Dân Philippines phản đối chính sách giáo dục 12 năm
Chính sách giáo dục mới của Philippines vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân vì nó tăng gánh nặng kinh tế và nguy cơ bỏ học trong tầng lớp dân nghèo.
Micaella Serrano, 16 tuổi, cùng đám đông học sinh đứng trước cổng trường Trung học Quốc gia Batasan Hills, ném sách giáo khoa và la hét để phản đối chính sách giáo dục phổ thông 12 năm (K-12) sẽ có hiệu lực từ năm 2016.
Trước đây, Micaella là học trò ngoan ngoãn, chăm chỉ, dành phần lớn thời gian để làm bài tập và luyện nói tiếng Anh. Tuy nhiên, hiện tại, em tham gia phản đối một trong những cuộc cải cách quan trọng nhất trong nền giáo dục Philippines, theo New York Times.
Chính sách mới, trụ cột trong chương trình nghị sự của Tổng thống Benigno S. Aquino, sẽ tăng số năm học phổ thông từ 10 lên 12 năm. Các nhà hoạch định chính sách coi đây là hỗ trợ cộng đồng người nghèo bằng cách trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để kiếm một công việc thu nhập cao trong lĩnh vực công nghệ và tài chính.
Việc thực hiện chương trình K-12 sẽ dẫn đến tình trạng quá tải tại các trường trung học. Ảnh: New York Times.
Tuy nhiên, nó đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cùng các thách thức về mặt pháp lý.
Học sinh lo lắng thiếu chỗ trong lớp học. Phụ huynh lo ngại không đủ khả năng nuôi con học thêm hai năm thay vì để chúng kiếm việc nuôi gia đình. Giảng viên đại học sợ mất việc khi các lớp học chuyển xuống trường trung học.
Chính sách mới cũng gây ra các cuộc tranh luận gay gắt về vai trò của chính phủ trong giáo dục và mức độ các nhà chức trách phụ thuộc vào tiêu chuẩn quốc tế. Xét một cách rộng hơn, nó tạo ra mâu thuẫn giữa xã hội nông nghiệp và nhu cầu của thế giới hiện đại.
Philippines là một trong số ít quốc gia trên thế giới, đồng thời là nước duy nhất ở châu Á, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông dưới 12 năm.
Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, quan chức nước này đã đưa ra cuộc tranh luận dài kỳ về hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ vấp phải khó khăn do thiếu ngân sách và sự phản đối quyết liệt từ người dân, đặc biệt những người nghèo ở thành phố Quezon, ngoại ô thủ đô Manila.
Người dân ở Quezon cảm thấy chính sách giáo dục mới tăng thêm gánh nặng kinh tế cho gia đình họ. Ảnh: New York Times.
“Các em vẫn có thể học trên đường phố, trong trang trại hay nhà máy. Tại sao chúng ta cứ ép trẻ phải học ở trường?”, Robin Rios, một công nhân xây dựng 56 tuổi, nói.
Tuy nhiên, Chính phủ Philippines đánh giá chính sách này tăng khả năng cạnh tranh cho học sinh trong thị trường việc làm lương cao ở trong và ngoài nước.
Elvin Uy, một quan chức giáo dục, cho biết, học sinh thường gặp khó khăn khi xin việc hay ứng tuyển vào các đại học nước ngoài vì bằng cấp của họ không được thừa nhận.
Nhưng tại quốc gia mà thu nhập trung bình của một hộ gia đình chỉ ở mức 235.000 peso/năm (khoảng 115 triệu đồng), nhiều gia đình không chấp nhận chính sách mới. Với họ, đây là gánh nặng tài chính chứ không phải lợi ích.
Năm 2012, Tổng thống Aquino đưa ra chương trình giáo dục phổ thông 12 năm. Các chuyên gia giáo dục và nhà điều hành doanh nghiệp đánh giá cao chương trình này. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc cho rằng, việc thực hiện K-12 là “hoàn toàn cần thiết”.
Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ giảm nhanh chóng trong các tháng gần đây do những lo ngại về tình trạng thiếu phòng học và giáo viên. 6 đơn kiến nghị đã được gửi lên Tòa án Tối cao Philippines nhằm ngăn chặn kế hoạch.
Video đang HOT
Trong một kiến nghị, phụ huynh trường Trung học Khoa học Manila, trường công lập hàng đầu nước này, gọi ông Aquino là nhà độc tài vì đã không tham khảo ý kiến dân chúng.
