Dân phố cổ “khổ” vì gửi xe đêm
Người dân phố cổ Hà Nội hiện đang kêu “khổ” vì không biết gửi xe qua đêm ở đâu.
“Nhếch nhác” điểm trông xe tự phát
Theo khảo sát của PV tại các phố Mã Mây, Hàng Buồm, Lương Ngọc Quyến… hầu như không có bãi đỗ xe theo quy định của nhà nước, chủ yếu là các điểm trông xe tự phát do những gia đình gần đó mở ra với giá đắt trên 5 lần giá quy định của thành phố. Cụ thể, gửi xe trước 3 giờ đêm giá 10.000 đồng/xe, qua đêm giá 20.000 đồng/xe.Một nhân viên trông xe trên phố Hàng Buồm cho biết: “Dù giá trông xe cao như thế nhưng vẫn rất đông người dân đến gửi, nếu không gửi thì biết để xe ở đâu”.
Vỉa hè bị lấn chiếm, khách du lịch phải tràn xuống lòng đường.
Theo quan sát của PV, các vỉa hè trên những con phố này đều bị lấn chiếm làm điểm để xe, người dân phải đi xuống lòng đường rất nguy hiểm, bên cạnh đó cũng làm mất mỹ quan phố cổ.
Nhiều khách du lịch đến đây cũng thấy bức xúc trước tình trạng “nhếch nhác” này, chị Trang (TP.HCM) nói: “Vì muốn được cảm nhận không khí trầm, hoài cổ của phố cổ Hà Nội nên chị muốn được một lần ra chơi. Thế nhưng, quán ăn, xe cộ lấn chiếm vỉa hè lòng đường nhếch nhác bẩn thỉu làm tôi thất vọng quá!”.Nhiều người dân nơi đây phản ánh, các điểm trông xe đến 3 giờ đêm chủ yếu là xe của khách đến phố cổ ăn uống hoặc đi dạo, nên mới diễn ra cảnh tượng trên.Bác Mai, một người dân sống lâu năm phố cổ phàn nàn: “Ngày trước con phố dù ồn ào náo nhiệt nhưng vẫn cảm nhận được cái thanh tịnh trong nó, bây giờ phố cổ cũng ồn áo nhưng lại bát nháo vô cùng”. Vô tư “móc túi” người dânTrong khi người dân phố cổ đang thiếu thốn bãi trông xe đêm thì mới đây thành phố Hà Nội lại đưa ra đề án tăng thêm 6 tuyến phố đi bộ, dự tính cuối tháng 11 hoặc tháng 12 sẽ đi vào hoạt động, các điểm trông xe đêm đã thiếu nay sẽ còn thiếu hơn.Được biết, người dân phố cổ có một số điểm trông xe qua đêm như phố Nguyễn Siêu, gầm cầu Chương Dương…. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, sau khi thực hiện dự án đi bộ 6 tuyến phố, các điểm trông xe đó sẽ quá tải, gây không ít khó khăn cho người dân.Trước tình hình đó, dù là điểm trông xe tự phát hay do thành phố quy định, các nhân viên trông xe vẫn “vô tư” “móc” túi của người dân, và dù biết mình thiệt những người sống nơi đây vẫn không dám kêu ca.
Điểm trông xe luôn trong tình trạng quá tải.
Video đang HOT
Chị Hà (Hàng Giầy) bức xúc: “Hiện giá trông xe qua đêm là 10.000 đồng/xe. Trong khi đó nhà chị có ba xe máy, trung bình mỗi tháng phải chịu mất trên dưới 1 triệu đồng/tháng tiền gửi xe. Mặc dù rất bức xúc trước tình trạng tự ý nâng giá trông xe nhưng cũng đành phải “chịu” vì không gửi cũng không biết để đâu”.
Chị cũng cho biết thêm, nhiều lần chị phải chen mãi mới có chỗ gửi xe trên phố Nguyễn Siêu gần nhà, nếu không phải gửi bên ngoài giá đắt gấp đôi còn “khổ” hơn.Nhiều hộ gia đình sống ở các phố như Hàng Đào, Hàng Ngang xa cầu Chương Dương cũng bức xúc vì vẫn phải mang xe qua đó gửi mà giá trông xe không kém gì bãi trông xe tự phát.Một người dân phố Hàng Đào chia sẻ: “Nếu gửi xe ở gần nhà chịu phí 10.000 đồng/xe/đêm thì cũng thấy tiện, nhưng gửi tận gầm cầu Chương Dương mà giá trông xe vẫn cao thế thì…”Không thể phủ nhận thành phố Hà Nội thực hiện dự án 6 tuyến phố đi bộ sẽ mang lại những lợi ích về du lịch, giảm ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên, thành phố Hà Nội cũng cần phải xem xét về vấn đề bãi trông xe cho người dân, để người dân nơi đây không phải kêu “khổ” vì không có chỗ gửi xe và bị “móc” túi một cách “trắng trợn” như vậy.
