Dân tộc thiểu số được cử tuyển vào đại học, tuổi không quá 22
Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được xem xét cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng với nhiều chế độ đãi ngộ.
Theo Bộ GD&ĐT, dự thảo Nghị định Quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Theo đó, mọi công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có thể được xem xét vào diện cử tuyển của các trường đại học, cao đẳng… trên toàn quốc nếu đáp ứng đủ các điều kiện, như độ tuổi, thời gian thường trú tại địa phương, sức khỏe, độ tuổi.
Học sinh vùng cao luôn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền trong công tác đào tạo. Ảnh: Bảo Trọng
Cụ thể, người được hưởng chế độ cử tuyển phải đáp ứng: Tốt nghiệp THPT đối với người được cử tuyển vào đại học, cao đẳng; tốt nghiệp THCS hoặc THPT đối với người được cử tuyển vào trung cấp (ưu tiên học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú); xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên; xếp loại học tập năm cuối cấp (hoặc cuối khoá) đạt loại khá trở lên với đối tượng được cử tuyển vào đại học, loại trung bình trở lên với đối tượng được cử tuyển vào cao đẳng, trung cấp.
Ưu tiên người có kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy của Bộ GD&ĐT. Các trường hợp được xem xét cử tuyển có độ tuổi không quá 22 và sức khỏe đảm bảo theo quy định.
Video đang HOT
Liên quan đến chế độ đào tạo, kinh phí, dự thảo quy định sẽ do UBND cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chi trả trực tiếp cho các cơ sở giáo dục theo quy định về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Dự thảo có 21 điều, dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.
Theo kinhtedothi
Tuyên dương 117 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu
Ngày 24/11, Ban Dân tộc TP Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) Thủ đô tiêu biểu, xuất sắc năm học 2018 - 2019. Đây là năm thứ 5 liên tiếp chương trình được tổ chức.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Thành uỷ - UBND TP Hà Nội, giáo dục và đào tạo vùng DTTS của Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả rất phấn khởi. 100% trẻ em được học lớp 1; tỷ lệ xã phổ cập Tiểu học, THCS đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt trên 90%; tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT hoặc tương đương trên 80%. Chế độ cử tuyển đối với học sinh được đảm bảo...
Tại buổi lễ ngày 24/11, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã tuyên dương, khen thưởng 117 học sinh, sinh viên DTTS Thủ đô tiêu biểu, xuất sắc năm học 2018 - 2019. Trong số các em được biểu dương, có 14 em vinh dự được Uỷ ban Dân tộc tặng Bằng khen; 18 em được UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen; 85 em còn lại được nhận giấy khen của Ban Dân tộc TP Hà Nội.
Các em học sinh, sinh viên được nhận Bằng khen của UBND TP Hà Nội
Đây là các em học sinh phổ thông đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, TP, cấp quận, huyện, thị xã; các em học sinh đỗ đại học đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia và các em sinh viên các trường đại học, cao đẳng đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2018 - 2019. Cùng với kết quả ấn tượng trong học tập, các học sinh, sinh viên được tuyên dương, khen thưởng còn đạt được nhiều thành tích trong phong trào thi đua, công tác Đoàn...
Tự hào với những thành tích đã đạt được, Phó Trưởng ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho rằng, các em không được bằng lòng với kết quả hôm nay, mà cần nhận thức cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng. Các em cần nhận thức đúng động cơ học tập, thấy rõ trách nhiệm của người học sinh, sinh viên đối với yêu cầu của xã hội để sống có lý tưởng, hoài bão, không ngừng học tập rèn luyện, sáng tạo để đạt dược nhiều thành tích cao hơn nữa...
Để các em học sinh, sinh viên thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình, Ban Dân tộc TP Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp, ban ngành từ T.Ư đến TP. Chăm lo đầu tư hơn nữa đối với công tác giáo dục và đào tạo vùng DTTS, tạo điều kiện để các em trở thành người có ích.
Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, hiếu học, trọng dụng nhân tài là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Cùng với nỗ lực từ gia đình, nhà trường, TP Hà Nội đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế - xã hội các huyện, xã vùng DTTS, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Đến nay, trong tổng số 62 trường đã có 33 trường đạt chuẩn Quốc gia. Giáo dục vùng DTTS và miền núi đã xích gần hơn với miền xuôi. Chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện được chú trọng.
Chúc mừng thành tích các em đã đạt được, tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, đây chỉ là bước đầu quan trọng để các em tiến đến nền tri thức cao hơn. "Đối với học sinh, sinh viên, phải có hoài bão để chinh phục tiến bộ khoa học công nghệ, khơi nguồn phong trào sáng tạo đổi mới" - bà Tuyến nhấn mạnh. Đồng thời đề nghị thời gian tới, các địa phương tiếp tục thực hiện quan điểm, mục tiêu của TP về đổi mới giáo dục. Quan tâm nâng cao năng lực ngoại ngữ, công nghệ cho các em học sinh, sinh viên, bởi đây là hai yếu tố rất quan trọng trong hội nhập.
Bên cạnh tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để các trường đạt chuẩn Quốc gia, các nhà trường cần tập trung hơn nữa đến nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập; mang đến cho các em điều kiện học tập, rèn luyện tốt nhất. "TP Hà Nội sẽ tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất và nhiều hơn nữa cho các thầy cô giáo, học sinh để thực hiện dạy tốt - học tốt, thực hiện hoài bão, ước mơ" - bà Tuyến cho biết.
Theo kinhtedothi
Chàng trai Mường chạm đến ước mơ Đinh Xuân Trường là một trong số 117 người được khen thưởng tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu năm 2019. Đây là năm thứ 5 lễ tuyên dương được Ban Dân tộc TP Hà Nội tổ chức, nhằm ghi nhận thành tích, cũng như động viên, khích lệ các em học...