Đăng đàn khoe “vùi đầu học tập” để vào Đại học Stanford, con gái đại gia bị phát hiện mua điểm với giá 6,5 triệu USD
Con gái một gia đình tài phiệt ở Trung Quốc, người từng lên mạng chia sẻ việc nỗ lực để vào được trường Stanford vừa bị phát hiện có liên quan tới đường dây chạy điểm rúng động nước Mỹ.
Vào 12/3, thông tin gần 50 người bị bắt trong đường dây lừa đảo tuyển sinh đại học trên toàn nước Mỹ với con số lên đến 25 triệu USD đã gây chấn động dư luận. Đây được coi là vụ lừa đảo tuyển sinh đại học lớn nhất từng bị phanh phui tại Mỹ. Người cầm đầu William Singer cũng đã chính thức nhận tội lừa đảo, rửa tiền, gian lận và cản trở công lý.
William Singer, người cầm đầu đường dây chạy trường ở Mỹ. (Ảnh: Scott Eisen/Getty Images)
Đối tượng chi trả 6,5 triệu USD – số tiền lớn nhất trong số các phụ huynh tham gia vào đường dây này – để đưa con gái vào Đại học Stanford là một gia đình người Trung Quốc, trang CNN cho biết.
Mới đây, trang Los Angeles Times đã công bố danh tính cô con gái là nữ sinh Yusi Zhao. Bố của Yusi là ông Zhao Tao, mang quốc tịch Singapore, có mặt trong danh sách 21 người giàu nhất Singapore do Forbes công bố, với tài sản lên tới 1,8 tỷ USD. Sau khi vụ bê bối và danh tính của cả gia đình bị đưa ra ánh sáng, mẹ của Yusi Zhao đã lên tiếng cho biết gia đình mình chỉ là nạn nhân của vụ lừa đảo. Theo đó, họ tưởng rằng khoản quyên góp 6,5 triệu USD chỉ nhằm mục đích trả lương cho thực tập sinh, tài trợ học bổng cho các chương trình thể thao cũng như giúp đỡ các sinh viên đủ điểm nhưng không đủ kinh phí theo học ở Stanford. Bà Zhao cũng nhấn mạnh rằng mình không biết gì về quá trình nhập học vào các trường đại học ở Mỹ.
Ông trùm dược phẩm Zhao Tao, được tạp chí Forbes liệt kê là người giàu thứ 21 ở Singapore
Dân mạng mới đây lại càng được dịp dậy sóng khi tìm ra được một video do Yusi Zhao đăng tải vào năm 2017 nhằm chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho các bạn sinh viên đồng hương khi muốn vào những trường danh tiếng của Mỹ. Theo đó, cô gái này cho biết mình thi vào Stanford và vượt qua cuộc thi tuyển khó khăn và thách thức bằng những nỗ lực của bản thân.
Yusi cho biết mình đã “vùi đầu vào học hành” để cải thiện điểm số. Cô thậm chí còn từ bỏ thú vui cưỡi ngựa để tập trung ôn thi. Với bộ môn Tiếng Anh, Yusi khuyên mọi người nên chăm xem các chương trình tạp kỹ của Mỹ và tập hát theo các bài hát Tiếng Anh.
“Mọi người có thể cho rằng bạn không làm được, nhưng bạn có thể chứng minh cho họ thấy bằng sự cố gắng và chăm chỉ của mình”, Yusi tự hào chia sẻ trong video.
Video đang HOT
Yusi Zhao trong đoạn clip chia sẻ kinh nghiệm của bản thân được đăng tải vào năm 2017
Nàng tiểu thư bị bóc trần chạy trường với giá 6,5 triệu USD
Theo CNN, Los Angeles Times
Các trường ĐH lớn nhất nước Mỹ xử lý phụ huynh và các sinh viên mua điểm thi vào trường như thế nào?
Các sinh viên và thí sinh có dính líu đến bê bối lừa đảo tuyển sinh lớn nhất nước Mỹ này đều bị từ chối nhập học hoặc chịu hình thức kỷ luật nghiêm ngặt. Ngoài ra vấn đề truy tố trách nhiệm trước pháp luật hiện vẫn đang bỏ ngỏ.
Vào 12/3, thông tin gần 50 người bị bắt trong đường dây lừa đảo tuyển sinh đại học trên toàn nước Mỹ với con số lên đến 25 triệu USD đã gây chấn động dư luận. Đây được coi là vụ lừa đảo tuyển sinh đại học lớn nhất từng bị phanh phui tại Mỹ. Theo đó, nhiều bậc cha mẹ giàu có đã chấp nhận chi từ 200.000 đến 6,5 triệu USD để đảm bảo con em mình chắc suất vào các trường do họ lựa chọn, chủ yếu là các trường danh giá và nổi tiếng thế giới nhưYale, Stanford, Nam California, Georgetown...
