Đang có 16 vợ và 151 con, người đàn ông 66 tuổi ấp ủ ước mơ “sở hữu” 100 bà xã và 1000 con trước khi qua đời khiến CĐM sốc nặng
Quả thật, ước mơ cao xa của người đàn ông này khiến cho CĐM không khỏi ngạc nhiên.
Mới đây thôi, CĐM đang có một phen xôn xao trước câu chuyện về một gia đình chắc cũng phải thuộc vào diện đông “nhân khẩu” nhất trên thế giới. Cụ thể, đó là về một người đàn ông 66 tuổi, thậm chí còn thất nghiệp từ lâu ở Zimbabwe nhưng lại đang có cho mình tới 16 người vợ, kèm theo đó là 151 đứa con. Nếu chỉ có như vậy thì thôi, nhưng đằng này, dường như những con số kể trên lại chưa thật sự làm Niandoro – nhân vật chính trong câu chuyện cảm thấy thỏa mãn. Thậm chí, ông còn chia sẻ ước mơ trước khi nhắm mắt sẽ thực hiện được việc cưới 100 bà vợ và có 1000 người con.
Niandoro và gia đình “bé nhỏ” của mình
Theo đó, chia sẻ với truyền thông địa phương, Niandoro tiết lộ rằng anh phải lập ra hẳn một bản kế hoạch đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình “quan hệ” của mình với các bà vợ. Được biết, nhiệm vụ của Niandoro là mỗi đêm phải “thỏa mãn” được ít nhất 4 bà vợ, còn ngoài ra ông chẳng hề có công việc nào khác. Nhân vật chính cũng cho biết thêm rằng tùy theo độ tuổi của từng người vợ, ông sẽ có những phương án, cách tiếp cận và đối xử khác nhau.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là Niandoro chia sẻ rằng bản thân mình không hề có áp lực gì, đồng thời các bà vợ cũng cực kỳ hài lòng và tận hưởng cuộc sống hiện tại. Lần gần nhất mà người đàn ông này kết hôn đã là vào năm 2015, sau đó, vì tình hình kinh tế có phần khó khăn mà ông đã tạm dừng kế hoạch có thêm bà xã. Tuy nhiên, điều khiến CĐM phải sốc hơn nữa là khi Niandoro tuyên bố mình không hề có kế hoạch dừng sinh con cho tới khi chết. Ông thậm chí còn đã lên kế hoạch kết hôn với người vợ thứ 17 vào mùa đông năm nay. Niandoro còn gây sốc hơn khi chỉ kết hôn với phụ nữ trẻ vì theo ông, phụ nữ có tuổi thì ham muốn sẽ giảm đi, và cũng không thỏa mãn được ông.
Mặc dù có tới hơn 150 đứa trẻ, nhưng Niandoro không cảm thấy đấy là gánh nặng dù rằng bản thân ông thì thất nghiệp. Gia đình của ông chủ yếu dựa vào nông nghiệp để kiếm sống và gần đây, họ đã được giao 93ha đất gần dãy núi Mvurwi. Hiện tại, 6 người con của ông đang phục vụ trong quân đội, 23 người con trai đã lập gia đình. Mục tiêu của Niandoro chính là hướng tới con số 100 người vợ, kèm khoảng 1.000 người con cho tới trước khi ông nhắm mắt. Và với độ tuổi 66 hiện tại, không nhiều người tin tưởng rằng Niandoro có thể thực hiện được mơ ước của mình.
Video đang HOT
Cư dân mạng tranh cãi chuyện "có nên vào đại học khi lương cử nhân chẳng bằng cô bán hủ tiếu": Nghề nào cũng có nỗi khổ, quan trọng là bạn cố gắng đến đâu
Đối mặt những thách thức thực tế từ cuộc sống, không ít cử nhân mới ra trường hoài nghi liệu học đại học có phải là một lựa chọn sáng suốt để thành công trong tương lai?
Có rất nhiều cách để thành công, nhưng chúng ta thường con đường kinh điển nhất, đó là bước chân vào môi trường đại học. Thế nhưng, sau 4 năm học, không phải ai cũng có thể tiến gần tới ước mơ của mình.
Mỗi năm, hàng ngàn sinh viên rơi vào tình cảnh thất nghiệp, hoặc phải làm trái ngành. Người may mắn có việc thì chưa chắc lương đã đủ nuôi sống bản thân. Đứng trước những thách thức thực tế từ cuộc sống, họ bắt đầu cảm thấy hoài nghi về giá trị của tấm bằng mà mình nhận được.
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một chủ đề khiến nhiều người tranh luận gay gắt: Học đại học hay bán hủ tiếu? Mọi chuyện bắt đầu từ một dòng tâm sự của nhân viên văn phòng trẻ: "Cô bán hủ tiếu bán 30.000 VNĐ/tô. Mỗi ngày cô bán được 80 tô. Lời mỗi ngày cô lời 800.000 VNĐ. 1 tháng thu nhập khoảng 24 triệu. Trong khi tôi đi làm 5 năm chỉ có 12 triệu VNĐ. Vậy bằng đại học có giá trị gì?" .
(Ảnh: Sinh Viên Plus)
Nhiều người bày tỏ, với mức lương khởi điểm 6 triệu VNĐ/tháng và mức lương 12 triệu VNĐ/tháng sau 5 năm đi làm, sẽ rất khó để thuyết phục sinh viên rằng giáo dục là con đường ngắn nhất để thoát nghèo. Chưa kể, làm kinh doanh bên ngoài không những kiếm được nhiều tiền hơn, mà còn thoải mái về tinh thần.
