Đảng bộ xã Ngọc Sơn đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng gần dân, sát cơ sở
Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đến nay, xã Ngọc Sơn ( Ngọc Lặc) đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt kinh tế – xã hội.
Một trong những dấu ấn đậm nét là sự quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở địa phương.
Mô hình trang trại tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao của hộ gia đình anh Bùi Văn Đồng, thôn Thanh Sơn.
Đồng chí Phạm Văn Đồng, bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã, cho biết: Những năm qua, Đảng ủy xã Ngọc Sơn đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng sâu sát cơ sở, rõ người, rõ việc, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt trong phát triển kinh tế. Đảng ủy đã vận dụng, cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, chương trình hành động, kế hoạch của tỉnh, huyện về lãnh đạo phát triển kinh tế phù hợp, sát với điều kiện thực tiễn ở địa phương, xây dựng những giải pháp thiết thực, phù hợp trong lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội. Thay vì triển khai nhiệm vụ chung chung, đảng bộ tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể, sát với thực tiễn nhiệm vụ ở xã; đồng thời, giao nhiệm vụ cho đảng viên phụ trách từng hộ dân, đồng nghĩa với việc vận động, giúp đỡ bà con chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Những khó khăn, vướng mắc của bà con trong quá trình sản xuất, phát triển kinh tế được cán bộ, đảng viên tiếp thu, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo cấp trên. Tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân mạnh dạn chuyển đổi đất lúa kém năng suất sang trồng cây màu có giá trị kinh tế cao theo mô hình liên doanh, liên kết; vận động, kêu gọi doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng mô hình rau sạch, hệ thống nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP, trên tổng diện tích 16,4 ha; duy trì hoạt động ổn định 5 trang trại, 15 gia trại… Điển hình như trang trại tổng hợp của gia đình anh Bùi Văn Đồng, thôn Thanh Sơn, trồng hơn 2.000 gốc bưởi da xanh, chăn nuôi dê, gà, chim bồ câu… cho nguồn thu 400 – 500 triệu đồng/năm; hay trang trại tổng hợp của gia đình anh Trần Văn Thuần, thôn Minh Lâm có hơn 2.000 gốc cam Canh, 500 gốc cam Xã Đoài, 500 gốc cam lòng vàng… cho nguồn thu 500 – 600 triệu đồng/năm. Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo, vận động Nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để mở rộng các ngành nghề, phát triển dịch vụ, thương mại và tiểu – thủ công nghiệp. Hiện trên địa bàn xã có 41 hộ hoạt động trong các ngành nghề như: đóng đồ mộc, sửa chữa xe máy, sản xuất gạch không nung, chế biến tinh bột nghệ, bột sắn dây, chế biến phụ phẩm nông nghiệp; 82 hộ sản xuất, kinh doanh, buôn bán đang hoạt động hiệu quả; hơn 1.000 lao động làm việc tại các công ty, nhà máy…
Nhờ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng gần dân, sát cơ sở, những năm qua, kinh tế – xã hội của xã ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng ổn định, nâng cao; hệ thống đường, trường, trạm, nhà văn hóa được quan tâm đầu tư, cải tạo, đáp ứng nhu cầu của người dân; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định. Đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), giai đoạn 2015-2020, xã đã huy động Nhân dân đóng góp xây dựng 22,2 km đường điện chiếu sáng, bê tông hóa 26,4 km đường giao thông, xây mới 4 nhà văn hóa thôn… tổng kinh phí là 136,1 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp 95,8 tỷ đồng (bao gồm cả giải tỏa vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, đóng góp tiền, vật liệu và ngày công lao động). Năm 2019, xã Ngọc Sơn đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến nay, Chương trình XDNTM ở Ngọc Sơn đã bước vào giai đoạn mới là giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Hiện xã đang tập trung các giải pháp thực hiện có hiệu quả các tiêu chí: giao thông; tổ chức sản xuất; vườn hộ; môi trường và an toàn thực phẩm, phấn đấu năm 2025 có từ 2 thôn trở lên đạt thôn kiểu mẫu và xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm - hướng đi bền vững trong sản xuất vụ đông
Vụ đông năm 2021-2022 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như thời tiết diễn biến phức tạp, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản,...
