Dân Thái phản đối lính Mỹ đến diễn tập giữa Covid-19
Nhiều người dân đặt dấu hỏi về cuộc diễn tập chung giữa Mỹ và Thái Lan trong bối cảnh nước này vẫn đang đóng cửa biên giới vì Covid-19.
“Có thực sự cần đón tiếp binh sĩ nước ngoài vào thời điểm này không? Hãy lùi sự kiện này nếu nó không ảnh hưởng quan hệ song phương. Mọi công dân cần đi lại đã trì hoãn kế hoạch của mình, tại sao hoạt động huấn luyện của quân đội không thể đình chỉ”, một trang mạng xã hội Facebook nổi tiếng tại Thái Lan đăng dòng trạng thái hôm 3/8. Bài viết đã thu hút hơn 25.000 lượt like.
Nhiều người dân cũng lên tiếng phản đối sau khi giới chức Thái Lan thông báo các binh sĩ Mỹ đến diễn tập sẽ được cách ly 14 ngày trong các khách sạn ở thủ đô Bangkok.
Video đang HOT
Lính Mỹ huấn luyện hồi tháng 3 để chuẩn bị cho cuộc diễn tập ở Thái Lan. Ảnh: US Army.
“106 quân nhân Mỹ sẽ tham gia ba cuộc diễn tập riêng rẽ ngày 18-30 ở ba tỉnh của Thái Lan. Họ sẽ thực thi các quy định phòng chống dịch như mọi người khác”, Nattapon Srisawat, người đứng đầu đơn vị ứng phó Covid-19 của quân đội Thái Lan, cho hay.
Hơn 70 binh sĩ Mỹ đóng quân tại Guam đã đến Thái Lan hôm 3/8, những người còn lại sẽ xuất phát từ Nhật Bản trong hôm nay. Ông Nattapon cho biết lực lượng Mỹ sẽ phải xét nghiệm nCoV hai lần và không tiếp xúc với công chúng trong suốt thời gian diễn tập. “Họ không được rời doanh trại”, quan chức Thái Lan nói thêm.
Các đợt diễn tập được tổ chức trong bối cảnh quân đội Thái Lan đình chỉ mọi kế hoạch điều quân ra nước ngoài sau khi 9 binh sĩ dương tính nCoV trong đợt huấn luyện Lightning Forge của Mỹ ở Hawaii.
Thái Lan hiện ghi nhận hơn 3.300 ca nhiễm nCoV, trong đó 58 người chết. Những trường hợp dương tính gần đây đều ngoại nhập. Thái Lan chưa ghi nhận tình trạng lây nhiễm cộng đồng trong hơn hai tháng.
Lính Mỹ mang súng laser bảo vệ tàu ngầm
Thủy thủ Mỹ được trang bị súng chiếu tia laser có khả năng cảnh cáo từ xa, cũng như vô hiệu hóa các mối đe dọa tiếp cận tàu ngầm.
Hải quân Mỹ hôm 27/7 đăng ảnh mừng tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Minnesota được khen thưởng, trong đó cho thấy nhiều thủy thủ trên tháp chỉ huy chiến hạm, một trong số đó được trang bị súng laser để bảo vệ tàu ngầm.
Thiết bị gồm bộ phát laser B.E. Meyers Glare LA-9/P và kính ngắm đặt trên khung kim loại tương tự súng bộ binh. Nhà sản xuất cho biết nó sử dụng tia laser xanh năng lượng cao, cùng công nghệ bảo vệ mắt để tránh gây mù cho những người vô tình nhìn vào thiết bị.
Lính Mỹ đeo súng laser (trái) trên tàu ngầm USS Minnesota. Ảnh: US Navy.
Hệ thống này có thể phát cảnh báo ở khoảng cách tới 4 km trong đêm và 1,5 km vào ban ngày. Hiệu ứng gây mù có tác dụng trong khoảng 500 m, khiến kẻ tấn công bị choáng và mất phương hướng, đồng thời vô hiệu hóa nhiều hệ thống trinh sát và ngắm bắn quang học trên khí tài đối phương.
"Thiết bị này có thể liên tục điều chỉnh mức năng lượng của chùm laser trong lúc giao chiến, cho phép binh sĩ tự thiết lập khoảng cách an toàn để không gây hại lâu dài cho mắt đối phương. Đó là điều rất quan trọng khi luật pháp quốc tế cấm sử dụng những khí tài được thiết kế để gây mù lòa vĩnh viễn", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nói.
Tàu ngầm dễ bị tập kích khi di chuyển trong trạng thái nổi tại những tuyến hàng hải đông đúc, đòi hỏi kíp vận hành triển khai lính gác để ngăn chặn mối đe dọa từ xa. Súng laser giúp thủy thủ răn đe những mối nguy hiểm tiềm tàng, cũng như đẩy lùi một cuộc tấn công thực sự nhờ độ chính xác cao và tầm bắn hiệu quả tương đối lớn, vượt quá khả năng tác chiến của súng bộ binh.
Mỹ bác tin rút quân khỏi Hàn Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper bác tin nước này có thể rút bớt quân khỏi Hàn Quốc, khẳng định sẽ tăng cường thay lực lượng luân phiên. "Tôi chưa ra lệnh rút lực lượng khỏi bán đảo Triều Tiên. Chiến lược Phòng thủ Quốc gia đang được áp dụng và có thể dẫn tới nhiều động thái điều chuyển binh sĩ để...