Đảng bộ Sở GD-ĐT: Tự tin trước thách thức mới
Đại hội Đảng bộ Sở GD-ĐT lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) vừa diễn ra đã tập trung thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của toàn ngành trong thời gian tới.
Đảng viên tham dự Đại hội Đảng bộ Sở GD-ĐT lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) bỏ phiếu bầu Ban chấp hành tại đại hội
Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ chia sẻ: “Trong 5 năm tới, nhiệm vụ đặt ra với ngành là rất nặng nề, nhiều vấn đề “ nóng” cần giải quyết dứt điểm như: quá tải trường lớp ở một số địa phương, đầu tư hiện đại hóa trường lớp; triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới gắn với tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo nghị quyết của Đảng”.
* Bám sát nhiệm vụ
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang cho biết, từ quá trình tham mưu hiệu quả của Sở, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở với các ngành và các địa phương, trong 5 năm qua, nhiệm vụ phát triển hệ thống trường lớp đã có những bước tiến vượt bậc. Chỉ tính riêng quy mô bậc mầm non đến THPT của tỉnh hiện nay là 899 trường với trên 740 ngàn học sinh. Nếu so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đã tăng lên 75 trường, quy mô học sinh cũng tăng trên 115 ngàn em, chưa tính đến bậc trung cấp, cao đẳng và đại học.
Video đang HOT
Giai đoạn 2015-2019, ngành GD-ĐT đã tham mưu cho tỉnh đầu tư trên 4,7 ngàn tỷ đồng cho GD-ĐT, trong đó đầu tư xây dựng mới phòng học hơn 4.029 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất trường học hơn 586 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị dạy học hơn 161 tỷ đồng.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Võ Ngọc Thạch thì cho rằng, điểm nhấn quan trọng trong nhiệm kỳ qua còn là việc tập trung hỗ trợ hiệu quả các địa phương, các trường THPT trực thuộc Sở tiếp tục nâng cao tỷ lệ trường chuẩn quốc gia. Nhiệm vụ này hằng tháng đều được Đảng ủy và Ban giám đốc giao cụ thể cho từng phòng chuyên môn bám sát cơ sở để hỗ trợ, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đánh giá công nhận đến đâu thực chất đến đó, không chạy theo thành tích. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 trường công lập được công nhận trường chuẩn quốc gia (đạt trên 55%), trong đó bậc mầm non trên 50%, THCS gần 60%.
Theo Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Nghiệp vụ 1 (Sở GD-ĐT) Trần Đình Vinh, thời gian qua, Sở đã chỉ đạo cho phòng hỗ trợ tích cực cho các cơ sở giáo dục quyết liệt đổi mới mạnh mẽ chương trình dạy và học. Cụ thể là hàng loạt giải pháp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tăng cường giáo dục trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ngoại ngữ thời hội nhập và trau dồi đạo đức cho học sinh… Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên sau khi được cập nhật chuyên môn nghiệp vụ đã có sự thay đổi, từ đó góp phần rất quan trọng vào nâng cao chất lượng dạy và học.
* Gắn trách nhiệm của người đứng đầu
Theo đánh giá của Đảng ủy, Ban giám đốc Sở GD-ĐT, những năm tới, nhiệm vụ và áp lực đối với ngành sẽ rất nặng nề khi dân số nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, nhu cầu trường lớp khó đáp ứng nếu thiếu tầm nhìn và sự đầu tư thích đáng, nhất là ở bậc mầm non. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đòi hỏi phải có điều kiện tương ứng về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Ngành cần phải tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn xã hội hóa. Vấn đề hội nhập quốc tế đối với ngành cũng đòi hỏi có sự đổi mới dạy và học theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung của tỉnh.
Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ cho biết, để đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng những đòi hỏi lớn đối với ngành, trong nhiệm kỳ 2020-2025 Đảng bộ Sở
GD-ĐT đã thống nhất với quyết tâm cao nhiều mục tiêu và giải pháp đồng bộ. Một trong những giải pháp quan trọng được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo sâu sát trong thời gian tới là gắn trách nhiệm của người đứng đầu từng đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao nhằm tạo chuyển biến căn bản, thực chất đối với các nhiệm vụ của ngành, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)
Thanh Hóa thí điểm dạy học trực tuyến khối THCS và THPT
Sở GD-ĐT Thanh Hóa sẽ triển khai dạy học trực tuyến thí điểm tại 8 trường, sau một tháng sẽ tổng kết, nhân rộng.
Tại Thanh Hóa, từ ngày 2/3, học sinh THPT, học viên Giáo dục thường xuyên và sinh viên các trường ĐH, CĐ đã trở lại trường sau thời gian nghỉ học phòng chống Covid-19, các cấp học từ Mầm non đến THCS vẫn tiếp tục nghỉ cho đến khi có thông báo tiếp theo. Theo Sở GD-ĐT Thanh Hóa, học sinh THPT và Giáo dục thường xuyên đi học đạt 97-98%, tình hình ổn định.
Hiện trên địa bàn tỉnh đang có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ mầm non, học sinh đang được cách ly, giám sát y tế do tiếp xúc với người thuộc diện cách ly. Trong đó có 4 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 31 trẻ em, học sinh.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu mục tiêu đặt ra trong thời điểm này đối với ngành giáo dục là phải có giải pháp hữu hiệu để duy trì và củng cố kiến thức cho các em học sinh.
Sở đang xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến để báo cáo UBND tỉnh, trước hết, thí điểm trong 8 trường ở các khối THCS và THPT ở TP Thanh Hóa, huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa...
Bà Hằng triển khai công tác dạy thí điểm trực tuyến
Theo bà Hằng, việc dạy thí điểm trực tuyến do Viễn thông Thanh Hóa và Viettel Thanh Hóa đề nghị chỉ áp dụng cho những nơi có điều kiện, học sinh ở nhà có máy tính, điện thoại thông minh. Còn ở vùng sâu, vùng xa sẽ rất khó khăn để thực hiện.
"Sở đã họp, nêu yêu cầu, ý tưởng là phải chọn những trường có đủ điều kiện, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin được. Mỗi khối chọn một lớp, dạy một tháng sau đó đánh giá, sơ kết lại xem có hiểu quả và triển khai tiếp được không, chưa áp dụng đại trà", bà Hằng cho biết thêm.
Liên quan tới khối Tiểu học, trao đổi với VietNamNet, ông Tạ Hồng Lựu, Trưởng phòng GD-ĐT TP Thanh Hóa cho biết, Phòng đã thông tin cho các trường về việc hỗ trợ của mạng Viettel và VNPT để các cô có thể triển khai dạy trực tuyến cho các cháu.
Tuy nhiên, việc này rất bất cập bởi học sinh tiểu học không có các phương tiện như máy tính, điện thoại thông minh, bên cạnh đó còn liên quan tới vấn đề phụ huynh có cho dùng điện thoại hay không... nên rất khó, không thể đồng bộ được.
"Nếu như có phương án dạy trên truyền hình cho học sinh tiểu học, thì nhà ai cũng có ti vi, sẽ khả thi hơn", ông Lựu nhận xét.
Lê Anh (vietnamnet.vn)
Bà Rịa Vũng Tàu cho toàn bộ học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 Sau khi đi học được 2 tuần, ngày mai (16.3), các học sinh THPT, học viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục nghỉ học - Nguyễn Long Ngày 15.3, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc...