Dần thoát khỏi “vũng lầy” Covid-19, New Delhi tính mở cửa
Chính quyền thủ đô New Delhi, Ấn Độ đang đứng trước áp lực kêu gọi mở cửa vào ngày 1/6 tới do số ca Covid-19 đã giảm mạnh, trong khi các chuyên gia lại khuyến cáo nên thận trọng.
Một bệnh nhân Covid-19 phải sử dụng mặt nạ dưỡng khí tại một trung tâm chăm sóc tạm thời ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: DPA).
Tình hình dịch bệnh ở thủ đô New Delhi đang được cải thiện đáng kể khi hiện chỉ ghi nhận 1.500 ca nhiễm mới một ngày – mức thấp nhất kể từ ngày 27/3 – giảm nhiều so với con số 28.000 ca vào đỉnh điểm của tháng 4.
Vì lẽ đó, có vẻ như New Delhi có thể trở thành thành phố đầu tiên của Ấn Độ sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa vào ngày 1/6 để từng bước mở cửa hoàn toàn. Sau khi nới lỏng các hạn chế trong mỗi tuần kể từ ngày 19/4, chính phủ thủ đô New Delhi tự tin hơn và cho rằng, những con số báo cáo giảm mỗi ngày cho thấy điều tồi tệ nhất có thể đã qua.
Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal trong tuần này cho biết tình hình đã “được cải thiện đáng kể”, khi tỷ lệ ca nhiễm giảm đều đặn trong suốt tháng 5, hiện đã giảm 33,5% so với thời điểm cao trào xuống. Chính phủ Ấn Độ cũng đang báo cáo số ca nhiễm mới lần đầu tiên xuống dưới 200.000 ca mỗi ngày, con số thấp nhất kể từ ngày 14/4. Các chuyên gia cho rằng, nếu các nhiễm tiếp tục giảm, Thủ hiến Kejriwal có thể quyết định mở cửa vào cuối tuần này.
Chủ các cửa hàng và người kinh doanh trên khắp thủ đô kêu gọi thủ hiến Kejriwal nhanh chóng mở cửa trong bối cảnh họ đang phải quay cuồng với các khoản lỗ do đóng cửa. Chợ Khan, một địa điểm mua sắm và ăn uống yêu thích của những người giàu, là nơi trọng yếu. Những hộ kinh doanh ở đây phải trả tiền thuê mặt bằng, cùng với thuế và các khoản phí cố định khác rất cao.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã yêu cầu Thủ hiến Kejriwal nhanh chóng mở cửa. Bạn thấy đấy, mọi người không ngu ngốc. Họ sẽ không nhanh chóng tụ tập đến chợ mà sẽ mua về”, Sanjiv Mehta, Chủ tịch của Hiệp hội Thương nhân Chợ Khan cho biết.
Theo các chuyên gia, quan điểm của ông Mehta có lý bởi người dân đã bị tổn thương quá nhiều qua những trải nghiệm khủng khiếp trong 2 tháng qua – khi đại dịch lần 2 hoành hành khắp thủ đô. Hầu như không có gia đình nào không bị ảnh hưởng thê thảm.
New Delhi bị “vùi dập tơi bời” sau 4 đợt tấn công kinh hoàng của Covid-19. Không chỉ chứng kiến số người chết ngày càng tăng vọt mà thủ đô của Ấn Độ còn khốn đốn vì thiếu giường bệnh hoặc ôxy. New Delhi đã phải đóng cửa kể từ ngày 20/4. Đối với những người đã sống sót, ký ức kinh hoàng vẫn còn đó.
New Delhi gần đây cũng đã phải đóng cửa 400 trung tâm tiêm chủng do thiếu vắc xin trầm trọng. Những người trong độ tuổi từ 18-45 cũng phải chờ đợi vì số vắc xin có được ưu tiên dùng cho nhóm người già dễ bị tổn thương hơn hoặc cho những người tiêm liều thứ hai. “Tiêm vắc xin là cách duy nhất để phòng chống bệnh, nhưng bây giờ tôi sẽ phải chờ đợi, tôi thật sự tuyệt vọng”, nhà thiết kế đồ trang sức Tania Aggarwal, 23 tuổi, cho biết.
Nỗi sợ hãi gia tăng bởi sự bùng nổ các ca bệnh nhiễm trùng nấm đen hiếm gặp. Các bệnh viện ở New Delhi đã ghi nhận 300 trường hợp – một con số chưa từng có. “Tất cả khiến bạn liên tưởng đến một ngôi làng xa xôi nào đó chứ không phải thủ đô của đất nước và không phải ở những bệnh viện tư nhân tốt nhất trong thành phố”, Aggarwal nói thêm.