Trước thực trạng đó, với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Người dân xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) chăm sóc cây trồng vụ đông.
Được xem là vụ sản xuất chính trong năm nên sau khi thu hoạch xong lúa mùa, huyện Yên Định đã chỉ đạo các xã, thị trấn vận động người dân tích cực đẩy mạnh gieo trồng vụ đông, bảo đảm đúng khung thời vụ; khuyến cáo người dân chỉ sản xuất những cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, có đầu ra ổn định như: ngô ngọt, ớt, rau an toàn,... Để việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm có hiệu quả, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, như: tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, nâng cao năng lực sản xuất của người dân, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất,... Bên cạnh đó, các HTX cũng đã chủ động tìm kiếm thị trường; đồng thời kết nối giữa doanh nghiệp và các hộ dân trong việc thực hiện liên kết sản xuất các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao; thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa để tiết kiệm nhân công,... Đến nay, trên địa bàn huyện đã có hơn 1.500 ha cây trồng vụ đông được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, như: rau màu, ngô làm thức ăn chăn nuôi, ngô ngọt, ớt, các loại giống bầu, bí, dưa chuột,... với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm, Công ty CP Thương mại và Xuất nhập khẩu thực phẩm Sao Mai,...
Với chủ trương phát triển vụ đông theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; ngay từ đầu vụ, huyện Hoằng Hóa đã giao chỉ tiêu cụ thể về diện tích cho từng địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp, HTX và các hộ dân có điều kiện thuê, mượn đất của người dân để sản xuất cây vụ đông; tập trung vào các cây trồng có lợi thế và ưu tiên các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên; có thể sử dụng các biện pháp thủ công trong việc sơ chế, bảo quản được trong thời gian dài. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát như hiện nay ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, huyện cũng đã chủ động liên hệ, tìm hiểu các địa phương khác trong và ngoài huyện, nắm bắt nhu cầu sử dụng về sản lượng, chủng loại sản phẩm nông sản để kết nối tiêu thụ giữa các địa phương, doanh nghiệp và nông dân; đồng thời, chuẩn bị các phương án, biện pháp sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản an toàn sản phẩm. Vụ đông năm 2021-2022, huyện Hoằng Hóa có khoảng 290 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm; trong đó, có 200 ha khoai tây, 90 ha ớt và rau an toàn...
Vụ đông năm 2021-2022 được nhận định sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Do đó, để bảo đảm hiệu quả kinh tế cho diện tích cây trồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã và đang đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp thu mua sản phẩm cây trồng vụ đông theo hợp đồng. Ngay từ đầu tháng 9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động đấu mối và cung cấp thông tin của 15 doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng vụ đông; đấu mối với các siêu thị, hệ thống chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thực phẩm an toàn đưa các sản phẩm cây trồng của tỉnh đủ điều kiện vào tiêu thụ. Bên cạnh đó, giao các địa phương rà soát kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nguồn lực, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm để đạt mục tiêu cao nhất về quy mô diện tích, năng suất và chất lượng nông sản. Đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động áp dụng cơ giới hóa, mở rộng diện tích cây vụ đông, nhất là các cây trồng có lợi thế, có thể bảo quản dài ngày, có thị trường tiêu thụ tốt, như: ngô sinh khối, ngô lấy hạt và các loại rau, lạc, đậu tương, khoai tây,... Đi đôi với đó, các địa phương cần tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp trong việc liên kết, hợp tác, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện cơ giới hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thường xuyên dự báo thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa nông sản để người dân chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường.
Thiệu Hóa hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ; tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao, có hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu kinh tế hợp lý. Đi đôi với đó, phát triển giáo dục, y tế theo hướng chất lượng cao và...