33 phụ huynh là những người nổi tiếng, có chức quyền và giàu có, cùng 13 huấn luyện viên thể thao tại các trường đại học bị buộc tội đã dính lưu và tham gia vào đường dây buôn bán này. Phương thức thực hiện chủ yếu sẽ là hối lộ các quản trị viên và huấn luyện viên thể thao ở trường đại học để giúp thí sinh trúng tuyển vào đội thể thao của trường, từ đó sẽ đường đường chính chính bước vào trường dù không đủ năng lực về văn hoá. Đa số các thí sinh không biết về hành động gian lận của bố mẹ, tuy nhiên hiện nay việc các thiếu niên có bị truy tố hay không vẫn còn chưa ngã ngũ.
Trước sức ép của dư luận và sự can thiệp của pháp luật, mới đây các trường có liên quan đến bê bối này đã chính thức đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể.
1. Đại học Stanford
Đại học Stanford tuyên bố sa thải huấn luyện viên trưởng đua thuyền buồm John Vandemoer, vì đã giới thiệu hai thí sinh để đổi lấy khoản đóng góp tài chính cho chương trình đua thuyền buồm của trường.
2. Đại học Yale
Kể từ khi bị phát hiện có dính líu vào bê bối lừa đảo, tỷ lệ dự tuyển vào Yale đã sụt giảm 5,9%
Hiện nay Yale mới phát hiện ra cựu huấn luyện viên trưởng đội bóng đá nữ từ năm 2015 là bà Rudolph "Rudy" Meredith đã cấu kết để đưa một thí sinh vào danh sách đội tuyển. Thí sinh này đã bị từ chối nhập học. Phía nhà trường cho biết sẽ tiếp tục điều tra nội bộ để xác định xem còn ai tham gia vào việc tiếp tay cho các hành vi sai trái hay không.
3. Đại học Nam California
Nhà trường đã tiến hành sa thải giám đốc thể thao cấp cao Donna Heinel và huấn luyện viên bóng nước Jovan Vavic vì đã tiếp tay cho hành vi sai trái nói trên. Ngoài ra tất cả thí sinh được phát hiện ra có hành vi gian lận sẽ bị từ chối nhập học, tuy nhiên danh tính của họ sẽ không được công bố, tuân thủ theo Đạo luật Quyền riêng tư và Quyền Giáo dục Gia đình năm 1974.
Nữ diễn viên Lori Loughlin bị cáo buộc đã trả 500.000 USD để hai con gái được nhận vào đội tuyển chèo thuyền, dù họ không chơi môn thể thao này.
4. Đại học Georgetown
Gordon Ernst, cựu huấn luyện viên tennis của Đại học Georgetown là nhân vật đã tham gia vào đường dây lừa đảo tuy nhiên ông này đã không còn làm việc tại trường từ tháng 12/2017.
Ngoài ra có 12 sinh viên đang theo học tại Georgetown bị phát hiện ra có liên quan đến bê bối , tuy nhiên nhà trường vẫn đang trong quá trình xem xét để đưa ra biện pháp xử lý.
5. Đại học California tại Los Angeles
Trường đã đình chỉ huấn luyện viên trưởng đội bóng đá nam Jorge Salcedo, người nhận tiền để đưa thí sinh vào trường. Sinh viên và thí sinh có liên quan đến bê bối sẽ bị kỷ luật và từ chối nhập học.
6. Đại học Wake Forest tại Carolina
Đại học Wake Forest ở Winston-Salem, Bắc Carolina
Huấn luyện viên bóng chuyền Bill Ferguson - người nhận 100.000 USD để đưa các thí sinh vào đội bóng chuyền nữ hiện đã bị đình chỉ công tác. Khoản tiền 50.000 USD mà trường nhận được dưới hình thức quỹ đầu tư có liên quan đến bê bối này sẽ được sử dụng cho chương trình học bổng hỗ trợ sinh viên thế hệ thứ nhất (là người đầu tiên trong gia đình đỗ đại học). Về các sinh viên bị nghi ngờ có dính líu đến vụ việc, hiện nhà trường vẫn đang thu thập thêm bằng chứng để đưa ra hình thức kỷ luật thích hợp.
7. Đại học Texas
Đại học Texas đã sa thải huấn luyện viên đội tennis nam Michael Center, người bị cáo buộc nhận hối lộ gần 100.000 USD để nhận một thí sinh chưa từng thi đấu tennis năm 2015. Sinh viên này đã rời khỏi đội sau khi vào trường.
8. Đại học San Diego
Lamont Smith - cựu huấn luyện viên môn bóng rổ nam của Đại học San Diego và đã thôi việc từ tháng 3/2018 bị cáo buộc đã nhận tiền để đưa 2 sinh viên không đạt yêu cầu vào trường. Đại học San Diego cho biết họ sẽ làm việc với một công ty luật độc lập để điều tra và chỉ định một ủy ban đặc biệt để giảm sát phản ứng của trường Đại học Texas ở El Paso - nơi ông Lamont Smith làm việc sau khi rời khỏi trường cũ. Nhà trường không nói rõ hình thức xử lý sinh viên sai phạm nhưng khẳng định sẽ có hình thức kỷ luật thích hợp.
Theo Helino
Bộ GD chống gian lận thi THPT quốc gia 2019 thế nào? Bộ GD-ĐT vừa đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm lập lại trật tự thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, nhằm tiếp tục hoàn thiện và ổn định kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng; khắc phục tình trạng tiêu cực, gian lận trong thi cử, tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã tổ chức...