’ 20.000 năm tuổi
Đây là loài sinh vật được xem là tổ tiên của các loài thú có mai hiện đại, đã phát triển ở Nam Mỹ từ cách đây 30 triệu năm trước khi tuyệt chủng vào cuối thế Canh Tân cách đây 10 nghìn năm.
Khám phá được thực hiện bởi một nông dân người Argentina có tên Juan de Dios Sota trong lúc chăn thả gia súc bên một bờ sông ở phía đông nước này. Theo anh Dios Sota, trong lúc đang cho bò ăn cỏ, anh bất ngờ phát hiện dưới lòng sông một số vật thể hình dáng kì quái và có kích thước to lớn. Đợt hạn hán đã làm sông Vallimanca trở nên khô cạn, hé lộ ra những thứ không ngờ.
Anh Dios Sota sau đó đã lập tức thông báo với nhà chức trách. Sau khi nhận được thông báo, viện khảo cổ học INCUAPA của Argentina đã cử người tới xem xét và phát hiện hài cốt của 4 cá thể Glyptodo.
Hài cốt của cá thể Glyptodo
Được biết, đây là loài sinh vật được xem là tổ tiên của các loài thú có mai hiện đại, đã phát triển ở Nam Mỹ từ cách đây 30 triệu năm trước khi tuyệt chủng vào cuối thế Canh Tân cách đây 10 nghìn năm. Các Glyptodont lớn nhất có thể nặng tới 2.000 kg.
Video đang HOT
Theo các nhà sinh vật học, Glyptodon là loài thú ăn cỏ và có lối sống chậm chạp giống như loài rùa. Bản năng sinh tồn và tuổi thọ của loài này rất đáng nể. Chúng có lớp mai siêu cứng dày tới 5cm để bảo vệ bản thân trước các loài động vật khác, bao gồm loài chim ăn thịt cổ xưa, không biết bay, được gọi là Terror Bird. Ngay cả các khu vực cơ thể không được bao phủ bởi lớp mai cũng được bảo vệ bằng các phần xương cứng rắn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện hài cốt của 4 cá thể Glyptodon phía dưới lòng sông
Do đó, nguyên nhân tuyệt chủng của chúng nhiều khả năng xuất phát từ con người. Phần mai vỏ của Glyptodon có rất nhiều công dụng. Chính vì thế, chúng đã bị loài người săn giết để lấy mai.
Ở nhiều nơi tại Argentina từng khai quật được nhiều cổ vật, đồ dùng sinh hoạt của người tiền sử được làm từ mai của Glyptodon. Với kích cỡ to lớn như một chiếc xe ô tô, mai của Glyptodon thường được sử dụng để làm giường ngủ, mái chê nắng gió, vật đựng, hoặc được chế thành công cụ bảo vệ cho con người.
Trong khi đó, đuôi của loài Glyptodon còn được tận dụng để chế tác thành các loại vũ khí. Các cụm xương ở phần cuối đuôi khá lí tưởng để trở thành những chiếc trùy gai cho con người sử dụng với mục đích đi săn hoặc chiến đấu.
Glyptodon sống cùng thời với loài người tiền sử
Đây là lần đầu tiên có tới 4 cá thể Glyptodon được phát hiện trong cùng một địa điểm. Tất cả chúng có vẻ như đang cùng nhau di tản tới một nơi nào đó. Khi phát hiện, đầu của 4 con Glyptodon đều quay về chung một hướng. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của các cá thể này hiện vẫn đang được các chuyên gia tìm hiểu thêm.
Theo Anh Việt/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Tìm ra thủ đô của Vương quốc Maya cổ đại tại Mexico
Thủ đô biến mất từ lâu của vương quốc Maya cổ đại đã bất ngờ được tìm thấy ở sân sau của một người chăn nuôi gia súc ở Mexico.
Bản đồ mô tả khu vực được cho là thủ đô của Vương quốc Maya cổ đại.
Các nhà khảo cổ học đã mất rất nhiều công sức để tìm kiếm thủ đô của người Maya bị mất tích. Rất nhiều cơ quan tìm kiếm nhưng không có kết quả, cho đến gần đây mới có bằng chứng cho thấy thủ đô của vương quốc bí ẩn này rất có thể ở Chiapas, Mexico.
Phó giáo sư nhân chủng học Charles Golden và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng địa điểm khảo cổ tên là Lacanja Tzeltal ở nơi ngày nay là bang Chiapas ở đông nam Mexico. Nó có khả năng rất cao.
Bằng chứng được các nhà khảo cổ tin tưởng đó là các di tích, một trong số đó đã viết các văn bản mô tả các nghi lễ, trận chiến, một con rắn nước trong thần thoại và điệu nhảy của một vị thần mưa. Các tàn tích của kim tự tháp, cung điện hoàng gia và sân bóng nghi lễ cũng đã được phát hiện.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục lập bản đồ thành phố bằng cách sử dụng một hệ thống quang với các hiện tượng hấp thụ và tán xạ ánh sáng để quét các vật thể và tạo ra một bức tranh ba chiều về không gian xung quanh.
Golden và các đồng nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu của họ mới đây trên Tạp chí Khảo cổ học và hiện đang tiếp tục nghiên cứu thêm.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Phát hiện nền văn minh 'công nghệ cao' ngoài hành tinh? Các nhà thiên văn học đã phát hiện bằng chứng của sự tồn tại cộng đồng người ngoài hành tinh ở hơn 50 dãy ngân hà. Theo hãng tin Express, các bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh đã được phát hiện ở hơn 50 dãy ngân hà. Một đội các nhà khoa học Hoa...