Dân quân biển: Công cụ giúp Trung Quốc “viết lại” luật hàng hải
Sự ra đời của lực lượng dân quân biển Trung Quốc đang khiến ranh giới phân biệt giữa tàu cá dân sự và tàu cá hỗ trợ hải quân trở nên ngày càng mập mờ cũng như thách thức quy tắc luật biển hiện hành.
Chính quyền Trung Quốc đang cho xây dựng mạng lưới “dân quân biển” hoạt động như một lực lượng bán quân sự trong cả thời bình và thời chiến. Dân quân biển Trung Quốc được xem là một trong những lực lượng lợi hại thay thế Hải quân nước này đi xâm chiếm, kiểm soát mọi hoạt động hàng hải trên Biển Đông và thách thức các quy định pháp lý, chính trị hiện thời.
Chia sẻ trên tạp chí The Diplomat, Giáo sư James Kraska tại Trung tâm Nghiên cứu Luật Quốc tế Stockton thuộc Đại học Hải chiến Mỹ nhận định lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã xóa bỏ ranh giới phân biệt giữa tàu chiến và tàu dân sự trong luật hải chiến. Điều luật này quy định bảo vệ hoạt động của tàu cá ven biển khỏi việc bị bắt giữ hoặc tấn công trong các cuộc xung đột quân sự. Trong khi đó, các tàu chiến còn có thể tiếp cận tàu dân sự nếu nghi ngờ những tàu này hỗ trợ cho đối phương.
Tàu cá Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông.
Tuy nhiên, sự ra đời của lực lượng dân quân biển Trung Quốc khiến việc nhận biết phân biệt giữa các tàu cá dân sự và tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ cho Hải quân Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn. Và nếu không may xảy ra xung đột, dù dân quân biển Trung Quốc có đóng vai trò quyết định trong chiến đấu hay không, thì sự hiện diện của lực lượng này vẫn gây ra những tranh cãi về tính pháp lý.
Trước đó, hồi tháng 1/1990, Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết liên quan tới việc sử dụng tàu cá trong xung đột vũ trang. Cụ thể, sau khi Hải quân Mỹ bắt giữ hai tàu cá của Cuba là Paquete Habana và Lola trong giai đoạn chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra lệnh thả các tàu trên.
Theo Giáo sư Kraska, việc sử dụng các tàu cá như là công cụ hỗ trợ cho hải quân đã vi phạm quy tắc phân biệt, một yếu tố chủ chốt trong luật pháp nhân đạo quốc tế (IHL). Theo đó, người dân và các vật thể dân sự cần được bảo vệ khỏi những cuộc tấn công vũ trang. Mục đích của quy tắc này là bảo vệ người dân và cải thiện những tác động chiến tranh ảnh hưởng tới họ. Song, lực lượng dân quân biển Trung Quốc lại đang làm mập mờ ranh giới phân biệt giữa tàu cá và tàu hỗ trợ hải quân.
Video đang HOT
Với 200.000 tàu thuyền, Trung Quốc đang vận hành hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới. Ngành ngư nghiệp nước này cũng đã tạo công ăn việc làm cho 14 triệu người, chiếm 25% tổng số ngư dân trên thế giới. Thậm chí, các tập đoàn ngư nghiệp lớn của Trung Quốc còn phối hợp với lực lượng vũ trang để hiện thực hóa âm mưu thôn tính khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông mà chính phủ Bắc Kinh đặt ra. Điển hình, dân quân biển Trung Quốc từng sử dụng tàu cá dân sự trá hình để tiến hành “đổ bộ xâm chiếm” quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi năm 1974 và ngăn cản hoạt động tự do hàng hải của tàu nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ.
Thậm chí, dân quân biển Trung Quốc còn là lực lượng hỗ trợ hậu cần đắc lực cho các tàu chiến. Điển hình, hồi tháng 5/2008, các tàu cá dân quân biển đã vận chuyển đạn dược và nhiên liệu cho 2 tàu chiến Trung Quốc hoạt động gần tỉnh Chiết Giang.