Theo Lao Động
Nghệ An: Quốc lộ 1A biến thành... cái chợ
Bất chấp dòng xe cộ lao vun vút, người bán vẫn vô tư bày hàng hóa tràn ra lòng đường, còn người mua đứng ngay giữa lòng đường để mua bó rau, bìa đậu. Điều khó hiểu là không thấy bóng dáng cơ quan chức năng ở những "chợ đường" này.
Quốc lộ 1A biến thành một phần của Chợ Chiều
Cứ vào độ chiều chiều, người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A, đoạn đi qua Chợ Chiều (xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An) phải khó khăn, chật vật để đi qua đoạn đường chỉ dài khoảng 200m. Đoạn đường Quốc lộ 1A bỗng nhiên bị "thu hẹp" lại vì chợ tràn ra giữa lòng đường. Người bán vô tư bày hàng hóa, chỉ cần một cái chõng nhỏ hay chỉ đặt một đầu gánh xuống là có một chỗ bán hàng lý tưởng. Người bán ngồi chồm hỗm bên vệ đường đon đả mời tất cả những người đi qua.
Người mua hàng cũng chẳng khó tính làm gì, hàng bày sẵn ra đường rồi, chỉ cần đạp nhẹ cái chân chống xe máy xuống là mua được ngay. Thậm chí cứ nghễu nghện ngồi trên yên xe, mặc cả giá cả xong là người bán bê hàng đến tận nơi để chọn. Cuộc mua bán diễn ra chóng vánh, chẳng ai mất thời gian. Nói như một chị bán rau: "lợi cả đôi đường, vừa mua được rau giá rẻ, không phải mất nhiều thời gian mà cũng chẳng tốn tiền gửi xe".
Thế nhưng cái "tiện" của những người này lại là cái khó khăn của nhiều người khác. Anh Hoàng Tiến Dũng (quê Nghi Kim, Tp Vinh) cho hay: "Cứ 5 giờ chiều là tôi từ trung tâm thành phố phóng xe về nhà. Về đến khu vực chợ Chiều này thì cũng đã nhá nhem tối, gần khu vực ngã tư giao thông nên lượng người dồn lại đông nhưng khổ nhất là các chị, các mẹ cứ đứng tràn ra cả lòng đường mà buôn bán. Phải nhấn còi inh ỏi cả lên để xin đường nhưng cũng chẳng ai thèm tránh cả". Mỗi khi có cái xe tải vun vút chạy tới là người tham gia giao thông sợ xanh cả mắt nhưng người bán và người mua vẫn cứ hồn nhiên mặc cả chẳng thèm để ý. "Mình mà nhấn còi lâu quá có khi họ còn quay ra chửi ấy chứ", anh Thanh - một lái xe tải cho biết. Bởi vậy, để an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác thì các bác tài chỉ còn nước giảm ga cho xe chạy chậm lại.
Cách đó không xa là một chợ cóc dành cho công nhân Khu công nghiệp Bắc Vinh. Cứ độ 4h chiều, đoạn đường Đặng Thai Mai chạy qua Khu công nghiệp Bắc Vinh nghiễm nhiên trở thành một cái chợ cóc. Hàng rau, hàng trứng, hàng thịt, thức ăn sẵn, củ quả bày tràn ra giữa đường. "Ban đầu thì các hàng quán nép nép bên lề đường nhưng càng tối thì họ càng kéo ra giữa đường cho dễ bán. Đến khoảng tầm 7h30 chợ mới tan, lúc đó người tham gia giao thông mới có đường mà đi", chị Hòa - công nhân Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên (Khu Công nghiệp Bắc Vinh) cho biết.
Chợ họp vào giờ công nhân tan ca nên giao thông càng trở nên hỗn độn hơn. Hàng nghìn công nhân, hàng nghìn phương tiện đổ tràn ra đường, trong khi đó một nửa lòng đường đã bị chiếm dụng thành chợ. Các công nhân cũng hồn nhiên dựng xe ngay giữa đường để mua bán, mặc cả khiến đoạn đường bị ách tắc trầm trọng.
Một điều khó hiểu là tình trạng họp chợ dưới lòng đường gây cản trở giao thông đã diễn ra hàng năm nay nhưng không thấy cơ quan chức năng nào giải quyết.
Một số hình ảnh đường biến thành chợ chúng tôi đã ghi được:
Người dân bày cả hàng hóa xuống nửa lòng đường
Quả...
Đến quần áo, gà, vịt...
Đường Đặng Thai Mai cũng biến thành chợ
Người bán cũng không ngại bày hàng giữa đường
Người mua vô tư dựng xe giữa lòng đường để mặc cả
Khiến đoạn đường bị tắc nghẽn mỗi khi chiều về
Theo Dân Trí
Dẹp không xong chợ tự phát Nhiều người dân có nhà ở đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, quận Gò Vấp - TPHCM phản ánh về khu chợ tự phát trên đường này họp vào giờ cao điểm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông (ảnh). Ngoài ra, rác thải, nước thải từ khu chợ tự phát này còn thường xuyên...