Đẳng cấp của Bill Gates: Bị Elon Musk ‘cà khịa’ nhưng vẫn dành lời có cánh cho đối phương
Trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg ngày 17/9 vừa qua, Bill Gates cho rằng sẽ không thực sự công bằng khi gọi Elon Musk là “Steve Jobs” tiếp theo.
Cụ thể, khi được người dẫn chương trình Erik Schatzker hỏi rằng liệu Musk có được coi là “Steve Jobs” tiếp theo hay không nhờ những tiến bộ mà Tesla và SpaceX tạo ra về ô tô điện và tên lửa, nhà đồng sáng lập Microsoft đã thẳng thắn trả lời: “Nếu bạn biết rõ từng người, sự so sánh đó có vẻ như khá kỳ lạ. Trong khi Musk thiên về kỹ sư thực hành thì Jobs là một thiên tài về việc thiết kế và marketing. Bạn không thể nhầm lẫn hai người họ với nhau”.
Tỷ phú Bill Gates.
Musk thường đề cập đến lịch trình làm việc khắt khe và cách tiếp cận của mình. Ví dụ, trong cuộc gọi thu nhập của Tesla vào tháng 11/2017, Musk cho biết ông đã dành rất nhiều thời gian tại nhà máy sản xuất pin của Tesla. Thậm chí, ông còn ngủ ngay trên sàn nhà và không tắm gội để bắt kịp tiến độ sản xuất Tesla 3 vào năm 2018.
Video đang HOT
Musk nói: “Tôi đang cố gắng giải quyết các vấn đề một cách cá nhân nhất có thể. Chúng tôi làm việc 7 ngày/tuần và ngày Chủ nhật, tôi vẫn làm việc đến 2 giờ sáng để giúp chẩn đoán các vấn đề về hiệu chuẩn robot. Tôi đang làm mọi thứ có thể”.
Về phần Steve Jobs, Bill Gates nhận xét: “Ông ấy quả là một phù thủy trong việc thúc đẩy mọi người. Ông ấy dùng ‘phép thuật’ của mình để khiến mọi người bị mê hoặc”.
CEO đương nhiệm của Apple, Tim Cook từng kể lại cách Jobs thuyết phục ông gia nhập công ty khi hai người gặp nhau năm 1998. Ban đầu, Cook có chút do dự nhưng cách mà Jobs nói chuyện đã thay đổi suy nghĩ của ông. Cook chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2014: “Tôi đã xem xét những vấn đề mà Apple gặp phải và nhận ra rằng tôi có thể đóng góp ở đây. Và được làm việc với ông ấy là một đặc ân cả cuộc đời đối với tôi”.
Về mối quan hệ giữa Gates và Musk, Gates cho biết ông vô cùng tôn trọng Musk và đánh giá cao Tesla. Ông cho rằng sản phẩm của Musk là đóng góp to lớn cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu và Tesla đã làm rất tốt. Tuy nhiên, như vậy vẫn là chưa đủ bởi nhiều mặt khác của lĩnh vực này vẫn đang gặp khó khăn nhất định.
Trong vài tháng trở lại đây, cổ phiếu Tesla đã tăng mạnh khiến tài sản của Musk tăng gấp ba lần. Gates từ chối trả lời về việc liệu cổ phiếu của hãng xe điện này được định giá quá cao hay không mà ông nói rằng mình chỉ quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Tuy có lúc ca ngợi đối phương nhưng thời gian gần đây, Gates và Musk cũng có lúc bất đồng quan điểm. Tháng 8, Gates viết một bài đăng trên blog về xe điện và nói rằng chúng không phải là giải pháp thực tế để thay thế xe tải và xe đường dài. Ông tỏ ra nghi ngờ về khả năng công nghệ pin hiện đại và thậm chí là tương lai có thể đủ sức để vận hành phương tiện cỡ lớn chạy đường dài.
Không lâu sau, khi được một người dùng Twitter hỏi rằng bản thân nghĩ gì về quan điểm trên của Gates, Musk trả lời: “Ông ấy chẳng biết gì cả”.
Đây không phải lần đầu tiên hai tỷ phú này mâu thuẫn với nhau. Trước đó, Gates từng chỉ trích Musk vì bình luận thiếu chính xác về Covid-19. Trong khi Musk hồi tháng 2 nói rằng ông rất thất vọng khi biết chiếc ô tô điện đầu tiên của Gates là Porsche Taycan chứ không phải Tesla.
EU muốn Apple, Alphabet và Amazon phải đóng thêm thuế
Paolo Gentiloni, Ủy viên châu Âu cho rằng những gã khổng lồ công nghệ đang hưởng lợi trong khoảng thời gian này khi nhìn ở góc độ kinh tế, nên họ phải bị áp đặt mức thuế mới.
Big Tech đang hưởng lợi nhờ dịch Covid-19
Theo CNBC, bình luận của Ủy viên châu Âu được đưa ra giữa lúc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang có những bất đồng về việc đánh thuế lên các công ty công nghệ lớn như Apple, Alphabet và Amazon.
Tại diễn đàn Ambrosetti của Hạ viện châu Âu, Gentiloni nhận định đây là một vấn đề lớn và thừa nhận khó khăn trong việc khắc phục những khác biệt với Mỹ. Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Ý nói thêm chẳng còn có thể "chấp nhận chuyện những gã khổng lồ đó, những kẻ đang chiến thắng trong đợt khủng hoảng này, không trả một mức thuế hợp lý ở châu Âu".
Vào năm 2018, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành của EU, đề xuất mức thuế số (digital tax) là 3%, lập luận rằng hệ thống thuế cần được cập nhật cho thời đại số. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho rằng mức thuế số không công bằng vì tác động không cân xứng đến các công ty Mỹ. Lúc đó, Ủy ban châu Âu cho biết các công ty công nghệ, về trung bình, phải trả mức thuế là 9,5% - so với mức 23,2% đối với doanh nghiệp truyền thống.
Nhưng sau khi dịch Covid-19 hoành hành, Big Tech (gọi chung cho những công ty công nghệ lớn) hưởng lợi do nhiều khách hàng phụ thuộc vào họ để làm việc từ xa, mua sắm và duy trì kết nối. Trong khi đó, các chính phủ châu Âu đang cần thêm kinh phí, và việc áp dụng mức thuế mới là một trong những hướng đi quan trọng để đạt được điều đó.
EU đang hướng đến việc đề xuất mức thuế số mới trong năm 2021 nếu các cuộc đàm phán thất bại vào cuối năm nay. Gentiloni phát biểu: "Nếu chúng tôi không có kết quả tốt ở cấp độ toàn cầu, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra đề xuất riêng vào năm tới". Mỹ đã rút khỏi các cuộc đàm phán trong tháng 6 - làm dấy lên nghi ngờ về tính khả thi của tiến độ năm nay. Gentiloni thừa nhận đã có tiến triển ở cấp độ kỹ thuật, nhưng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang ảnh hưởng đến tiến trình.
Tài sản Apple vừa bốc hơi 179 tỷ USD Cổ phiếu của Apple vừa chứng kiến mức sụt giảm sâu nhất kể từ ngày 16/3. Ngày 19/8, gã khổng lồ công nghệ Apple chính thức chạm tay tới cột mốc 2.000 tỷ USD giá trị vốn hóa. Để vươn lên được mức giá trị 1.000 tỷ USD, công ty công nghệ này đã phải trải qua hành trình dài 42 năm trước...