Đáng nói, ngư dân Trung Quốc còn gia nhập các tổ chức hợp tác xã hoặc công ty tư nhân và được đào tạo kiến thức cơ bản về chương trình huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị để triển khai cũng như thúc đẩy lợi ích quốc gia trên nhiều vùng biển chiến lược. Theo đó, đội tàu cá của dân quân biển được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại như hệ thống thông tin liên lạc và radar, nhằm tăng khả năng tương tác với Hải quân Trung Quốc và các ban ngành khác như lực lượng Bảo vệ bờ biển. Nhiều tàu thuyền còn được lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh, để theo dõi vị trí của các tàu đối phương cũng như thu thập và tổng hợp thông tin tình báo hàng hải.
Việc dân quân biển Trung Quốc đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ đội tàu cá dân sự, có thể khiến các tàu cá trở thành mục tiêu hợp pháp bị tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột. Điều này sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp cho ngư dân chính thống của Trung Quốc cũng như các nước láng giềng. Đây cũng chính là ví dụ điển hình trong “cuộc chiến pháp lý” của Trung Quốc, nhằm xuyên tạc những khái niệm luật pháp hiện thời để chống lại sự phản đối của các nước láng giềng. Thậm chí, dân quân biển Trung Quốc còn đang làm thay đổi các quy định hiện hành và đặt tính mạng của người dân vốn được luật pháp bảo vệ vào vòng nguy hiểm.
Chính sự lươn lẹo của Bắc Kinh đã tạo ra áp lực không nhỏ cho Mỹ và các quốc gia đồng minh. Ngay cả việc phân biệt giữa các tàu cá chính thống và tàu cá của dân quân biển làm nhiệm vụ hỗ trợ cho Hải quân Trung Quốc, dường như là không thể. Bởi Bắc Kinh đang sở hữu số lượng tàu thuyền quá lớn, hoạt động khắp các vùng biển.
Ông Kraska nhấn mạnh bất cứ tàu cá nào của lực lượng dân quân biển bị phá hủy trong cuộc chiến hải quân, chính quyền Trung Quốc sẽ coi đây là cái cớ để gây sức ép chính trị và ngoại giao đối với các nước.
Ngoài ra, hoạt động của dân quân biển Trung Quốc đang đặt ra những thách thức lớn, buộc Mỹ và các quốc gia đồng minh phải tăng cường lực lượng bao gồm tàu chiến, tàu ngầm, máy bay không người lái. Song, Giáo sư Kraska nhận định trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường tích hợp hoạt động của dân quân biển vào cấu trúc của lực lượng Hải quân Trung Quốc, ranh giới phân biệt giữa tàu cá dân sự và tàu quân sự lại càng trở nên mập mờ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Infonet
Vô hiệu hóa các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong số các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc là bên duy nhất ra các lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Xuyên suốt thời gian bắt đầu có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cho đến nay, Trung Quốc luôn tìm mọi thủ đoạn chấp pháp để chứng minh nước này đang kiểm soát trên thực tế các vùng biển đảo ở Biển Đông.
Các nước cần vô hiệu hóa các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi giải thích rằng nước này hàng năm vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè và Trung Quốc chỉ đơn thuần thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế để bảo tồn nguồn cá.
Nhưng đó chỉ là phát ngôn che đậy vì Trung Quốc không có thẩm quyền cấm đánh bắt cá trên các vùng biển của nước khác. Thực chất đây là một thủ đoạn chấp pháp của Bắc Kinh nhằm củng cố cho lập luận Trung Quốc đã có thời gian liên tục kiểm soát biển đảo trong phạm vi cái gọi là "đường lưỡi bò" trái với luật pháp quốc tế và không được một nước nào trên thế giới thừa nhận.
Vì đòi hỏi chủ quyền "đường lưỡi bò" ở Biển Đông của Trung Quốc thực ra là việc "nhận vơ" chủ quyền các vùng biển của các nước khác trong khu vực, cho nên Trung Quốc đang cố gắng bằng các hoạt động chấp pháp để duy trì sự kiểm soát liên tục bằng quyền lực nhà nước của Trung Quốc, trong đó có các lệnh cấm. Với mục đích cuối cùng là tạo được chứng cớ pháp lý để gây sức ép khi đàm phán, đồng thời để tuyên truyền gây ngộ nhận cho nhân dân trong nước mà ra sức ủng hộ chính phủ Trung Quốc quyết liệt tranh chấp ở Biển Đông.
