Dấn thân vì học trò nghèo
Sự hy sinh thầm lặng của những cô giáo, thầy giáo vùng cao, vùng sâu càng đáng trân trọng hơn khi họ không chỉ dạy các em học chữ mà còn giúp nhiều học sinh nghèo được đến trường bằng tình yêu thương.
Vượt hàng trăm cây số đường núi từ huyện nghèo Simacai, Lào Cai về Hà Nội dự lễ tuyên dương 160 nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Công đoàn Giáo dục tổ chức ngày 17/11, cô giáo Vàng Thị Ghếnh- giáo viên mầm non Mản Thẩn ở huyện Simacai, Lào Cai- khiến không ít người xúc động về sự hy sinh thầm lặng.
Dạy trẻ nghèo bằng tình yêu thương
Dạy học tại nơi mà 100% là hộ nghèo, hoàn cảnh gia đình cô Ghếnh rất khó khăn, 2 con nhỏ của cô đều bị khuyết tật nhưng cô luôn tự nhủ phải vượt qua. Cô Ghếnh tâm sự cô yêu thương và dành tâm huyết cho các em học sinh dân tộc thiểu số vì tuy hoàn cảnh gia đình rất nghèo nhưng các bé đều yêu trường, yêu lớp. Không chỉ dạy các cháu học múa, học hát, học kể chuyện, đọc thơ, vào những ngày mưa rét, cô Ghếnh còn tự tay đun nước vệ sinh cho các cháu. Cô cũng cùng phụ huynh đập đá, làm đường lên điểm trường, vận động bà con đóng góp rau, củi mang đến lớp nấu cho các cháu ăn tại trường.
Cô giáo Triệu Thị Tuyết Nhung (trái) và Hoàng Thị Thanh Hằng – hai nhà giáo tiêu biểu được Bộ GD-ĐT tuyên dương
Câu chuyện của cô Triệu Thị Tuyết Nhung- giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, Lạng Sơn- cũng tạo được ấn tượng mạnh về sự hy sinh thầm lặng của các giáo viên vùng cao. Tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn, cô Nhung tình nguyện về dạy tại ngôi trường thuộc xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của Lạng Sơn. “Học sinh 3-4 tuổi đã phải đi bộ 5-6 km đường núi đến trường, có khi các con đi từ 5 giờ rưỡi, 7 giờ rưỡi mới đến được lớp. Thương lắm, nhất là những ngày mùa đông, người lớn phải nai nịt gọn gàng chống rét mà bọn trẻ chỉ vỏn vẹn có 2 manh áo, vẫn chân trần đến lớp. Hai tuổi mà đến bữa đã biết xếp bàn ghế ngồi ăn cơm vì các con nói là thèm cơm lắm” – cô Nhung trào nước mắt.
Video đang HOT
Mỗi ngày, cô Nhung đi gần 40 km đến trường với bao vất vả nhưng nhìn thấy niềm vui của các con, cô thấy nỗi vất vả của mình chẳng thấm vào đâu so với những gì bọn trẻ vượt qua để được đến trường. Sau mỗi giờ tan học, cô giáo trẻ lại đến từng nhà vận động phụ huynh đưa con đến lớp, vận động Đoàn Thanh niên tham gia sửa đường cho học trò tới trường.
Niềm vui của trò là động lực
Cô Nguyễn Thị Thùy, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tâm sự mỗi khi phải đạp xe hơn 10 km đường đá đến trường để dạy cho những học trò nghèo, cô đã không ít lần tự nhủ phải vượt qua khó khăn này. Dù bữa cơm chỉ có rau, học sinh đi xe không phải thắng bằng tay mà bằng dép lốp nhưng cô Thùy luôn tạo cho học trò một tâm lý lạc quan vào tương lai.
Khi được hỏi đã bao giờ nghĩ đến việc bỏ nghề, cô Thùy lập tức trả lời: “Chưa!”. “Học trò của tôi tuy nghèo nhưng rất ham học và chính sự ham học ấy đã trở thành nguồn vui, là động lực giúp tôi tìm được niềm vui trong việc đi dạy” – cô Thùy chia sẻ.
Cô giáo Nguyên Thi Thuy
Cô giáo Vàng Thị Ghếnh
Tâm sự của cô Thùy cũng chính là tâm sự của thầy Lê Thế Lữ- giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình- người không ngừng có những sáng kiến với nhiều đồ dùng dạy học sáng tạo. Dạy học tại vùng khó khăn, cả trường chỉ có 4 phòng với 8 lớp, thầy Lữ cùng các đồng nghiệp không chỉ dạy học trên lớp, dạy học sau giờ chính khóa (vì tuy là trường bán trú nhưng do đường sá xa xôi nên thực tế các em ở nội trú tại trường) mà còn phải đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em tới trường. Vất vả là thế nhưng thầy Lữ chưa một lần nghĩ tới chuyện bỏ nghề, vì đơn giản mang niềm vui đến cho học trò thực sự là hạnh phúc lớn của người thầy.