Nhiều người lo lắng việc tăng thêm hai năm học phổ thông sẽ gây sức ép lên giáo dục đại học và khiến cuộc khủng hoảng bỏ học trầm trọng hơn. Hiện tại, 25% học sinh ở nước này không hoàn thành chương trình giáo dục 10 năm.
Các giáo sư đại học là người dẫn đầu làn sóng phản đối. Họ lo ngại việc chuyển những người thuộc lứa tuổi 17 – 18 từ đại học xuống trung học sẽ khiến ít nhất 25.000 nhân viên mất việc.
“Từ quan điểm học thuật, đây là một kế hoạch tốt, các tân sinh viên sẽ trưởng thành hơn. Nhưng xét về mặt hậu cần, chính sách mới là một cơn ác mộng”, Rosalie Arcala Hall, giáo sư Chính trị học tại Đại học Philippines Visayas, nói.
Học sinh trường Trung học Quốc gia Batasan Hills biểu tình, hình thành “khu vực phản đối K-12″. Ảnh: New York Times.
Tổng thống Aquino sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm tới. Ông vẫn nỗ lực thuyết phục người phản đối, coi đây là một trong những đóng góp của bản thân vào tương lai đất nước.
Kể từ khi nhậm chức năm 2010, ông đã tăng gấp đôi ngân sách giáo dục nhưng thách thức vẫn tồn tại. Để thực hiện chương trình K-12, chính phủ cần xây thêm 30.000 phòng học và thuê thêm 43.000 giáo viên.
Trong khi đó, khoảng 25% trường trung học tại Philippines không có khả năng mở rộng trong vòng 11 năm tới. Học sinh sẽ phải học tại một trường khác hoặc được cấp chứng từ để theo học trường tư thục.
Các gia đình ở Quezon không tin chính phủ có thể có thêm lớp học hay giáo viên mới.
Angelo Vergara, 17 tuổi, cho rằng, các quan chức nên tập trung giải quyết việc làm thay vì cải cách giáo dục.
“Chúng tôi đã không có thực phẩm để ăn. Lẽ nào giờ chúng tôi lại lãng phí niềm tin vào việc họ sẽ xây thêm trường mới?”, cậu nói.
Tại trường Trung học Quốc gia Batasan Hills, học sinh vẫn tổ chức biểu tình hàng tuần bằng các biểu ngữ “Đây là khu vực phản đối K-12″.
Hiện tại, trường có khoảng 13.000 học sinh và là một trong những trường lớn nhất Philippines. Tuy nhiên, quy mô các lớp học vẫn vượt quá tiêu chuẩn 50 học sinh. Nếu chính phủ mở thêm lớp 11 và 12, tình trạng quá tải sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Micaella mơ ước trở thành giáo viên tiếng Anh. Theo chính sách mới, sang năm, em phải học lớp 11 thay vì thi vào đại học. Nữ sinh 16 tuổi dự định kiếm việc làm thêm nhằm hỗ trợ gia đình.
“Tôi cảm thấy buồn thay cho thế hệ học sinh. Chúng tôi chẳng khác gì chuột bạch”, Micaella nói.
Theo Zing
Vị giáo sư gọi sinh viên là 'các ông, các bà'
Học trò của cố GS Trần Quốc Vượng nhớ về ông như một người thầy bước vào nghề sư phạm từ giữa những thập niên 50 của thế kỷ XX, là người có tư duy giáo dục hiện đại.
"Các con ơi chết rồi"
Đây là một trong nhiều câu nói của cố GS Trần Quốc Vượng mà PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - một trong những học trò, và sau này là đồng nghiệp, thân thiết của thầy rất nhớ.
"Sinh thời thầy thường nói "Mọi sự mơ hồ hơn là ta tưởng". Không có một ranh giới nào mà có thể phân tách ra được. Bây giờ để chúng ta chỉ đích danh thế nào là "Phong cách Trần Quốc Vượng" thì có lẽ mỗi học trò của thầy, cũng như mỗi người biết thầy sẽ có một cách cảm nhận riêng của mình. Nhưng tôi cho rằng, bên trong phong cách có vẻ phong trần đấy là một con người cực kì nghiêm túc về khoa học".