Thủ hiến Kejriwal đã tuyên bố rõ, nếu ông dỡ bỏ lệnh cấm, các hạn chế sẽ được gỡ bỏ theo từng giai đoạn, trong đó việc cho phép các nhà hàng mở cửa là giai đoạn cuối cùng. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, người đứng đầu New Delhi đang rất thận trọng trong việc này và không cố gắng để trở thành thành phố lớn đầu tiên trong cả nước mở cửa trở lại.
Giáo sư K. Srinath Reddy, Chủ tịch Tổ chức Y tế Công cộng của Ấn Độ, cũng cho rằng Thủ hiến Kejriwal cần xem xét nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định. Theo vị giáo sư này, không nên xem tỷ lệ số ca nhiễm giảm tích cực là tiêu chí duy nhất.
Trung Quốc "trút giận" lên chuyên gia Mỹ về tranh cãi nguồn gốc Covid-19
Truyền thông nhà nước Trung Quốc công kích Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về dịch bệnh truyền nhiễm của Mỹ, liên quan tới nghi vấn về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ Anthony Fauci (Ảnh: Getty).
"Giới tinh hoa Mỹ ngày càng suy thoái về đạo đức, và ông Fauci là một trong số họ" là tiêu đề của một bài báo do Hu Xijin, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu - ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo , cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trong tuần này.
Bài viết trên Thời báo Hoàn cầu cáo buộc chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci đã "đưa ra lời nói dối trắng trợn chống lại Trung Quốc" bằng cách thổi phồng giả thuyết rằng virus gây đại dịch Covid-19 đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Thời báo Hoàn cầu cho rằng "xét về chuyên môn và tầm ảnh hưởng, các chuyên gia của Mỹ như ông Fauci khó có thể sánh với các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc".
Một bài báo khác trên Thời báo Hoàn cầu cũng cho rằng ông Fauci, cố vấn y tế Nhà Trắng, đã "phản bội các nhà khoa học Trung Quốc".
Cơn giận dữ của truyền thông Trung Quốc xuất phát từ phát ngôn của ông Fauci trong tháng này, khi Giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ tuyên bố ông không còn tin rằng đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên.
"Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục điều tra những gì đã xảy ra ở Trung Quốc cho đến khi chúng ta tìm hiểu hết những chuyện đã xảy ra bằng khả năng của mình", ông Fauci nói hôm 11/5.
Bình luận này cho thấy sự thay đổi so với quan điểm trước đó của ông Fauci rằng, Covid-19 có khả năng là kết quả của việc lây truyền từ động vật sang con người.
Sau phát biểu của ông Fauci, Wall Street Journal ngày 23/5 trích dẫn một báo cáo tình báo của Mỹ cho biết, 3 nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán của Trung Quốc từng đến bệnh viện để chăm sóc y tế vào tháng 11/2019, vài tháng trước khi Trung Quốc công bố đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Báo cáo trên của Mỹ được cho là sẽ thúc đẩy thêm việc kêu gọi mở cuộc điều tra rộng hơn về nghi vấn virus gây đại dịch Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã kịch liệt bác bỏ báo cáo này, đồng thời phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến nguồn gốc của virus tại phòng thí nghiệm Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết báo cáo của Mỹ "hoàn toàn không đúng sự thật", trong khi một lãnh đạo tại phòng thí nghiệm Vũ Hán mô tả báo cáo này là "lời nói dối trắng trợn".
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích Fauci, cho rằng ông đã tham gia vào một "cuộc chiến dư luận chống lại Trung Quốc".
"Đây là một lời nói dối trắng trợn, một âm mưu do cơ quan tình báo Mỹ và giới truyền thông tạo ra để vu khống Trung Quốc, và Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận. Có phải ngẫu nhiên mà ông Fauci lặp lại những tuyên bố như vậy không?", Thời báo Hoàn cầu đặt câu hỏi.
Sự công kích của truyền thông Trung Quốc nhằm vào ông Fauci ở thời điểm hiện tại hoàn toàn đối lập với lập trường trước đó của Bắc Kinh. Năm ngoái, khi ông Fauci liên tục lên tiếng phản đối cách xử lý đại dịch Covid-19 của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng các bài báo ca ngợi nhà khoa học này vì sự chuyên nghiệp và dũng cảm nói ra sự thật.
Mức độ đặc biệt nguy hiểm của biến chủng Covid-19 từ Ấn Độ Biến chủng SARS-CoV-2 B.1.617 được cho đã gây ra làn sóng bùng dịch phi mã ở Ấn Độ gần đây, do có khả năng lây lan mạnh so với các chủng ban đầu. Mức độ đặc biệt nguy hiểm của biến chủng Covid-19 từ Ấn Độ Theo Euro News , biến chủng B.1.617 lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ cuối năm...