Tôn vinh sự dấn thân, yêu nghề
GS Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người từng giữ cương vị tư lệnh của ngành giáo dục, chia sẻ với các nhà giáo tiêu biểu: “Nhà giáo cũng như mọi nghề nghiệp khác, phải sống được để theo nghề, yêu nghề. Thế nhưng, nhà giáo có sự tôn vinh đặc biệt của xã hội bởi sản phẩm của nhà giáo là con người, có hiếu với mẹ cha, có ích với Tổ quốc, biết dấn thân xả thân khi Tổ quốc yêu cầu. Để làm được điều đó, mỗi nhà giáo hằng ngày, hằng tháng, hằng năm cũng phải dấn thân ít nhiều. 160 thầy giáo, cô giáo được tuyên dương hôm nay chính là những tấm gương tiêu biểu, ưu tú của một đội ngũ nhà giáo yêu nghề, dấn thân với nghề”.
Theo TNO
Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo
Những ngày qua, hàng chục phụ huynh, học sinh trường THPT Vị Thủy - Phân hiệu Vĩnh Thuận Tây (tỉnh Hậu Giang) rất bức xúc vì con em họ bị giáo viên tịch thu, cắt dép, trong số đó, nhiều học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn.
Em Ngô Thị Quỳnh Như, lớp 10A9 kể: "Nhà em nghèo, cha mẹ phải đi làm thuê. Đôi dép của em có giá 135.000 đồng, bằng gần 2 ngày làm thuê của mẹ. Vậy mà em mới đi học 2 ngày đã bị thầy giáo cắt bỏ. Hôm bị thầy cắt dép, em phải đi chân trần trên đường hơn 2 km để về nhà".
Anh Ngô Văn Tòng và chị Trương Bạch Tạo (cha mẹ cháu Như) cho rằng hành vi của thầy giáo là không thể chấp nhận được. Theo chị Tạo, sau khi em Như bị cắt dép, chị phải đi mua nợ giày ba ta để con đi học theo nội quy nhà trường.
Hoàn cảnh cháu Lê Phú Cường (học cùng lớp với em Như) còn bi đát hơn vì là hộ đặc biệt khó khăn, nhà ở tạm trên phần đất mượn của người quen nên khả năng mua dép mới thay thế càng xa vời...
Theo hai em Như và Cường, lớp 10A9 có số 40 học sinh nhưng có hơn 50% số bạn bị thầy tịch thu, cắt dép. Các em cho biết đầu tuần, thầy chủ nhiệm thông báo nội quy, thời gian bắt buộc mang giầy ba ta trắng đi học là ngày 26/8. Tuy nhiên mới đến ngày 21/8, thầy Võ Văn Thường, giáo viên - Ủy viên Ban chấp hành đoàn trường, xuống từng lớp kiểm tra và tịch thu, cắt dép vì cho rằng học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
Trao đổi với phóng viên, thầy Thường và Ban giám hiệu trường chỉ thừa nhận một vài trường hợp bị tịch thu, cắt dép.
Sự việc xảy ra đã hơn 1 tuần nhưng học sinh, phụ huynh chưa nhận được phản hồi nào từ thầy Thường cũng như lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên, Ban giám hiệu lại khẳng định đã trực tiếp xin lỗi phụ huynh và mua dép mới bồi thường cho học sinh.
Trao đổi qua điện thoại, thầy Lương Phong Nhã, Hiệu trưởng trường THPT Vị Thủy, thừa nhận có xảy ra việc tịch thu, cắt dép của một vài học sinh. Còn thầy Võ Văn Thường biện minh rằng vì nhắc nhở nhưng các em không chấp hành nên buộc phải tịch thu giữ lại đến cuối năm sẽ trả lại.
Năm học 2012-2013, trường THPT Vị Thủy ban hành nội quy bắt buộc học sinh đi học phải mặc đồng phục (quần tây, áo sơ mi, giày ba ta trắng).
Theo Nguoilaodong
Ngôi trường khuyến học Trường tiểu học Hựu Thành B (xã Hựu Thành, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) nằm ở vùng sâu, vùng có nhiều người Khmer sinh sống. Thế nhưng, nhờ nhà trường có nhiều cách giúp đỡ thiết thực nên suốt 5 năm qua, không hề có học sinh (HS) nào bỏ học. Chưa tới ngày tựu trường nhưng nhiều thầy cô và HS vẫn tranh...