Để đối chọi lại với các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước có tuyên bố chủ quyền khác thường ra các tuyên bố phản đối lệnh cấm đó. Xét về sức mạnh quyền lực pháp lý, thì rõ ràng các lệnh cấm của Trung Quốc mưu toan phô diễn sự kiểm soát thực tế của chủ sở hữu (dù là mạo danh), còn các phát ngôn phản đối của cácnước khác với lệnh cấm thì chỉ biểu thị được là đang có tranh chấp với Trung Quốc. Tuyên bố phản đối rõ ràng thể hiện sức mạnh quyền lực pháp lý yếu hơn các lệnh cấm của Trung Quốc.
Đây là một tình trạng chênh lệch hết sức nguy hiểm trong cuộc chiến tranh pháp lý đang xảy ra giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.
Cũng cần phải chú ý rằng cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã trở thành một cuộc chiến pháp lý rất quyết liệt, cho nên mọi hoạt động trên Biển Đông của các bên thực ra đều để phục vụ cho cuộc chiến tranh pháp lý đang xảy ra này.
Vì vậy để đối chọi được với những lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài việc tuyên bố phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần ngay lập tức ra lệnh cấm ở Biển Đông chồng đè lên lệnh cấm của Trung Quốc trong vùng biển của mình, vừa biểu thị được sức mạnh quyền lực pháp lý của chủ sở hữu đang kiểm soát đối chọi ngang ngửa với lệnh cấm của Trung Quốc để vô hiệu hóa quyền lực pháp lý từ lệnh cấm của Trung Quốc, vừa tránh được khoảng thời gian phải bảo vệ ngư dân đánh bắt cá chống lại lực lượng chấp pháp Trung Quốc thực thi lệnh cấm này dễ bị tổn thất tàu thuyền vật chất tính mạng của ngư dân, lại vừa tránh được khoảng thời gian phải huy động lực lượng chấp pháp tuần tra xua đuổi các tàu cá của Trung Quốc, do họ đã bị lệnh cấm của Trung Quốc buộc phải ngừng hoạt động.
Các lệnh cấm của các nước chồng đè lên sẽ kéo dài hơn và hết hạn muộn hơn lệnh cấm của Trung Quốc, khi đó Trung Quốc cho phép ngư dân đánh bắt cá trở lại "đường lưỡi bò" thì vấp phải các lệnh cấm của các nước vẫn còn thời hạn, do đó lập luận đang thực thi liên tục chủ quyền bằng quyền lực pháp lý của Trung Quốc sẽ bị bác bỏ.
Ngoài ra các nước trong khu vực còn nên tận dụng những đợt có bão để ra các lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng biển của mình, để vừa biểu thị được đang kiểm soát bằng quyền lực pháp luật lại vừa giúp ngư dân tránh bão không ra biển đánh bắt cá.
Như vậy, các lệnh cấm biểu thị sự kiểm soát bằng quyền lực nhà nước của các nước sẽ nhiều hơn của Trung Quốc, sẽ bác bỏ thẳng thừng được lập luận Trung Quốc đã kiểm soát được "đường lưỡi bò" bằng các lệnh cấm.
Đây là chiến thuật pháp lý mới trên chiến tuyến chống lại quyền lực pháp lý từ các lệnh cấm của Trung Quốc, làm vô hiệu hóa thủ đoạn chấp pháp "ra lệnh cấm rồi lại cho phép" hòng củng cố lập luận đang thực thi chủ quyền liên tục đối với cái gọi là "đường lưỡi bò" trái luật ở Biển Đông của Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Tuyên bố dừng bồi đắp của Trung Quốc ở Biển Đông gây nhiều ngờ vực "Trung Quốc đã dừng rồi", Ngoại trưởng Vương Nghị nói vậy nhưng nhiều bên vẫn nghi ngờ về tuyên bố này, cho rằng đây chỉ là chiêu bài xoa dịu dư luận tạm thời, và Bắc Kinh chỉ đơn giản là dừng để chuyển sang một giai đoạn xây dựng mới. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự một hội nghị liên quan...