GS Trần Quốc Vượng khảo sát một bia ký ở chùa Quan Thánh làng Lỗ Giáng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. (Ảnh chụp năm 2003).
Sau thời gian được học và làm việc với GS Trần Quốc Vượng, "bài học" mà bà Dung rút ra là "Khi đi điền dã, cứ đến 12h trưa, dù nhìn thấy bất cứ di tích nào tôi cũng không dám báo thầy nữa. Bởi vì nếu tôi chỉ cho thầy thì có lẽ phải đến 2, 3h chiều mới được ăn trưa.
Lúc đầu tôi không có kinh nghiệm, cứ nhìn thấy cái gì là lại hớn hở "Thầy ơi". Và sau đó rút kinh nghiệm tôi không báo nữa, cứ đến giờ nghỉ là thôi. Cố gắng đi thế nào để cho thầy đi lướt qua nó đi.Sau thời gian được học và làm việc với GS Trần Quốc Vượng, "bài học" mà bà Dung rút ra là "Khi đi điền dã, cứ đến 12h trưa, dù nhìn thấy bất cứ di tích nào tôi cũng không dám báo thầy nữa. Bởi vì nếu tôi chỉ cho thầy thì có lẽ phải đến 2, 3h chiều mới được ăn trưa.
Hay có những bữa ăn không ngon được vì thầy chưa đọc được một chữ nào trên tấm bia. Thầy hỏi rất nhiều người, dằn vặt rồi tra cứu. Thâm chí đến ngay hôm sau khi đọc được rồi thì thầy mới bảo "Các con ơi chết rồi", tức là lúc ấy đã khám phá ra được từ đấy và cảm thấy rất là thỏa mãn".
Một điều về người thầy của mình mà bà Dung muốn nhắc tới nữa là "Tinh thần Khoa học dân chủ". "Thật sự là thầy trò khi đi điền dã, hay bất cứ đâu thầy cũng lắng nghe ý kiến của học trò, người dân. Một phong cách điền dã rất hay mà chúng tôi học được là đi đâu cũng hỏi đến 3, 4 lần. Không bao giờ thầy hài lòng khi chỉ hỏi 1 câu, địa danh thì càng hỏi nhiều người.
Lúc đầu tôi rất khó chịu vì hỏi 1 người thôi chứ, giữa trưa nắng mà hỏi nhiều thế. Về sau tôi mới biết là đi như thế đặc biệt là những vùng có tiếng nói hơi khác thì có thể mỗi người sẽ có một cách phát âm khác nhau nên cần có những sự kiểm chứng. Nhiều người đã nói đến "phong cách điền dã" của Trần Quốc Vượng, nhất định là không được "mớm cung"".
"Một di sản quan trọng nhất mà một người thầy để lại đó chính là thế hệ học trò. Thế hệ đó tiếp thu được của thầy những phong cách về giảng dạy và nghiên cứu sau đó lại truyền bá cho những thế hệ mai sau" - bà Dung cảm động chia sẻ.
Cái tình của người thầy
Còn đây là kỷ niệm của ông Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo).
Ông Tuấn cho biết năm 1991 ông trúng vào lớp nghiên cứu sinh để làm luận án tiến sĩ. "Chúng tôi được học nhiều chuyên đề nghiên cứu sinh, trong đó có môn của GS Trần Quốc Vượng dạy là Lịch sử văn hóa, đại cương văn hóa Việt Nam.
GS Trần Quốc Vượng và đồng nghiệp
Thế là thầy dạy trò học say sưa, quên sự đời. Cuối môn GS Trần Quốc Vượng ra đề thi: "Hãy lấy một ví dụ trong văn hóa Việt Nam để chứng minh bản sắc văn hóa Việt Nam". Tôi bắt tay làm một bài thi chưa từng có, vì thi nhưng được mang về nhà làm, và được tham khảo tài liệu thoải mái, miễn sao thuyết phục được thầy.
Tôi viết bài thi có tên "Thờ cúng thành hoàng làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ: Nhận thứ nguồn gốc".
Bài thi dài dằng dặc, có dẫn tài liệu từ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kiến Văn Tiểu Lục, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh, Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, các cuốn về nếp sống của Toan Ánh, bài của một số học giả Pháp... Thế rồi đem đến nộp.
Tôi đồ GS Trần Quốc Vượng nghĩ "bọn" này chắc là "chép lại" lời thầy, có tí thêm thắt gì đó (?), vì đề thi môn học rất mở.