"Tôi có 11 năm trong ngành khách sạn, lương tính ra chỉ có 300.000 VNĐ/ngày. Nay tôi ra mở quán bán xúp, bánh tráng và trà tắc. Mỗi ngày có thể kiếm 400.000-500.000 VNĐ/tiền lời. Bán buổi chiều, sáng tôi có thời gian đi làm thêm, tưới cây cho nhà hàng, thêm 180.000 VNĐ/buổi. Gấp đôi lương tôi đi làm trước đây. Nhưng thoải mái tinh thần, không áp lực, không bị ai kiếm chuyện, nhất là nhân viên với nhau và cả sếp nữa. Mệt mỏi lắm" , độc giả S.Đ bình luận.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với ý kiến trên. Một số độc giả cho rằng không nên chỉ nhìn vào số tiền mà cô bán hủ tiếu kiếm được mà bỏ qua quá trình vất vả đằng sau.
(Ảnh minh họa)
Để tăng tính thuyết phục, cư dân mạng đưa ra vô số dẫn chứng. Nhân viên văn phòng thường làm việc cố định từ 8h sáng đến 5h chiều mỗi ngày, trong khi cô bán hủ tiếu phải dậy từ 3-4h sáng để nấu nước lèo và dọn hàng; nhân viên văn phòng được ngồi điều hòa, còn cô bán hủ tiếu phải chịu nóng đứng bán hàng ngoài trời; sau 5-10 năm, nhân viên văn phòng có thể được thăng chức và tăng lương, còn cô bán hủ tiếu thu nhập sẽ vẫn vậy...
"Mẹ mình cũng từng 10 mấy năm buôn bán đồ ăn. Cực lắm. Cực bản thân thức khuya dậy sớm, cực gia đình con gái phải phụ nữa, nên mẹ mình mới nghỉ bán đó. Đôi lúc bán đắt cũng có tiền thiệt nhưng cũng nhiều lúc bán ế rồi lỗ" , độc giả N.T chia sẻ.
Chưa kể, đại học còn đem lại cho một giá trị to lớn hơn cả, đó là tri thức. Nếu biết vận dụng tri thức một cách khôn ngoan, cuộc sống của chúng ta sẽ "dễ thở" hơn rất nhiều.
"Học có bằng chưa chắc bạn có việc nhưng vẫn phải học để có nền tảng, có kiến thức, để áp dụng, tận dụng được gì trong cuộc sống thì tốt phần đó" , độc giả N.M khuyên mọi người.
(Ảnh minh họa)
Nhìn chung, đa số mọi người đều nghĩ rằng việc so sánh giữa nhân viên văn phòng và cô bán hủ tiếu là vô cùng khập khiễng. Bởi lẽ, một bên là người làm công ăn lương, một bên là người làm kinh doanh, bản chất đã không giống nhau nên không thể so sánh được. Mấu chốt quan trọng để thành công nằm trong khả năng của từng người.
"Học đại học ra làm văn phòng lương 6-7 triệu VNĐ là do bạn chưa đủ giỏi. Còn bán hủ tiếu tháng ng ta bán đc 24-25 triệu VNĐ là do người ta bán ngon" , độc giả H.T bày tỏ.
Độc giả T.P cũng có quan điểm tương tự: "Đi làm văn phòng mà sau 5 năm lương vẫn 12 triệu VNĐ/tháng thì nên hỏi lại xem trong 5 năm vừa rồi bạn ấy đã nỗ lực đủ chưa thôi.
Như tôi ra trường cách đây hơn chục năm lương cũng có 4,5 triệu VNĐ thôi (công nhân mà), sau 5 năm thay đổi nhiều nghề thì lên được tầm hơn 40 triệu VNĐ, không cao nhưng vừa đủ chu cấp cho gia đình. Có bằng đại học là có cơ hội cho bạn tiến xa hơn, nhưng bạn có nắm bắt được không là ở bạn chứ không phải ở tấm bằng".
Suy cho cùng, đại học hay bán hủ tiếu cũng chỉ là một con đường, mà thành công lại có rất nhiều lối rẽ. Nếu biết nắm bắt cơ hội và khả năng của mình, chúng ta đều có cơ hội để thành công, dù làm nghề gì đi nữa.
"Kinh doanh bán buôn cũng có nỗi khổ của nó, đi học cũng vậy. Mỗi người đều cần có cho mình một cái nghề để sinh sống và ổn định về sau. Đâu ai dễ dàng một phát lên mây, nói chung là cái nào cũng khó khăn nhưng quan trọng mình nên biết cố gắng và nắm bắt tất cả cơ hội mà mình có được. Hãy làm tốt nhất có thể, tạo cho mình một nghề, một công việc ổn định để sau này có thể lo cho bản thân và gia đình" , độc giả I.A kết luận.
Ngân Sát Thủ bất ngờ tiết lộ: Nếu không nghe lời ViruSs làm streamer thì giờ đã là cô giáo? Ngân Sát Thủ còn chia sẻ thêm rằng đam mê lớn nhất của cô là ca hát và muốn trở thành ca sĩ, tuy nhiên cô đã gác lại ước mơ và hiện tại là một streamer tên tuổi của làng game Việt. Ngân Sát Thủ đã là cái tên vô cùng quen thuộc với cộng đồng game thủ Việt. Cô nàng streamer...