Đọc bài thi của tôi xong, mấy hôm sau GS Trần Quốc Vượng đến cơ quan tôi lúc đó là Viện Văn hóa, hỏi lấy các chi tiết này ở đâu ra. Tôi trả lời ở sách ấy, sách ấy. Ông gật gật không nói gì. Nhưng ngạc nhiên hơn là ngay sau đó ông mang bài thi đưa ngay cho GS Từ Chi và ông Trần Lâm Biền, lúc đó là biên tập viên ở Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật và nói là nên đăng ngay trên tạp chí.
Rốt cuộc, năm 1992, bài thi của tôi được đăng trên tạp chí này, chia thành hai số, mang tên đúng như bài thi, trong số 1, số 2 năm 1992.
GS Trần Quốc Vượng.
Cũng từ đó về sau, tôi được vinh hạnh được hầu chuyện ông, được đi điền dã cùng GS trên nhiều tuyến khác nhau. Tình cảm của ông dành cho tôi là vô lượng".
Một học trò khác của GS Trần Quốc Vượng là chị Đỗ Thị Hương Thảo lại nhớ đến thầy với hình ảnh một vị giáo sư đáng kính, thông minh, sắc sảo với phong cách giảng dạy đại học "không theo thói thường".
"Những ai đã may mắn được nghe GS. Trần Quốc Vượng giảng có lẽ không quên những buổi giảng bài mà có khi cả buổi sinh viên ngơ ngác không hiểu Thầy dạy nội dung cụ thể gì trong giáo trình mà toàn thấy Thầy dạy về các địa phương trong nước.
Không cần nghỉ giải lao, GS. Trần Quốc Vượng có thể nói say sưa hàng giờ trong mỗi buổi học về lịch sử, con người, văn hóa, chính trị, xã hội... của các vùng đất từ ải Nam Quan đến Cà Mau.
Nếu tinh ý, người học sẽ nhận ra những kiến thức, những thông điệp, những phương pháp nghiên cứu mà Ông tích lũy được suốt một đời làm nghiên cứu khoa học được chuyển tải thông qua những câu chuyện tưởng chừng không có liên quan mấy đến môn học" - chị Thảo nhớ lại.
"Những sinh viên năm thứ nhất khi học với Ông, luôn ấn tượng với công thức, dòng chữ ông viết hoa trên bảng ĐẠI HỌC = TỰ HỌC.
Ông là người được trời phú cho khả năng diễn thuyết, diễn trình rất có duyên. Khi Ông cất tiếng, cả hội trường hàng trăm người bị sức cuốn hút kỳ lạ đến không ngờ của một vị giáo sư thông minh, uyên bác.
Ông có thể dạy hàng giờ, rất lôi cuốn, truyền đạt cho sinh viên rất nhiều kiến thức nhưng để hiểu sâu sắc những điều ông dạy, buộc sinh viên phải động não trong quá trình học. Ông luôn có những câu hỏi bất ngờ trong giờ dạy, buộc sinh viên phải tư duy về những điều đang học. Ông khuyến khích sinh viên phải "biết cãi" - điều đó có nghĩa là ông khuyến khích tư duy phản biện trong khoa học xã hội. Không dễ để phản biện, muốn phản biện cần phải có hiểu biết rộng và sâu sắc".
Một điều mà chị Thảo đặc biệt ghi nhớ là cách GS. Trần Quốc Vượng gọi sinh viên là "các ông, các bà" - rất lạ tai với nhiều sinh viên lần đầu mới học ông. Chị Thảo cho biết đây "cũng là cách Giáo sư nhắc nhở với người học rằng họ là những người đã trưởng thành, cần có tư duy độc lập, chứ không thuần túy là "học sinh cấp III lên cấp IV"".
Ông đã từng nói trong một bài phỏng vấn: "Nhiều học trò [của] tôi đã vượt Thầy". Ông mừng với điều này và đây chính là điều Ông tâm nguyện và đi theo:
"Con hơn cha là nhà có phúc"
"Trò hơn Thầy đức nước càng dầy"
GSTrần Quốc Vượng (12/12/1934 - 8/8/2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
Đại học Luật TP HCM: Bổ nhiệm GS, PGS là đúng luật Trước khi trường đại học bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư thì cá nhân đó phải được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Việc ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện tự bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau...